Giá thịt heo Việt Nam cao gấp 5 lần ở Mỹ
Giá thịt heo Việt Nam đang quá cao do dịch bệnh, trong khi Mỹ chăn nuôi ổn định nên hiện giá thịt heo Việt Nam cao gấp 5 lần ở Mỹ
Theo cập nhật của Công ty TNHH Quản lý và Kinh doanh Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn (TP HCM), chợ sỉ thịt heo lớn nhất TP HCM, từ đầu tháng 7 đến nay, giá sỉ thịt heo nạc tại chợ bình quân ở mức 130.000 đồng/kg, so với 10 ngày cuối tháng 6 đã giảm 5.000 đồng/kg. Do đây là giá sỉ tại chợ đầu mối nên khi người tiêu dùng mua ở các chợ dân sinh sẽ cao hơn từ 10.000 – 20.000 đồng/kg, tức 140.000 – 150.000 đồng/kg.
Thịt heo Mỹ được chế biến giới thiệu đến người tiêu dùng TP HCM
Trong khi đó, các cơ quan chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công bố thông tin tham khảo định kỳ về thị trường nông sản tháng 6 cho hay, giá thịt heo nạc giao tháng 7-2020 tại Chicago (Mỹ) là 46,9 UScent/lb (tương đương 24.055 đồng/kg). Còn cập nhật của Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), ngày 30-6, giá thịt heo nạc tại Chicago (Mỹ) giao kỳ hạn tháng 7-2020 giao dịch ở mức 45,18 UScent/lb (tương đương 23.195 đồng/kg), giảm 20,8% so với cuối tháng 5-2020 và giảm 37,8% so với ngày 30-6-2019. Nguyên nhân của đợt sụt giảm này được cho là do Trung Quốc giảm nhập khẩu.
Như vậy, so về giá sỉ cùng mặt hàng thịt heo nạc thì giá thịt heo Việt Nam cao gấp 5 lần ở Mỹ trong khi thu nhập của người dân Việt Nam thì thấp hơn người dân Mỹ rất nhiều.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, người tiêu dùng mua thịt heo Mỹ có giá rẻ không nhiều so với thịt heo trong nước. Theo bảng chào giá của cửa hàng A.L (đường Lê Văn Sỹ, quận 3), giá bán lẻ nạc vai không xương Mỹ là 125.000 đồng/kg, ức sườn heo Mỹ là 126.000 đồng/kg.
Mỹ là nhà cung cấp thịt heo nằm trong top 5 cho thị trường Việt Nam trong các tháng đầu năm 2020. Theo các DN, giá thịt heo nhập khẩu chịu tác động mạnh bởi thị trường Trung Quốc. Từ đầu năm đến nay Trung Quốc có 2 đợt gom mmạnh thịt heo gồm đợt mua của các DN tư nhân và đợt mua dự trữ của chính phủ. Khi giá thịt heo tại Mỹ hạ nhiệt, các DN Việt Nam đang đẩy mạnh mua vào, dự kiến nguồn hàng này đến tháng 8 mới ra thị trường. Tuy giá thịt heo tại Mỹ đang rẻ hơn nhưng các DN phải đóng thuế nhập khẩu 15% nên tại Việt Nam, giá thịt heo Mỹ và Nga đang tương đương nhau do thuế nhập khẩu thịt heo từ Nga là 0%.
Ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho biết chăn nuôi heo tại Mỹ rất phát triển, năng suất cao và thị trường ổn định. “Người Mỹ nuôi heo chỉ ao ước lời 10 USD/con mà hiếm khi đạt được, trong khi Việt Nam hiện nay nuôi heo lời cả 100 USD/con, gấp 10 lần. Giá thành chăn nuôi heo của Việt Nam cao do năng suất thấp, nguyên vật liệu đầu vào phần lớn phải nhập khẩu. Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng khiến giá heo ở nước ngoài rẻ là do người dân tiêu thụ ít. Các chuỗi thức ăn nhanh là nơi tiêu thụ thịt rất nhiều nhưng không hề có thịt heo mà chỉ có thịt gà, bò, cá.” – ông Bình phân tích.
Theo các chuyên gia, trên thế giới thì châu Mỹ (Canada, Mỹ, Brasil) và châu Âu (Đức, Ba Lan, Tây Ban Nha) là những đất nước có lợi thế về chăn nuôi heo với giá thành rẻ. Châu Á là khu vực có giá thành chăn nuôi cao nhất trên thế giới. Trong điều kiện bình thường, không có dịch bệnh thì giá heo Việt Nam chỉ rẻ hơn một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore.
"Giảm giá thịt heo phải có lộ trình để tránh gây sốc"
Đại diện Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) thừa nhận đang có tình trạng heo hơi đã giảm giá nhưng giá thịt heo bán lẻ trên thị trường vẫn chưa giảm tương xứng.
Video đang HOT
Hiện giá heo hơi trên cả nước đã giảm xuống còn 73.000-75.000 đồng/kg. Tuy nhiên, thực tế giá thịt heo ngoài chợ và các siêu thị vẫn cao ngất ngưởng.
Ví dụ như tại Đồng Nai, giá thịt heo ba rọi ngày 19-2 vẫn ở mức cao với 180.000 đồng/kg; thịt heo nạc 150.000 đồng/kg; thịt heo đùi 140.000 đồng/kg.
Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi - Bộ NN&PTNT để làm rõ về vấn đề này.
Giá heo hơi đã giảm xuống còn 73.000-75.000 đồng/kg, vậy tại sao giá thịt heo ngoài chợ, các siêu thị vẫn cao như vậy, thưa ông?
Ông Nguyễn Xuân Dương: Đúng là hiện nay đang có tình trạng heo hơi đã giảm nhưng thịt heo bán lẻ vẫn chưa giảm tương xứng. Nguyên nhân là do có độ trễ khi các công ty, cơ sở chăn nuôi đã giảm giá heo nhưng những người mổ nhỏ lẻ chưa tiếp cận được với giá đó. Hoặc có dấu hiệu tranh thủ đợt tăng giá trong lúc giao thời này. Tuy nhiên cứ theo đà này thì sắp tới sẽ giảm giá cả ở heo thịt và thịt heo.
Ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi - Bộ NN&PTNT. Ảnh: AH
Trước đó Bộ trưởng Bộ NN&PTNT có yêu cầu doanh nghiệp (DN) giảm giá heo, nếu không giảm sẽ xem lại các ưu đãi dành cho DN. Vậy những ưu đãi mà DN được hưởng là gì vậy, thưa ông?
Ông Nguyễn Xuân Dương: Cái đó chúng ta không gọi là cắt ưu đãi mà đây là trách nhiệm chung của xã hội phải bảo vệ ngành hàng thịt heo, ngành hàng mà chúng ta đã mất nhiều năm và công sức mới thiết lập được, có sự cân bằng giữa sản xuất và thị trường. Nếu các DN không giảm xuống thì những nguy cơ, rủi ro sẽ ảnh hưởng ngay đến ngành hàng thịt heo, ảnh hưởng ngay đến những người sản xuất.
Có tình trạng DN lớn bắt tay nhau quyết định giá heo không, thưa ông?
Ông Nguyễn Xuân Dương: Không hoàn toàn như vậy vì vấn đề yêu cầu giảm giá chúng ta đã nói cách đây một thời gian, nhưng họ cứ giảm nhỏ giọt.
Vừa rồi, nếu các DN không giảm thì phải bảo vệ được tại sao không giảm. Khi đó các cơ quan quản lý của Nhà nước, ví dụ như Bộ Công Thương cũng đi kiểm tra xem có tình trạng đầu cơ, găm hàng không; hay như Bộ Tài Chính cũng đi kiểm tra vấn đề hạch toán giá thành có đúng như vậy hay không? Nếu giá thành ở mức này mà anh bán giá cao hơn thì những vấn đề về nộp thuế, nghĩa vụ khác có phù hợp hay không?
Tại sao lại yêu cầu giảm xuống mức 75.000 đồng/kg heo hơi mà không phải con số khác?
Ông Nguyễn Xuân Dương: Vấn đề giảm giá heo phải có lộ trình. Lộ trình của nó đang ở mức 80.000-85.000 đồng/kg heo hơi thì trước mắt phải giảm xuống ở mức 75.000 đồng/kg. Còn nếu như từ 80.000 đồng/kg mà chỉ giảm một giá còn 79.000 đồng/kg thì không làm thay đổi cục diện của thị trường. Phải giảm nữa mới tạo ra sự thay đổi của vấn đề này. Mục tiêu của chúng ta là phải đưa giá heo xuống mức 60.000-70.000 đồng/kg.
Bộ hoàn toàn biết giá thành sản phẩm của DN đang ở mức bao nhiêu.
Thực ra Bộ khuyến cáo, cảnh báo và vận động, chứ chúng tôi không thể dùng các biện pháp hành chính là phạt hay gì đó. Bộ đồng hành cùng DN, Chính phủ đồng hành cùng với DN và ngược lại DN cũng phải đồng hành với Chính phủ, với Bộ để chúng ta bảo vệ ngành hàng cần thiết như ngành hàng thịt heo.
Giá thịt heo bắt đầu tăng quý IV-2019 đến nay, vậy đợt tăng giá này cơ sở chăn nuôi, DN có lợi nhuận sau thiệt hại từ dịch tả heo châu Phi (DTHCP) chưa, thưa ông?
Giá heo hơi đã giảm nhưng giá thịt mảnh vẫn chưa giảm. Ảnh minh họa: TÚ UYÊN
Ông Nguyễn Xuân Dương: Thực ra ở những DN quản lý tốt, quản lý căn bản, làm tốt từ A-Z thì có thể người ta đã cân đối được phần lỗ, thiệt hại.
Trong nhiều năm, DN và các cơ sở chăn nuôi chịu ảnh hưởng nặng nề. Như năm 2017 giá heo trong tình trạng bão giá, giá tụt thê thảm. Năm 2018 chịu ảnh hưởng của dịch lở mồm long móng. Năm 2019 thì chịu ảnh hưởng của DTHCP từ tháng 1-2019 đến tháng 10-2019, gần như lúc nào cũng bán dưới giá thành.
Từ tháng 11-2019 đến nay giá mới tăng lên. Do đó ở những DN quản lý tốt, có đầu ra, đầu vào, có con giống, có cơ sở sản xuất thức ăn, có trang trại... thì có thể họ đã giải quyết được vấn đề thua lỗ và có lãi. Nhưng cũng nhiều cơ sở chưa đạt được như vậy. Vì họ chưa tự làm được và làm tốt tất cả mọi khâu.
Chúng ta phải thừa nhận cần có lộ trình giảm giá để không gây sốc thị trường, vừa đảm bảo hài hòa lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng. Chứ không thể đang ở mức giá 80.000 đồng/kg mà giảm luôn xuống 60.000 đồng/kg. Không ai làm được, không một DN nào làm được vì chưa có DN nào độc quyền điều tiết giá thị trường.
Đến cuối năm 2020, nếu tình hình dịch bệnh không phức tạp nữa thì giá heo sẽ trở về mặt bằng của ngành sản xuất chăn nuôi heo, đạt cả quy mô đầu con, đạt quy mô giá cả như năm 2018 thì đó là thành công của ngành chăn nuôi heo.
Hiện tình hình DTHCP được kiểm soát thế nào rồi, thưa ông?
Ông Nguyễn Xuân Dương: Hiện hơn 90% các xã có dịch đã qua 30 ngày không phát sinh dịch trở lại. DTHCP đang được chúng ta kiểm soát tốt. Tuy nhiên, chưa phải hết dịch hoàn toàn.
Ngoài DTHCP thì cúm gia cầm H5N6 đang xuất hiện ở 5 tỉnh, thành phố, cũng là khó khăn của chúng ta. Có thể thấy áp lực của ngành chăn nuôi trong thời gian này và sắp tới là dịch bệnh và hội nhập. Không còn cách nào khác chúng ta phải xác định đây vừa là thách thức nhưng cũng là thời cơ để phát triển ngành chăn nuôi.
Xin cảm ơn ông!
Hiện với tình hình thị trường thịt heo như vậy thì chúng ta có đủ sức cạnh tranh với DN nước ngoài khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực không, thưa ông?
Ông Nguyễn Xuân Dương: Chúng ta phải tự hoàn thiện mình thôi. Bởi vì EVFTA cũng có lộ trình giảm thuế chứ không phải thuế suất giảm về 0% ngay lập tức. Ngành chăn nuôi, các DN chăn nuôi trong nước vẫn có thời gian để tự tổ chức lại ngành chăn nuôi, nâng cao năng suất, hạ giá thành, kiểm soát tốt chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chăn nuôi của chúng ta.
Chúng ta không được nhởn nhơ, chủ quan. Vì việc giảm thuế có lộ trình nhưng giá thành của họ rất tốt, như vậy các sản phẩm chăn nuôi của các nước này vẫn có thể thâm nhập, là đối trọng khá mạnh đối với các DN chăn nuôi trong nước của chúng ta.
Theo Pháp luật TPHCM
Giá thịt heo nhập "nhảy múa" Giá thịt heo tươi sống trong nước đang quá cao nên thịt heo nhập khẩu cũng nương theo để hưởng lợi. Dù thịt heo nhập khẩu khá rẻ nhưng người tiêu dùng mua lẻ vẫn chịu giá cao. Nguồn thịt đông lạnh nhập khẩu tuy tăng đến 300% so với cùng kỳ năm 2019 nhưng không có tác dụng nhiều trong việc hỗ...