Giá thịt heo tăng sốc, khan hiếm
Dịch tả heo châu Phi tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy cơ thiếu thịt heo cuối năm, bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị bàn một số giải pháp nhằm ổn định, thúc đẩy phát triển chăn nuôi heo.
Giải pháp khả thi nhất là trữ đông thịt sạch
Số liệu từ Bộ NN&PTNT cho biết tính đến ngày 12-6, dịch tả heo châu Phi đã xảy ra tại 55 tỉnh, TP. Số heo mắc bệnh buộc phải tiêu hủy hơn 2,5 triệu con với trọng lượng gần 150.000 tấn.
Thông tin về dịch bệnh, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết dịch tả heo châu Phi là căn bệnh nặng nề nhất, thách thức nhất, nguy hiểm nhất của ngành chăn nuôi thế giới và Việt Nam. Đến nay, dịch tả heo châu Phi đã khiến tổng đàn heo bị thiệt hại 7,5%. Trước tình hình đó, phương án trữ đông thịt heo sạch được đánh giá là khả thi nhất trong lúc này để giảm thiểu thiệt hại và bình ổn thị trường.
“Chắc chắn nguồn cung tới đây sẽ bị ảnh hưởng bởi dịch vẫn đang hoành hành và hiện chưa có chủ trương tái đàn, trong khi nhu cầu thực phẩm của người dân không thể thay đổi nhanh chóng sang các thực phẩm khác. Do đó, ngay từ đầu Chính phủ đã khuyến khích các tỉnh, thành có giải pháp dự trữ tại chỗ, nhà nhà dự trữ, cơ sở dự trữ, ai có điều kiện thì dự trữ. Dự trữ để đảm bảo cung ứng thực phẩm bán ra thị trường trong thời gian tới, sau là mình dùng. Việc dự trữ thịt heo sạch còn góp phần giảm áp lực lây lan dịch bệnh” – ông Cường nhấn mạnh.
Video đang HOT
Cũng theo Bộ trưởng Cường, song song với giải pháp dự trữ thịt heo sạch thì phải xác định chuyển sang ăn thực phẩm khác như trứng, thịt gà, thịt bò, thủy hải sản… Việc chuyển đổi thành phần bữa ăn sang các nguồn thực phẩm khác sẽ giúp cuối năm không bị động về mất cân đối thực phẩm.
Cấp đông thịt heo sạch là giải pháp đảm bảo nguồn cung thịt heo cuối năm. Ảnh: TL
Bảo vệ đàn heo “cụ kỵ, ông bà”
Cùng với việc tăng cường dự trữ thịt heo, một yêu cầu gấp rút phải triển khai ngay là bảo vệ đàn heo giống “cụ kỵ, ông bà” để giữ giống, phục vụ cho bước tái đàn sau này.
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, cả nước hiện có khoảng 3,7 triệu con heo nái sinh sản. Trong đó có hơn 120.000 con heo nái “cụ kỵ, ông bà” thuộc các giống Móng Cái, Landrace, Yorkshire, Duroc, Pietrain. Số lượng heo nái “cụ kỵ, ông bà” của các doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 40%, còn lại là của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Cạnh đó, hằng năm Việt Nam nhập khẩu bổ sung 1.500-2.000 con heo giống “cụ kỵ, ông bà” để sản xuất giống có năng suất cao và cải tiến năng suất đàn giống heo trong nước.
“Bộ đã nghiên cứu và đang đề xuất Chính phủ xem xét, hỗ trợ các chủ cơ sở nuôi giữ heo giống “cụ kỵ, ông bà” với mức 500.000 đồng/con. Việc hỗ trợ sẽ giúp nâng cao các biện pháp an toàn sinh học, sát trùng tiêu diệt các loại mầm bệnh theo chủ trương chỉ đạo đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn giống này của Chính phủ” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thông tin.
Theo 24h
Nông dân Hải Dương sắp được nhận hỗ trợ dịch tả heo châu Phi
Ngày 28-5, ông Vũ Việt Anh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương, cho biết tỉnh đã có quyết định hỗ trợ cho người dân trên địa bàn có heo bị tiêu hủy do mắc dịch tả heo châu Phi.
Theo đó, những người được nhận tiền hỗ trợ lần này sẽ tính từ khi phát sinh dịch (ngày 1-3) cho đến hết ngày 30-4, mỗi hộ sẽ được hỗ trợ trước 50%. Tổng kinh phí hỗ trợ hơn 200 tỉ đồng. Hiện dịch tả heo châu Phi đã lây lan gần như toàn tỉnh Hải Dương, số heo bị tiêu hủy lên tới 270.000 con, chiếm hơn 30% tổng đàn. Một số xã có tỉ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ nhiều đã gần như hết heo.
Một trại chăn nuôi heo ở Bình Dương trong thời điểm dịch tả heo châu Phi đang lây lan rộng. Ảnh: LÊ ÁNH
Trước đó, một số thông tin cho rằng tại xã Bình Lãng (huyện Tứ Kỳ, Hải Dương) xảy ra tình trạng người dân gian lận trong việc khai báo heo bị nhiễm dịch tả heo châu Phi để trục lợi tiền hỗ trợ. Về vấn đề này, đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương cho biết sau khi xác minh đã phát hiện sáu hộ dân tại xã Bình Lãng có dấu hiệu khai báo gian lận. Cụ thể, có khoảng 41 con heo nái bị nghi ngờ khai gian lận, sau khi tiến hành xác minh thì phát hiện công trình chuồng trại nuôi nhốt số heo nái này không hợp lý. Có hộ thì nhốt heo nái trong lán nuôi thỏ trước đây, một số hộ khác lại nhốt 3-5 con trong một ngăn chuồng, trong khi thông thường mỗi con heo nái được nuôi trong một ngăn riêng.
Lý giải nguồn gốc số heo nái trên, một số chủ hộ giải thích số heo này được mua từ những ô tô chở heo bán rong, thấy giá rẻ nên mua về. Việc nuôi heo nái trong chuồng thỏ, nhốt chung... là do chưa kịp xây chuồng trại. Hiện các hộ dân trên đã được lập danh sách riêng, chưa được đề nghị hỗ trợ.
MAI HIỀN
Theo PLO
Thủ phủ heo Đồng Nai: Nơm nớp lo dịch tràn về Khi hỏi về dịch tả heo châu Phi, từ lãnh đạo đến các hộ chăn nuôi heo ở tỉnh Đồng Nai đều lo sợ, bởi họ không thể hình dung ra ngành chăn nuôi của tỉnh sẽ ra sao, nếu "lỡ may" dịch tả heo châu Phi đến thật. Thủ phủ heo Đồng Nai như "ngồi trên đống lửa" trước dịch tả heo...