Gia tài khổng lồ chứa 1.800 chiếc cát-xét của ông “vua” đài Việt Nam
Sở hữu hơn 1.800 chiếc cassette ( cát-xét) Nhật, ông Phùng Văn Bài (Hải Phòng) được mệnh danh là ông “vua đài” Việt Nam.
Gia tài khổng lồ chứa 1.800 chiếc cát-xét của ông vua đài Việt Nam
Gia tài khổng lồ của ông lão xứ Cảng
Là một người đam mê âm thanh, ông Phùng Văn Bài (Hải Phòng) dành phần lớn thời gian để sưu tầm cassette (cát-xét). Trong đó, dòng đài mà ông ưa chuộng nhất đến từ các thương hiệu lớn ở Nhật Bản như Sharp, Sony, Panasonic, Toshiba.
Theo thống kê, trong kho tàng của ông vua đài Việt Nam hiện có khoảng 1.800 chiếc cassette (cát-xét) Nhật. Vào thời gian cao điểm, số lượng đài còn lên tới hơn 2.000 chiếc. Giá trị của đài cũng khá đa dạng và chia theo từng phân khúc như 2 – 3 triệu đồng/chiếc, 4 – 6 triệu đồng/chiếc, 8 – 10 triệu đồng/chiếc, 15 – 25 triệu đồng/chiếc.
Trong kho tàng của ông Bài hiện có khoảng 1.800 chiếc cassette (cát-xét) Nhật
Để chứa được kho tàng khổng lồ này, ông Bài đã phải huy động tới 2 căn nhà để chất đầy “ báu vật”. Theo tiết lộ, ông dự kiến sẽ quy hoạch lại một căn nhà để chuyên làm nhiệm vụ đặt để đài cát-xét. Với mong ước, không gian mới sẽ là góc trưng bày, sưu tập “người bạn” quý trong đời.
“Trong thời gian tới, tôi dự tính sẽ dùng một căn nhà 3 tầng để chuyên trưng bày đài cát-xét. Và đóng 40 chiếc tủ đựng bằng gỗ gụ, có lắp kính để làm chỗ để đài” – ông nói.
Ông Phùng Văn Bài (Hải Phòng), người được mệnh danh là ông vua đài cát-xét Việt Nam
Ông Bài tâm sự, ông bắt đầu sưu tầm đài chuyên nghiệp từ năm 2014, với quan niệm chơi đài vì đam mê, yêu thích, không nhằm mục đích kinh doanh, kiếm lời. Trong đó, những chiếc đài dân buôn có mua được từ nhà ông thì đa phần đều xếp vào hàng loại thải.
“Qua thời gian, hễ có chiếc cát-xét nào mà không đủ điều kiện hay không đáp ứng được tiêu chí tôi đưa ra sẽ loại hết. Còn quan điểm của tôi vẫn là chiếc nào tốt nhất, hay nhất sẽ luôn được giữ lại, không bao giờ bán. Bởi tôi chơi là đam mê chứ không nghĩ đến việc buôn bán” – ông cho biết.
Để chứa được “báu vật”, ông phải dùng tới 2 căn nhà
Ông Bài cũng cho biết thêm, ngày trước, ông vốn là lính trinh sát chuyên giải mật mã nên rất am hiểu và thích cát-xét. Sau khi nghỉ hưu, sức khỏe ông yếu dần nên cũng ít khi ra ngoài. Khi ấy, có người mua tặng ông vài cái đài, ông vui mừng lắm, từ đó đến nay, ông sưu tầm đài như thú vui tuổi già.
Đồng thời, ông Bài cũng kết nối với một mối hàng bên Nhật, ký hợp đồng với họ để mua đài chuyển về Việt Nam. Những năm trước, ông dùng đường hàng không để vận chuyển, nhưng hiện tại, ông lại chuộng đường biển. Theo lý giải, dòng đài cát-xét gần đây ông nhập đều thuộc loại to, nếu đi theo đường máy bay sẽ khá tốn tiền.
Sự tỉ mỉ, cầu kỳ chỉ có ở người mê đài
Để phục vụ cho thú chơi cát-xét, ông Bài còn thuê 3 người thợ giỏi, chuyên làm nhiệm vụ bảo dưỡng đài. Đơn cử như khi có gói hàng từ Nhật cập bến, ông sẽ cho thợ kiểm tra ngay, nếu phát hiện thấy mạch có vấn đề sẽ kịp thời sửa chữa. Sau đó, tất cả sẽ được ông nghiệm thu lại rồi mới mang đi trưng bày. Tương tự với những chiếc đài có sẵn trong kho, ngày nào cũng trải qua vài vòng kiểm duyệt.
“Nhiều người nói tôi là kỳ công vì ngoài sưu tầm còn đầu tư, thuê thợ đi theo bảo dưỡng đài. Như việc vệ sinh, tu sửa một chiếc đài to cũng ngốn 4 ngày và tốn 1 triệu đồng tiền công” – ông cho biết.
Chiếc cát-xét hệ bản đồ với chức năng nghe được đài phát thanh từ nhiều quốc gia
Ngoài ra, ông Bài cũng nhận định, việc sửa chữa, bảo dưỡng đài không hề đơn giản. Trong đó, việc bảo quản mạch là yếu tố sống còn của đài cát-xét, nên thợ non nghề là bó tay chịu cứng.
Thế nên, ngay từ việc mua đài cát-xét, ông Bài cũng đặt ra quy tắc, chỉ nhập hàng chính ngạch từ các siêu thị ở Nhật, nói không với hàng bãi. Bởi hàng bãi thường không được bảo quản tốt nên mạch hay có vấn đề. Trong khi đó, đài ở trong siêu thị luôn có điều hòa, bảo quản đúng tiêu chuẩn nên khi hàng về vẫn sáng choang, mới cứng.
Do đó, trong khuôn viên đặt để đài của ông Bài luôn được trang bị hệ thống máy hút ẩm, tủ kính, túi bọc cẩn thận. Ngoài ra, ông còn lắp cả hệ thống camera giám sát 24/24, tránh tình trạng mất cắp khi có người lạ vào nhà.
Để phục vụ cho thú chơi cát-xét, ông vua đài Việt Nam còn thuê 3 người thợ giỏi, chuyên làm nhiệm vụ bảo dưỡng đài
Nói về thú chơi cát-xét, ông vua đài Việt Nam cho rằng: “Nếu ai mê đài thực sự thì một con cũng không bao giờ bán. Chứ không phải nay thích thì hứng lên mua 10 con đài, mai có việc cần tiền thì gọi người bán gấp, thì đấy không phải là chơi đúng nghĩa”.
Đặc biệt, ông Bài cũng thừa nhận, kinh tế là một trong những thách thức lớn cho người đài. Như ông, để sắm được “gia tài” đồ sộ, ông phải tích cóp trong nhiều năm liền và dành số tiền lương hưu của mình đổ vào 2 căn nhà chất đầy cát-xét.
Ở nơi đặt để đài, ông Bài luôn trang bị hệ thống máy hút ẩm, tủ kính, túi bọc cẩn thận
“Việc tôi sưu tầm đài, gia đình, con cháu ai cũng ủng hộ. Nhưng đôi lúc, chúng vẫn than rằng, con thấy bố khổ quá, đáng lẽ bằng tuổi bố thì nên đi hưởng thụ, nghỉ dưỡng khắp nơi, chứ ai lao vào âm thanh, rồi suốt ngày phải gọi điện nước ngoài, nước trong nhờ mua hàng. Nhưng tôi mới bảo chúng rằng, cả cuộc đời bố đã gắn liền với chiến tranh, mưa bom bão đạn nên về già chỉ muốn yên tĩnh và có đài bầu bạn” – ông kể.
Thế nên, ông Bài luôn tâm niệm: “Kể cả sau này tôi không còn nữa, gia tài vẫn còn đó. Thứ tôi chơi là âm thanh, ra đi vẫn mãi là âm thanh. Tôi sẽ để lại nguyên bản cho các con tất cả, còn giữ hay không là quyền của chúng và tôi luôn tôn trọng mọi quyết định”.
Một số hình ảnh về đài cát-xét của ông “vua” đài Việt Nam:
"Báu vật" siêu "khổng lồ" của cả làng ở Việt Nam, nặng bằng cả một người lớn
Loại quả này có trọng lượng "khủng" khiến nhiều người thật sự choáng khi tận mắt nhìn thấy.
Tại Việt Nam, có một ngôi làng nổi tiếng với loại quả "siêu to, khổng lồ". Mỗi quả nặng 40-60kg bằng một người bình thường.
Nơi có loại bí đặc biệt này là làng Chánh Trạch (thôn Chánh Trạch 1, 2, xã Mỹ Thọ, Phù Mỹ, Bình Định). Loại bí đao khổng lồ này được trồng vào tháng Chạp và thu hoạch cuối tháng tư âm lịch.
Để quả bí không bị rơi xuống, người dân phải làm giàn rất kỳ công. Với số lượng quả bí trên mỗi giàn, trọng lượng giàn chịu lực khoảng nửa tấn.
Thậm chí có quả nặng tới 100kg, một người lớn ôm và nhấc lên cũng khó.
Bên dưới mỗi quả phải có dụng cụ để đỡ. Trước đây, người dân dùng dây thừng, dây cao su... nhưng hiện nay dùng cả rơm nếp 3 tháng phơi khô rồi đan thành sợi chắc chắn.
Mức giá bán loại bí này khoảng 5000 đồng/kg và thời gian để được lâu.
Điều đặc biệt là sau khi quả bí được thu hoạch, phần dây trên ngọn cho 2-3 lít nước. Người dân dùng chai hứng nước này đem về uống.
Loại nước này được bán với giá 30.000 đồng/lít, thậm chí có người đến thu mua nước với giá 50.000 đồng/lít.
Sở dĩ ở đây trồng được bí "siêu to khổng lồ" là nhờ vùng đất này có đất cát pha, giữ ẩm rất tốt. Nhiều người nơi khác đến đem hạt về trồng
Nhiều người nơi khác đến đem hạt về trồng nhưng không thể thu được quả có trọng lượng lớn như ở đây.
Hiện có khoảng 50 hộ dân ở 2 thôn Chánh Trạch 1 và Chánh Trạch 2 còn trồng bí đao khổng lồ.
Ngoài thu hoạch quả để bán, nhiều người cũng đến vùng này để được tận mắt thấy các quả bí đao trọng lượng "khủng" và thưởng thức các món ăn chế biến từ loại bí này.
Ở Việt Nam có 5 loại hoa ăn được, giá chỉ vỏn vẹn... 0 đồng Nếu là người sành ăn, chắc chắn bạn đã từng nếm thử hoặc từng nghe nói tới những món ăn độc đáo làm từ hoa dưới đây. Hoa xuyến chi hay còn gọi là hoa đơn kim, hoa cúc áo là một loại cây dại có hoa trắng nhụy vàng rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Bất cứ bờ cây bụi...