Giả mạo tin nhắn của ngân hàng chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng
Thiết lập trạm thu, phát sóng di động (BTS) giả của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam, nhóm lừa đảo phát tán hàng chục nghìn tin nhắn rồi chiếm đoạt tài sản.
Theo thống kê của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao của Bộ Công an, từ tháng 9 đến nay, người dân tại Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh, Hải Phòng… thường xuyên nhận được tin nhắn giả mạo của các ngân hàng thương mại (SMS Brandname).
Những tin nhắn trên có nội dung: “Thông báo khách hàng đã đăng ký, kích hoạt dịch vụ tài chính toàn cầu có mức phí sử dụng từ 3 triệu đồng đến 6 triệu đồng, nếu muốn hủy thì truy cập vào đường dẫn Vietinbank… hoặc VPbank…”.
Cục An ninh mạng khẳng định đó là tin nhắn giả mạo ngân hàng mà tội phạm lừa đảo tạo lập ra để dẫn dụ người dùng truy cập. Mục đích của họ là đánh cắp thông tin, chiếm quyền quản trị tài khoản ngân hàng của người dùng, sau đó chiếm đoạt toàn bộ tiền trong tài khoản.
Tang vật vụ phát tán hàng trăm triệu tin nhắn rác. Ảnh: H.L.
Video đang HOT
Qua điều tra xác minh, Bộ Công an xác định thủ đoạn trên do đường dây tội phạm có tính chất chuyên nghiệp xuyên quốc gia gây ra. Cầm đầu là người nước ngoài (chủ yếu là người Trung Quốc, Đài Loan). Họ cấu kết với một số người Việt thực hiện hành vi, chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng của các nạn nhân.
Đường dây này sử dụng những thiết bị công nghệ cao được sản xuất ở nước ngoài, thiết lập trạm thu, phát sóng di động (BTS) giả của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam. Từ đó, họ thu thập thông tin thuê bao di động (IMSI) và thông tin thiết bị (IMEI), rồi phát tán tin nhắn mạo danh ngân hàng.
Quá trình hoạt động, các nhóm lừa đảo thường xuyên thay đổi lộ trình di chuyển, địa điểm đặt thiết bị giả (như khách sạn, nhà nghỉ hoặc đặt trên ôtô, xe máy). Đồng thời, chúng sử dụng nhiều cách thức ngụy trang để che giấu. Mọi trao đổi, liên lạc đều thực hiện qua ứng dụng Telegram và xóa dữ liệu ngay sau khi thực hiện.
Bộ Công an xác định mỗi ngày, các nhóm trên phát tán thành công từ 40.000 đến 80.000 tin nhắn với mỗi bộ thiết bị. Các thiết bị này có thể tùy chỉnh giả mạo đầu số tin nhắn của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.
Lực lượng công an các địa phương đã phá 7 vụ án, bắt 10 người liên quan tại Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ngãi, Đồng Nai. Tang vật thu giữ là 16 bộ thiết bị giả trạm BTS.
Cơ quan công an khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không truy cập các đường link, tên miền lạ được gửi đến email, điện thoại. Mọi người không cung cấp mã OTP, mã xác nhận cho bất kỳ ai, kể cả người tự xưng là nhân viên ngân hàng để tránh sập bẫy lừa đảo.
Nghệ An: Triệu tập đối tượng đăng thông tin thất thiệt về hoạt động ngân hàng
Chiều 11/10, Phòng An ninh Chính trị nội bộ, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa tiến hành lập hồ sơ xử lý 01 trường hợp đăng thông tin sai sự thật về hoạt động của ngành ngân hàng.
Phòng An ninh Chính trị nội bộ, Công an tỉnh Nghệ An triệu tập, làm việc với đối tượng N.T.H. đăng tin thất thiệt
Cụ thể tối 10/10, tài khoản Facebook A.T.N đăng tải nội dung Ngân hàng SCB vỡ nợ. Thông tin này nhanh chóng thu hút nhiều người bình luận, chia sẻ. Phòng An ninh Chính trị nội bộ, Công an Nghệ An phối hợp Công an thành phố Vinh đã khẩn trương vào cuộc xác minh, làm rõ.
Qua xác minh, lực lượng chức năng triệu tập N.T.H. (Sinh năm 1995, trú tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) lên làm việc. Tại cơ quan Công an, N.T.H. đã thừa nhận tự ý soạn thảo, đăng tải nội dung về hoạt động tài chính, ngân hàng lên mạng xã hội.
Nội dung đối tượng N.T.H. đăng lên mạng xã hội tối 10/10
Hiện, lực lượng chức năng đang tiến hành củng cố hồ sơ để xử lý về hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Trong những ngày qua, trên không gian mạng đã xuất hiện nhiều thông tin thất thiệt, sai sự thật về hoạt động của ngành ngân hàng gây hoang mang cho dư luận, tạo tâm lý bất an đối với người dân và các nhà đầu tư gửi tiền tại các ngân hàng.
Đối tượng N.T.H. đã thừa nhận tự ý soạn thảo, đăng tải nội dung về hoạt động tài chính, ngân hàng lên mạng xã hội.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an về việc xử lý nghiêm các đối tượng đăng tải các nội dung, thông tin thất thiệt trên không gian mạng đặc biệt là các thông tin liên quan đến hoạt động tài chính, ngân hàng gây hoang mang dư luận, Công an Nghệ An đã tăng cường rà soát các trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội Facebook.
Công an tỉnh Nghệ An khuyến cáo tất cả các tổ chức, cá nhân không đăng tải, chia sẻ, phát tán hoặc bình luận đồng thuận với tin giả , tin sai sự thật, tin gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự đều sẽ bị xử lý.
Đăng tải, bình luận thất thiệt về hoạt động ngân hàng gây hoang mang dư luận, một đối tượng ở Phù Vân bị công an vào cuộc xử lý Ngày 8/10, Công an tỉnh Hà Nam đã phối hợp với các cục nghiệp vụ (Bộ Công an) làm việc với Nguyễn Kiên Quyết (SN 24/11/1982, trú tại Thôn 1, xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) về hành vi sử dụng tài khoản cá nhân trên mạng xã hội Facebook đăng tải, bình luận thông tin thất thiệt gây...