Giá lợn hơi lại lập “đỉnh” mới: 71.000 đồng/kg, cao nhất trong 5 năm
Giá lợn hơi lại lập đỉnh mới với mức cao nhất 71.000 đồng/kg. Dự báo giá lợn hơi còn tiếp tục tăng khi nguồn cung đang cạn, có thể đạt mức 80.0000 đồng/kg.
Thông tin từ các đầu nậu chuyên gom lợn mổ cấp cho các chợ cho biết, ngày 5.11.2019, giá lợn hơi thu mua tại các hộ dân đã cán mức 68.000 – 71.000 đồng/kg, thậm chí các thương lái phải trả giá cao để bắt được lợn, vì hầu hết các hộ chăn nuôi đều có tâm lý găm hàng chờ giá lên cao nữa.
Giá lợn hơi miền Bắc vẫn ở mức giá cao nhất, phổ biến từ 69.000-71.000 đồng/kg. Tại miền Nam, giá lợn hơi cũng tăng lên mức 61.000-62.000 đồng/kg, tăng 10 giá so với 2 tuần trước. Tại miền Trung, giá lợn hơi “mềm” hơn, nhưng cũng đã ở mức 60.000-65.000 đồng/kg. Đặc biệt do nguồn cung khan hiếm, giá lợn hơi tại Nghệ An và Hà Tĩnh đã tăng lên mức 67.000-68.000 đồng/kg – cao nhất khu vực miền Trung.
Nhiều thương lái cho biết, họ không thể mua lợn trong dân vì lượng lợn hơi còn lại rất ít. Nếu mua tại các trang trại lớn của các doanh nghiệp, thì phải có “mã số” mới được mua giá ưu đãi. Cụ thể, một trong những doanh nghiệp có mức giá “mềm” nhất là C.P thì cũng đã tăng thêm 1.000 đồng/kg từ ngày hôm qua (4.11). Hiện, giá lợn hơi do C.P bán ra đã tăng lên mức 64.000 đồng/kg” – ông Nguyễn Văn Quân, chuyên bắt lợn hơi để kinh doanh tại Mê Linh – Hà Nội, cho biết.
Video đang HOT
Tuy nhiên, một số thương lái khác đều chung tâm trạng lo lắng khi lượng lợn hơi đang cạn dần. Hầu như rất ít người mua được lợn hơi với mức giá thấp nhất của doanh nghiệp bán ra. Đơn cử như lợn hơi của C.P bán ra, “mức 64.000 đồng/kg chỉ dành cho đại lý cấp 1. Thương lái muốn có lợn bán, phải bắt lại của đại lý với mức giá 67.000-68.000 đồng/kg” – ông Nguyễn Văn Quân Nói.
Về phía người chăn nuôi, giá lợn hơi lập đỉnh mới nhưng người dân vẫn không mấy vui bởi chẳng còn lợn để bán. Trên diễn đàn trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi của tỉnh Đồng Nai, một số hộ chăn nuôi còn động viên nhau cố gắng bình tĩnh giữ hàng chưa bán vội, bởi giá lợn hơi có thể tiếp tục tăng cao nhiều giá nữa.
“Ai có heo (lợn) từ 95kg trở lên đừng vội bán và hãy để nuôi đến 130-140kg hãy bán vì giá heo có thể tăng chứ chưa thể giảm; để heo to lại nuôi tốt hơn nhập mới heo con về nuôi; heo từ 95kg trở lên ít bệnh hơn”…
Mặc dù ngành nông nghiệp cho rằng, không thiếu thịt lợn trong dịp Tết Nguyên đán, nhưng với tình trạng dịch tả lợn Châu Phi không thể kiểm soát, thậm chí đang tái phát tại nhiều địa phương như hiện nay, thì tình trạng thiếu thịt lợn trong dịp Tết không còn là điều nghi ngờ.
Điều đáng nói là trong khi thịt lợn trong nước đang đần khan hiếm, thì vẫn xảy ra tình trạng người dân gom lợn xẻ thịt và lén lút vận chuyển bán sang Trung Quốc.
Hiện, thành phố lớn đã sẵn sàng cho phương án nhập khẩu thịt lợn để bán trong dịp Tết Nguyên Đán, bù đắp vào lượng thịt lợn bị thiếu.
Theo Lao Động
Nguồn cung khan hiếm, giá lợn hơi tiếp tục duy trì ở mức cao
So với cuối tháng 9/2019, giá lợn tại nhiều tỉnh, thành tăng từ 8.000 - 14.000 đồng/kg lên phổ biến trong khoảng 50.000 - 63.000 đồng/kg. Sau khi vượt ngưỡng 60.000 đồng/kg, hiện giá lợn hơi trên cả nước đã chững lại.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong tháng 10/2019, giá lợn hơi trong nước tăng mạnh. Nguyên nhân giá lợn hơi tăng mạnh trong thời gian qua là do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi nên nguồn cung mặt hàng thịt lợn giảm mạnh. Trong khi, nhu cầu đối với các mặt hàng thực phẩm, nguyên vật liệu cuối năm tăng nên thị trường khá sôi động. Ngoài ra, việc Trung Quốc nhập khẩu thịt lợn với giá cao cũng gây sức ép cho thị trường trong nước.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, đàn lợn cả nước tháng 10/2019 giảm mạnh 20% so với cùng kỳ năm 2018, do chịu ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, nguồn cung giảm là yếu tố chủ yếu khiến giá thịt lợn hơi trên thị trường gia tăng.
Tính đến ngày 22/10/2019, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 8.296 xã thuộc 660 huyện của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với tổng số lợn tiêu hủy gần 5,7 triệu con, tương đương với tổng trọng lượng hơn 327 nghìn tấn, trong đó có 3.681 xã thuộc 412 huyện của 56 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dịch bệnh đã qua 30 ngày.
Trên thị trường thế giới, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trong năm 2020, sản lượng thịt lợn toàn cầu sẽ giảm tiếp 10% so với năm 2019, xuống còn 95,22 triệu tấn do dịch tả lợn châu Phi (ASF) ảnh hưởng tới số lợn nuôi ở những nước sản xuất chủ chốt. Dự báo sản lượng ở Trung Quốc sẽ giảm 25%, Philippines giảm 16%, Việt Nam giảm 6%...
Trong khi đó, tại các quốc gia khác, sản xuất thịt lợn được dự báo sẽ tiếp tục tăng, như Mỹ tăng khoảng 4% và Brasil là 5%. Sản lượng thịt lợn của EU trong năm 2020 được dự báo sẽ tăng 1% so với năm 2019 nhờ tăng cường xuất khẩu. Hầu hết các nước sản xuất thịt lợn lớn sẽ thúc đẩy sản xuất trong năm 2020 do nhu cầu nhập khẩu toàn cầu tăng.
Theo USDA, xuất khẩu thịt lợn toàn cầu năm 2020 dự báo tăng 10% lên 10,4 triệu tấn. Trong đó, Liên minh châu Âu (EU) vẫn là khu vực xuất khẩu thịt lợn hàng đầu thế giới và sẽ tăng 13% và Brasil tăng 20% so với năm 2019, nhờ đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực châu Á. Nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc dự báo sẽ tăng 35% và chiếm 35% tổng lượng nhập khẩu trên toàn cầu. Philippines cũng sẽ tăng 32% nhập khẩu do nguồn cung trong nước giảm mạnh vì dịch bệnh. Nhập khẩu thịt lợn của Việt Nam dự báo cũng tăng 12% do tác động của dịch bệnh tả lợn châu Phi.
Theo USDA, năm 2020, Trung Quốc vẫn là quốc gia tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới, với 38,15 triệu tấn, giảm 22,1% so với năm 2019. Trong khi, nhập khẩu năm 2020 dự báo đạt khoảng 3,5 triệu tấn, tăng 34,6% so với năm 2019 do tác động từ sự suy giảm đàn lợn nội địa do dịch tả lợn châu Phi gây ra.
Theo Nhịp Sống Việt
Giá lợn hơi tăng vùn vụt, mới bằng nửa Trung Quốc, Cục trưởng khuyên ăn thịt khác Trước tình hình giá lợn hơi trong nước tăng vùn vụt, vượt kỷ lục, ông Nguyễn Xuân Dương, Cục trưởng cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, giá lợn tăng đã được dự liệu và giá lợn vẫn còn tăng lên nữa. Tuy nhiên, theo ông Dương mức giá trên 60.000 đồng/kg lợn hơi là cá biệt,...