“Giá lợn chỉ giảm trên tivi”: Doanh nghiệp lãi đậm, người tiêu dùng chịu thiệt
“ Lợi nhuận một số công ty chăn nuôi rất lớn, theo phản ánh bán một con lợn hơi tại cửa chuồng với giá 75.000 – 80.000 đồng/kg, họ đã lãi 2-3 triệu đồng/con…”, ông Vũ Vinh Phú cho hay.
“ Giá lợn hơi chỉ giảm trên tivi”?!
Một trong những vấn đề nóng được quan tâm nhất hiện nay chính là giá thịt lợn vì suốt cả năm qua, giá thịt lợn tăng cao bất chấp các biện pháp của bộ NN&PTNT. Câu chuyện dân sinh này không chỉ dừng ở những bữa cơm gia đình, hay trong các câu chuyện của các bà nội trợ mà đã lên hẳn diễn đàn Quốc hội, được các Đại biểu thảo luận nghiêm túc.
Cụ thể, sáng 30/3, bộ NN&PTNT ra đề nghị từ 1/4, các doanh nghiệp chăn nuôi lớn giảm giá lợn hơi xuống mức 70.000 đồng/kg theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, tiến tới giá thấp hơn, ở mức phù hợp khi sản lượng lợn đạt mức cao như trước khi xảy ra dịch vào những quý cuối năm 2019.
Cùng với đó, tính đến hết tháng Năm, nước ta đã nhập khẩu hơn 70.000 tấn thịt lợn, tăng hơn 300% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nhập khẩu chủ yếu từ Canada, Đức, Ba Lan, Brazil, Mỹ, Tây Ban Nha và Nga.
Từ ngày 12/6, bộ NN&PTNT cũng cho phép nhập lợn nguyên con từ Thái Lan và coi đây là một trong những cách giúp hạ nhiệt giá trong nước.
Tuy nhiên, ông Hoàng Quang Hàm – Ủy viên ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội nói, việc điều tiết giá cả không thể bằng mệnh lệnh hành chính, mà phải căn cứ trên biện pháp thị trường. Hiện tượng giá thịt lợn vừa qua không hạ dù các cấp thẩm quyền liên tục đưa ra “lệnh” giảm, ông Hàm phân tích, cần nghiên cứu việc tăng giá này do sản xuất hay lưu thông. Nếu do khâu sản xuất thì kích thích tăng đàn, còn do lưu thông thì cân nhắc việc Nhà nước đứng ra thu mua,cung ứng trực tiếp trên thị trường.
“Cần thiết thì kinh tế Nhà nước phải hỗ trợ, không nên như thời gian qua dư luận cho rằng, người dân chỉ được ăn thịt lợn giá rẻ trên tivi”, báo VnExpress dẫn lời ông Hàm.
Video đang HOT
“Thịt lợn đắt quá, rất ít người mua. Trước đây, trung bình một ngày, tôi bán được khoảng 1 tạ thịt, giờ chỉ bán được 40- 50kg, có hôm ế, phải để tủ đông. Sinh viên hỏi mua 15.000 đồng thịt lợn, tôi không biết cắt thế nào. Nói chung là thịt lợn đắt nên sinh viên “chạy”, chắc họ không đủ tiền, chuyển qua ăn loại thực phẩm khác…”, chị Giang, chủ một sạp bán thịt lợn ở phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ với báo Lao động.
Đã có nhiều giải pháp được đưa ra, tuy nhiên, vấn đề giá thịt lợn vẫn chưa “hạ nhiệt”.
Trong khi đó, chị Yến, chủ căng-tin phục vụ cơm sinh viên trong ký túc xá học viện Báo chí và Tuyên truyền tâm sự: “Thịt lợn tăng kéo theo cả giá giò chả, thậm chí là thịt gà, mặc dù rất thương sinh viên nhưng chúng tôi vẫn phải tăng giá cơm”.
Theo đại diện bộ NN&PTNT, dù nhập khẩu thịt lợn tăng mạnh nhưng giá lợn hơi không những không giảm mà vẫn tăng cao là vì ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi gây xáo trộn nguồn cung nghiêm trọng. Ước tính của ngành nông nghiệp, với tốc độ tái đàn sau dịch tả lợn châu Phi, phải cuối quý IV, lượng lợn hơi xuất chuồng mới đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng thịt trong nước.
Tuy nhiên, theo ý kiến của một số chuyên gia, bài toán cung cầu không phải nguyên nhân trọng yếu khiến giá lợn hơi tăng cao.
Giá tăng vì mỗi khâu “ăn” một ít
Tại phiên thảo luận về báo cáo kinh tế – xã hội và ngân sách Nhà nước của Quốc hội, ông Đỗ Thắng Hải – Thứ trưởng bộ Công Thương nhận định, nguồn cung thịt heo hiện vẫn thiếu do yếu tố khách quan khi vẫn chưa tái đàn kịp sau đợt dịch tả lợn châu Phi.
Hiện vẫn còn một số tỉnh chưa công bố hết dịch, nên nông dân vẫn chưa yên tâm tái đàn. Mặt khác, giá con giống tăng cao, 2-3 triệu đồng/con, cũng khiến người chăn nuôi thiếu vốn khi muốn tái đàn. Bên cạnh đó, giá bán lẻ thịt lợn phụ thuộc vào giá lợn hơi, tức giá lợn hơi càng cao, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng tăng tương ứng. Ngoài ra, khâu trung gian hiện chiếm 40-60% giá thành thịt lợn bán tới tay người tiêu dùng, cũng là nguyên nhân đẩy giá heo lên cao.
Trong khi đó, phân tích nguyên nhân khiến giá thịt lợn tăng cao, theo ông Vũ Vinh Phú -nguyên Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội, nước ta có 100 triệu dân nhưng chỉ có 15 doanh nghiệp cung ứng thịt lợn là có dấu hiệu độc quyền theo nhóm. “Lợi nhuận một số công ty chăn nuôi rất lớn. Theo phản ánh, bán một con lợn hơi tại cửa chuồng với giá 75.000 – 80.000 đồng/kg, họ đã lãi 2-3 triệu đồng/con. Đây là mức lợi nhuận rất cao nên khó chấp nhận”, báo Tiền phong dẫn lời ông Phú.
Ngoài ra, ông Phú cho rằng, mỗi kg thịt lợn hiện “cõng” 6-7 khâu trung gian, mỗi khâu “ăn” một ít khiến giá thịt lợn đến tay người tiêu dùng cao. “Lâu nay chúng ta vẫn tập trung giảm giá thịt lợn ở khâu nguồn cung, song dường như còn bỏ ngỏ khâu phân phối, bán lẻ. Từ trang trại chăn nuôi đến bán lẻ giá tăng 40-60%, bao gồm thương lái công ty liên kết, lò mổ, bán lẻ; hưởng chi phí mỗi công đoạn 10- 15%, riêng khâu bán lẻ còn hưởng có thể cao hơn, thực tế một số mặt hàng gửi bán vào siêu thị có lúc bị ép chiết khấu lên đến 20-30%”, ông Phú nói.
Thịt lợn là một trong những loại thực phẩm thiết yếu, quan trọng nhất trong bữa ăn của mỗi gia đình, vì vậy việc giá thịt lợn tăng cao ngay lập tức ảnh hưởng tới túi tiền của bà nội trợ. Hy vọng với sự can thiệp kịp thời của cơ quan chức năng, giá thịt lợn trong thời gian tới sẽ được “hạ nhiệt”, tiến tới bình ổn.
Sau phát biểu của Thủ tướng, giá lợn bất ngờ quay đầu giảm mạnh
Giá lợn hơi đang có xu hướng giảm nhưng tại thị trường, giá bán lẻ thịt lợn vẫn neo ở mức cao.
Kết luận cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá vào sáng 21/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu thực hiện các giải pháp đồng bộ, hữu hiệu để sớm giảm giá thịt lợn về khoảng trên dưới 60.000 đồng/kg.
Cho rằng giá thịt lợn hơi hiện tăng hơn 90.000 đồng/kg là "quá đáng", Thủ tướng đặt vấn đề, "người dân chăn nuôi có hưởng không hay chỉ một bộ phận được hưởng". Thủ tướng giao các Bộ: NN-PTNT, Công Thương, Tài chính, Công an... thực hiện ngay các giải pháp để bình ổn giá thịt lợn, trước hết là kiểm tra giá thành, đặc biệt là tại các doanh nghiệp chăn nuôi lớn, quy mô lớn để có biện pháp hữu hiệu. "Chúng ta động viên các doanh nghiệp, nhưng phải phân bổ lợi nhuận một cách hợp lý".
Ngoài ra, nếu phát hiện có sự thao túng giá, đầu cơ, trục lợi phải xử lý theo quy định. Đi liền với tăng nguồn cung ứng thịt lợn trong nước thì tăng nhập khẩu để bảo đảm cân đối cung cầu thịt lợn cả trước mắt và lâu dài. Thủ tướng cũng đề nghị tuyên truyền để người dân thay đổi thói quen tiêu dùng.
Ngay sau ý kiến của Thủ tướng, giá lợn hơn có dấu hiệu hạ nhiệt trên cả nước. Tuy nhiên, nhìn chung mặt bằng giá vẫn ở mức khá cao. Tại miền Bắc, hôm nay giá lợn hơi giảm 2.000 - 5.000 đồng/kg, mức thấp nhất vùng đạt 90.000 đồng/kg. Bắc Giang, Ninh Bình là hai địa phương có giá cao nhất miền Bắc khi duy trì ngưỡng 93.000 đồng/kg.
Tại miền Trung, Tây Nguyên, giá lợn hơi xuống còn trong khoảng 85.000 - 92.000 đồng/kg.
Còn tại miền Nam giá lợn hơi đồng loạt giảm với mức điều chỉnh trong khoảng 1.000 - 5.000 đồng/kg, kéo tất cả địa phương đều xuống dưới ngưỡng 90.000 đồng/kg, chỉ còn trong khoảng 83.000 - 88.000 đồng/kg.
Giá thịt tại chợ dân sinh vẫn khá cao
Trên thị trường, giá thịt lợn bán tại các siêu thị, cửa hàng dao động từ 70.000 - 280.000 đồng/kg. Giá thịt mát Meat Deli của Vinmart được bán ra khoảng 154.900 - 416.900 đồng/kg.
Tại chợ dân sinh, giá lợn dao động từ 150-182 nghìn đồng/kg.
Tái đàn nhanh và tăng lượng thịt nhập khẩu là giải pháp đang được Việt Nam áp dụng để góp phần hạ nhiệt giá thịt lợn về mức hợp lí. Hiện tại, Việt Nam vẫn tăng cường nhập khẩu thịt lợn và sản phẩm thịt gia súc, gia cầm từ 24 quốc gia, trong đó, có 19 quốc gia được xuất khẩu thịt lợn và sản phẩm thịt lợn vào Việt Nam. Tốc độ tái đàn lợn trong quí I/2020 đạt 6,3%, nhưng riêng khu vực 15 đơn vị sản xuất rất lớn đạt tốc độ lên tới 17%. Dự báo thời gian tới, tốc độ tăng đàn sẽ rất nhanh.
Giải pháp nào hạ giá lợn tăng cao? Sau 3 ngày 15 doanh nghiệp chăn nuôi lợn lớn thực hiện cam kết giảm giá lợn hơi xuống 70.000 đồng/kg, theo khảo sát hiện giá thịt lợn trên thị trường vẫn giữ ở mức cao gây không ít thắc mắc với người tiêu dùng. Để lý giải rõ hơn vấn đề này, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Hoàng Anh Tuấn,...