Gia Lai ngưng tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép tổ chức dạy học thêm
Ngày 4/10, Sở GD&ĐT Gia Lai đã có văn bản gửi các phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc Sở thực hiện Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT ngày 26/8/2019 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về dạy thêm, học thêm.
Ảnh minh họa/internet.
Theo văn bản này, Sở GD&ĐT yêu cầu thủ trưởng các đơn vị nghiên cứu, phổ biến các quy định tại Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT. Đồng thời, triển khai thực hiện nghiêm túc các điều quy định của Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012; trừ các điều: 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT đã công bố hết hiệu lực theo Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT ngày 26/8/2019.
Sở GD&ĐT cũng thông báo ngưng tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm.
Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT ban hành ngày 26/8/2019 công bố hết hiệu lực các điều: 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.
Lý do: Hết hiệu lực theo quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014. Thời điểm hết hiệu lực từ ngày 1/7/2016.
Các điều hết hiệu lực tại Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT liên quan tới: Tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường; Yêu cầu đối với người dạy thêm; Yêu cầu đối với người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; Cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm;
Thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; Hồ sơ cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm; Trình tự, thủ tục cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; Thời hạn, gia hạn, thu hồi giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; đình chỉ hoạt động dạy thêm, học thêm.
Hải Bình
Theo giaoducthoidai
Dạy thêm, học thêm không còn cấp phép nữa thì quản lý như thế nào?
Cần lên án và xử lý nghiêm những trường hợp nhà trường, thầy cô giáo chèn ép, dùng đủ chiêu trò ép buộc học sinh phải học thêm, chỉ với mục đích vụ lợi.
Video đang HOT
LTS: Thẳng thắn đặt ra câu hỏi "Dạy thêm, học thêm không còn cấp phép nữa thì quản lý như thế nào?", tác giả Sông Trà đã có bài viết chia sẻ về vấn đề này.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT ban hành ngày 26/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố hết hiệu lực các điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Thông tư số: 17/2012/TT-BGDĐTngày 16/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.
Lý do hết hiệu lực theo quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật đầu tư ngày 26/11/2014. Thời điểm hết hiệu lực ngày 01/07/2016.
Sau đây là các Điều đã hết hiệu lực tại Thông tư số: 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm và có hiệu lực từ ngày 01/7/2012.
Điều 6. Tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường.
Điều 8. Yêu cầu đối với người dạy thêm.
Điều 10. Cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm.Điều 9. Yêu cầu đối với người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.
Điều 11. Thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.
Điều 12. Hồ sơ cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm.
Điều 13. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.
Điều 14. Thời hạn, gia hạn, thu hồi giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; đình chỉ hoạt động dạy thêm, học thêm.
Về tính pháp lý của việc cấp giấy phép dạy thêm (tại Điều 11, 12, 13 và 14) theo Thông tư 17 đến nay so với luật đầu tư sửa đổi đã không còn phù hợp nữa.
Cụ thể, năm 2016, Quốc hội thông qua luật sửa đổi bổ sung luật Đầu tư, trong đó bổ sung danh mục các ngành nghề có điều kiện, nên dạy thêm, học thêm không phải là loại hình kinh doanh có điều kiện.
Hoặc theo luật Ban hành những quy phạm pháp luật thì Bộ Giáo dục và Đào tạo không được ban hành những quy định về thủ tục hành chính. Do đó, việc điều chỉnh Thông tư 17 nhằm phù hợp với luật pháp hiện hành.
Ông Vũ Đình Chuẩn, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) từng phân tích, theo luật Đầu tư sẽ không có chuyện cấp phép dạy thêm.
Tổ chức, cá nhân nào có nhu cầu và hội đủ điều kiện chỉ cần đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, để quản lý, kiểm tra, thanh tra được trong khi ngành giáo dục và đào tạo có những điều kiện đặc thù, nên vẫn phải có những quy định phù hợp.
Chẳng hạn về trình độ đào tạo của người dạy, bàn ghế, cơ sở vật chất, không gian sư phạm, sự an toàn cho người học và người dạy...
Những quy định này không phải là tiền kiểm mà là hậu kiểm. Tức là phải có những điều kiện trong quy định của chuyên ngành, để sau này đi kiểm tra thì có căn cứ, nơi nào làm sai với quy định của nhà nước sẽ bị xử lý.
Và quan trọng là làm thế nào để quản lý được, chứ không phải ban hành rồi để đấy.
"Trong thời gian đến, Vụ giáo dục phổ phông được giao chủ trì tìm các giải pháp nhằm gỡ các nút thắt trong quản lý vấn đề dạy thêm, tuyển sinh trung học cơ sở và chống lạm thu.Quản lý thế nào, những ai tham gia quản lý và làm thế nào cho hiệu quả..., đó là những câu hỏi mà chúng tôi hiện còn lắng nghe ý kiến góp ý của các chuyên gia và các nhà chuyên môn.
Chúng ta không thể cấm hoàn toàn hoạt động dạy thêm, học thêm bởi đó là một nhu cầu có thật và không chỉ có ở Việt Nam", ông Chuẩn nhấn mạnh.
Tôi cho rằng, không phải cái gì ngành giáo dục chúng ta quản lý không được là ra lệnh cấm tiệt.
Trước hết, các văn bản quy định về dạy học thêm sau một thời gian triển khai thực hiện nảy sinh những "lỗ hổng", hạn chế và bất cập thì cần xem xét, rà soát lại một cách nghiêm túc và điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn giáo dục hiện nay.
Ủng hộ, đồng tình với việc dạy học thêm đúng quy định, xuất phát từ nhu cầu thực sự của học sinh và phụ huynh để củng cố, nâng cao chất lượng dạy học đối với các em học còn yếu và học sinh khá, giỏi.
Lên án và xử lý nghiêm những trường hợp nhà trường, thầy cô giáo chèn ép, dùng đủ chiêu trò ép buộc học sinh phải học thêm, chỉ với mục đích vụ lợi, vì tiền.
Tiếp đến, nhận thức của phụ huynh về giáo dục cần thay đổi, không nặng chuyện khoe mẽ, thành tích, điểm số, bằng cấp của con em, để con trẻ được phát triển tự nhiên, cùng nhà trường xây dựng thói quen, ý thức tự học trong mọi học sinh.
Các nhà trường, giáo viên có hành vi chèn ép, trù dập những em không có yêu cầu học thêm thì chính phụ huynh và học sinh cần dũng cảm, mạnh dạn đấu tranh, tố cáo đến các cấp quản lý giáo dục để họ có trách nhiệm vào cuộc, xử lý.
Đằng này cứ thường cam chịu, sợ đủ thứ, nói ở đâu đâu...làm sao tiêu cực, biến tướng, khổ sở, hệ lụy từ dạy học thêm đỡ bớt nhức nhối?
Cần có cơ chế quản lý chặt chẽ hoạt động dạy thêm, học thêm hiện nay (Ảnh minh hoạ: Laodongthudo.vn)
Mặt khác, nội dung, chương trình giáo dục phổ thông mới và cách thức kiểm tra, đánh giá cần có nhiều đổi mới, cải tiến theo hướngtinh giảm, gần gũi, dễ nắm bắt, bám sát thực tiễn đời sống, chủ yếu phát huy năng lực và phẩm chất người học...sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng dạy học thêm tràn lan và trái phép.
Xây dựng rộng khắp phong trào học tập qua mạng, truyền hình với sản phẩm vừa chất lượng vừa rẻ (miễn phí cho diện học sinh nghèo, vùng khó khăn).
Hơn nữa, công tác kiểm tra, thanh tra dạy học thêm cần làm đồng bộ, thống nhất, tránh tình trạng nơi nặng, nơi nhẹ, khiến kỷ cương trường học bị lỏng lẻo, khinh nhờn.
Các chủ thể như học sinh, phụ huynh, các cấp quản lý giáo dục cùng thay đổi nhận thức và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp thì mới giảm thiểu được tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan như hiện nay.
SÔNG TRÀ
Theo giaoduc.net
Đà Nẵng tạm dừng cấp phép dạy thêm, học thêm Do các quy định về việc cấp phép dạy thêm, học thêm của Bộ Giáo dục hết hiệu lực nên Đà Nẵng cũng tạm dừng việc cấp phép. Ngày 4/10, Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng cho biết, vừa ra thông báo số 2878 về việc tạm dừng giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến việc cấp phép...