Gia Lai đề nghị Kon Tum phối hợp xử lý “cát tặc”
Trước diễn biến phức tạp của tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vùng giáp ranh, tỉnh Gia Lai đã đề nghị tỉnh Kon Tum phối hợp, xử lý.
Ngày 22/11, ông Dương Mah Tiệp – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cho biết, tỉnh đã có văn bản gửi UBND tỉnh Kon Tum, Công an tỉnh Kon Tum đề nghị phối hợp phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý khai thác khoáng sản trái phép khu vực lòng hồ giáp ranh của 2 tỉnh.
Theo UBND tỉnh Gia Lai, hiện nay, một số đơn vị được Bộ Công Thương cấp phép nạo vét tại lòng hồ thủy điện Ia Ly (giáp ranh giữa huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai với huyện Sa Thầy – TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) và thông tin phản ánh từ báo chí thì tình hình khai thác khoáng sản trái phép khu vực này trở nên phức tạp; công tác quản lý tàu, thuyền neo đậu, việc theo dõi, giám sát, phát hiện và xử lý khai thác trái phép khu vực lòng hồ giáp ranh trở nên khó khăn.
Các bãi tập kết cát hoạt động cả ngày lẫn đêm tại bờ hồ thủy điện Ia Ly thuộc thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.
Để có giải pháp khắc phục và thực hiện quy chế phối hợp ký kết năm 2017 về quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản khu vực giáp ranh, UBND tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh Kon Tum phối hợp, chỉ đạo cơ quan chức năng và cử đơn vị phối hợp với Công an tỉnh Gia Lai thành lập tổ công tác hoặc xây dựng phương án đấu tranh, phòng chống khai thác khoáng sản trái phép ở khu vực lòng hồ giáp ranh.
Đồng thời, UBND tỉnh Gia Lai giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng tỉnh Kon Tum và các sở, ngành, địa phương có liên quan của tỉnh thành lập tổ công tác hoặc có phương án thực hiện nhiệm vụ đấu tranh, phòng chống khai thác khoáng sản trái phép khu vực lòng hồ giáp ranh; chủ động báo cáo và tham mưu UBND tỉnh kịp thời xử lý các nội dung vượt thẩm quyền.
Video đang HOT
Liên quan đến công tác phối hợp này, vào tháng 4/2023, tỉnh Kon Tum liên tục phát hiện một số tàu khai thác cát trái phép trên địa bàn nhưng khi kiểm tra, đẩy đuổi thì chủ tàu chạy về phía tỉnh Gia Lai. Do đó, tỉnh Kon Tum đã thành lập đoàn liên ngành phối hợp kiểm tra và có văn bản gửi UBND tỉnh Gia Lai đề nghị tỉnh Gia Lai chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác, kinh doanh khoáng sản trái phép thuộc khu vực giáp ranh.
Như CAND Online đã thông tin, giữa tháng 11/2023, chúng tôi nhận được phản ánh của người dân về việc “cát tặc” dùng tàu công suất cao, vòi hút mạnh xâm hại lòng hồ thủy điện Ia Ly phía tỉnh Kon Tum, sau đó tập kết cát khai thác trái phép về phía bờ hồ thuộc tỉnh Gia Lai để tiêu thụ.
Chỉ trong vài giờ có mặt tại đây, chúng tôi đã ghi nhận được cả chục xe ben cỡ lớn ra vào chở cát tại bãi tập kết thuộc thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh; tàu hút cát lên tục thả vòi xuống lòng hồ hút cát lên khoang, xả nước thải đục cả dòng nước. Hoạt động này diễn ra cả ngày lẫn đêm rất rầm rộ, công khai nhưng không có sự can thiệp, xử lý của lực lượng chức năng dù cách trụ sở làm việc không xa.
Ông Nay Kiên, Chủ tịch UBND huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) khẳng định: Trên khu vực lòng hồ thủy điện Ia Ly thuộc địa bàn quản lý của huyện Chư Păh chưa có giấy phép khai thác cát nào hết.
Trong khi đó, theo tìm hiểu của chúng tôi ở tỉnh Kon Tum, UBND tỉnh Kon Tum đã cấp 3 giấy phép nạo vét lòng hồ thủy điện Ia Ly cho Công ty TNHH Nguyên Hưng (số 584/GP-UBND ngày 15/6/2020); Công ty TNHH Tài nguyên môi trường Hoàng Long (số 243/GP-UBND ngày 30/3/2017) và Công ty TNHH MTV T&D Kon Tum (số 708/GP-UBND ngày 26/7/2017).
Mới đây nhất, vào ngày 11/10, Bộ Công thương đã cấp Giấy phép số 511/GP-BCT cho Công ty TNHH MTV Khang Minh Đạt (trụ sở: TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) về hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện Ia Ly với các nội dung khai thác nạo vét cát, sỏi bồi lắng và bãi chứa cát, sỏi xây dựng.
Đối với giấy phép này, UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu các đơn vị, địa phương liên quan kiểm tra, giám sát chặt chẽ các nội dung giấy phép; nghiêm cấm lợi dụng việc nạo vét lòng hồ, khơi thông luồng để khai thác khoáng sản trái pháp luật
Nguyên Phó Bí thư Tỉnh đoàn Yên Bái Đinh Tiến Hùng được tòa tuyên vô tội
Ông Đinh Tiến Hùng, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn Yên Bái được TAND tỉnh tuyên vô tội sau quá trình xét xử.
Chiều nay (7/11), sau 3 ngày nghị án, TAND tỉnh Yên Bái tuyên án các bị cáo trong 2 vụ án "Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên" và "Sử dụng trái phép vật liệu nổ" xảy ra tại huyện Yên Bình giai đoạn 2020-2021.
Là bị can liên tục kêu oan trong phiên tòa, ông Đinh Tiến Hùng (SN 1984) - nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn Yên Bái được tòa án sơ thẩm tuyên vô tội.
Hội đồng xét xử bác bỏ hoàn toàn các cáo buộc của Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Yên Bái khi cho rằng ông Đinh Tiến Hùng là người khởi xướng trong vụ án "Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên".
Ông Đinh Tiến Hùng (áo trắng) được TAND tỉnh Yên Bái tuyên vô tội. Ảnh: T.Lộc
Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Yên Bái, Công ty TNHH Tuyên Huy (do ông Nguyễn Văn Hậu là giám đốc) có mỏ quặng ở xã Cảm Nhân, huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái) đã hết hạn và đang trong quá trình xin cấp phép lại. Năm 2020, để chuẩn bị cho việc khai thác khi được cấp phép lại, Công ty Tuyên Huy hợp tác với Công ty TNHH Ngọc Tâm do ông Lăng Đức Hân đại diện đã mở một con đường vào khu mỏ.
Quá trình thi công, ông Hân phát hiện nhiều hầm lò cũ nên nảy sinh ý định nổ mìn lấy đá làm đường, đồng thời thử xem có quặng chì - kẽm hay không, nếu có thì tách ra và tìm hướng xử lý tiếp theo.
Tháng 10/2020, gặp vướng mắc trong quá trình cấp lại giấy phép, ông Nguyễn Trọng Tuấn - Phó Giám đốc Công ty Tuyên Huy nói với ông Nguyễn Văn Hậu là có quen ông Đinh Tiến Hùng - khi đó là Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn Yên Bái.
Theo cáo trạng, tại cuộc gặp tại quán cà phê Đồng Tâm (TP Yên Bái), Tuấn và Hậu được ông Hùng nói sẽ đứng ra lo quan hệ, cơ chế để giúp khai thác tài nguyên trái phép, số tiền thu từ hoạt động này ông Hùng được chia 1/3.
Ông Đinh Tiến Hùng bị cáo buộc "Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên", có vai trò là người khởi xướng, đặt vấn đề và đưa ra mức hưởng lợi nhuận của bản thân cũng như với Công ty Tuyên Huy trong việc khai thác khoáng sản trái phép.
Ngoài việc tuyên ông Đinh Tiến Hùng vô tội, TAND tỉnh Yên Bái tuyên 9 bị cáo khác với các mức án như sau: Lăng Đức Hân - Giám đốc Công ty TNHH thương mại Ngọc Tâm, 19 năm tù; Nguyễn Văn Hậu - Giám đốc Công ty TNHH Tuyên Huy, 18 năm tù; Bùi Minh Đức - công nhân Công ty TNHH thương mại Ngọc Tâm, 17 năm 6 tháng tù; Nguyễn Trọng Tuấn - Phó Giám đốc Công ty TNHH Tuyên Huy, 14 năm tù.
Bùi Mạnh Hùng - Phó Giám đốc Công ty TNHH Tuyên Huy, 17 năm tù; Nguyễn Văn Báu - bảo vệ Công ty TNHH thương mại Ngọc Tâm, 15 năm tù; Trần Đắc Việt - thủ kho vật liệu nổ Công ty TNHH thương mại Ngọc Tâm, 10 năm tù; bị cáo Lưu Bằng Đoàn và Nguyễn Mạnh Hùng - lao động tự do, đều bị tuyên án 2 năm tù cho hưởng án treo.
Xét xử nhiều cựu quan chức Thái Nguyên và 'bà trùm' Châu Thị Mỹ Linh Trong số 33 bị cáo bị đưa ra xét xử có nhiều cựu quan chức Thái Nguyên cùng "bà trùm" Châu Thị Mỹ Linh (Giám đốc Công ty CP Yên Phước). Ngày 9/10, TAND tỉnh Thái Nguyên mở phiên tòa xét xử 33 bị cáo trong vụ án khai thác hơn 3 triệu tấn than trái phép tại mỏ than ở Minh Tiến,...