Gia Lai: Chung tay xây dựng nhà vệ sinh trong trường học vùng cao
Qua rà soát, trên địa bàn toàn tỉnh Gia Lai có hơn 1.554 nhà vệ sinh trường học phải sửa chữa và còn thiếu 1.853 phòng. Trước tình hình đó, nhiều trường học trên địa bàn đã huy động từ nguồn xã hội hóa để xây dựng nhà vệ sinh nhằm phục vụ thuận lợi cho học sinh trong việc sinh hoạt cá nhân và học tập.
Mới đây, Đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai đã có báo cáo về kết quả giám sát “ Công trình vệ sinh và việc đảm bảo các điều kiện về an toàn thực phẩm tại các trường học trên địa bàn tỉnh”. Theo kết quả khảo sát, các trường mầm non thiếu 399 phòng vệ sinh; 489 phòng cần sửa chữa; các trường tiểu học thiếu 782 phòng vệ sinh; 495 phòng cần sửa chữa; các trường THCS thiếu 398 phòng vệ sinh; 430 phòng cần sửa chữa.
Trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn thiếu hơn 1.853 phòng vệ sinh trong trường học
Theo ghi nhận, tại một số điểm trường lẻ ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt còn thiếu rất nhiều công trình vệ sinh. Ngoài ra, trong khi đầu tư dự án xây trường học với kinh phí hàng tỷ nhưng không được đầu tư công trình vệ sinh. Cụ thể, trường Kông Bờ La (huyện Kbang, Gia Lai) đầu tư gần 6 tỷ đồng để xây 8 phòng học, phòng hiệu bộ nhưng không có phòng vệ sinh. Chính vì những nguyên nhân trên khiến cho tình trạng thiếu vệ sinh, nhất là vùng khó khăn càng trầm trọng hơn.
Các phòng vệ sinh vùng cao thiếu và không đảm bảo về quy chuẩn
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Văn Căn – Chánh văn phòng Sở GD- ĐT tỉnh Gia Lai cho hay: “Theo kết quả rà soát công trình vệ sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh trong năm học 2018 – 2019 thì có 1.554 phòng vệ sinh cần phải sửa chữa và còn thiếu 1.853 phòng vệ sinh. Theo đó, hầu như các công trình vệ sinh tại các trường học được đầu tư xây dựng từ nhiều năm trước nên các công trình đã xuống cấp; hư hỏng hoặc không sử dụng được… Trước tình hình đó, Sở GD-ĐT tỉnh cũng đã tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục. Ngoài ra, tuyên truyền cho học sinh về vấn đề vệ sinh và an toàn thực phẩm trong trường học. Khi lập dự án đầu tư các công trình về giáo dục thì ưu tiên xây dựng các công trình vệ sinh, nước sạch và hệ thống thoát nước theo đúng quy chuẩn.”.
Nhờ các nguồn xã hội hóa và hỗ trợ, một số trường vùng cao được đầu tư xây dựng các công trình vệ sinh
Video đang HOT
Do khó khăn vì thiếu nhà vệ sinh nên trường THPT Lê Hồng Phong (xã Nam Yang, huyện Đăk Đoa, Gia Lai) đã vận động Hội Cha mẹ học sinh để tiến hành đóng góp xây dựng khu vệ sinh cho học sinh với tổng kinh phí hơn 160 triệu đồng.
Tương tự, tại trường THPT Trường Chinh (huyện Mang Yang, Gia Lai), Hội cha mẹ học sinh cũng đã đóng góp hơn 30 triệu đồng để mua xi măng, cát… nhằm cải tạo khu vệ sinh cho học sinh. Ngoài ra, Hội còn đóng góp ngày công và cây xanh để trồng trong khuôn viên nhà trường.
Các học sinh trường DTBT Kon Pne được đầu tư xây dựng hệ thống các công trình vệ sinh đạt quy chuẩn từ nguồn hỗ trợ
Trước đó, quỹ nhân ái báo Dân trí cũng đã trao hơn 150 triệu đồng từ bạn đọc trên cả nước cho Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Kon Pne (xã Kon Pne, huyện Kbang). Qua đó, trường đã sử dụng nguồn hỗ trợ này để cải tạo và xây dựng hệ thống nhà vệ sinh nhằm phục vụ cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số đang học bán trú.
Thầy Phạm Văn Hinh – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Do nguồn kinh phí hạn hẹp nên các công trình vệ sinh trong trường còn chưa được xây dựng đầy đủ. Điều này khiến có các em học sinh bất tiện trong việc đi sinh hoạt cá nhân. Theo đó, nhà trường đã huy động ngày công của phụ huynh và nguồn hỗ trợ từ bạn đọc báo Dân trí để tiến hành sửa chữa và xây mới lại các công trình vệ sinh, bồn nước, chậu…Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao lên”.
Phạm Hoàng
Theo Dân trí
"Bộ Giáo dục nên chừa chỗ trống để giáo viên, trường học...điền vào"
Khi sách giáo khoa lưu thông trên thị trường như một hàng hóa, Bộ GD-ĐT cần đứng ở vai trò trọng tài tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng.
Lời toà soạn: Thời gian gần đây, câu chuyện làm sách giáo khoa theo chương trình mới đang được những người làm giáo dục quan tâm. Một trong những ý kiến đang nhận được quan điểm khác nhau là có nên để Bộ GD-ĐT tự biên soạn một bộ sách, song song với việc để cho các tổ chức, cá nhân khác làm công việc này. Trong bài viết dưới đây, TS Giáo dục Nguyễn Khánh Trung cho rằng Bộ không nên biến mình thành một bên trực tiếp "sản xuất" và tham gia cạnh tranh đồng thời đóng vai trò trọng tài. VietNamNet xin giới thiệu bài viết và mong nhận được sự thảo luận rộng rãi của độc giả. Xin trân trọng cảm ơn.
Hợp với con người
Rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều lý thuyết hiện nay đã khẳng định một cách rõ ràng rằng con người - mà ở đây là học sinh - ngay từ trong bụng mẹ đã tỏ ra là những chủ thể duy nhất và khác biệt xét về mọi khía cạnh: Từ tâm sinh lý, các loại hình thông minh, cấu trúc não bộ, đến cách học, cách thu nhận thông tin, cách tạo ra động lực học tập...
"Nên quan niệm các bộ sách giáo khoa chỉ là giáo cụ, giáo viên có thể sử dụng hoặc không sử dụng để chuyển tải chương trình quốc gia" (Ảnh: Thanh Hùng)
Cũng ngay từ lọt lòng mẹ, mỗi người trải qua một "quá trình xã hội hóa" (nói theo ngôn ngữ xã hội học) khác nhau, bởi hoàn cảnh gia đình, khu xóm, trường học, văn hóa vùng miền, dân tộc đều khác nhau. Những điều này góp phần làm hình thành nhân cách, tập tính riêng của mỗi người.
Hay nói cách khác, mỗi người là một chủ thể duy biệt. Vậy nên, một sự giáo dục tử tế và chất lượng là sự giáo dục dựa trên tính duy biệt nơi mỗi học sinh.
Hợp với bản chất xã hội
Bởi xã hội là một tập hợp những con người với bản chất duy biệt như đã nói. Xã hội đa dạng bao gồm nhiều thành phần, nhiều nhóm văn hóa, nhiều tầng lớp... Điều này là tự nhiên và phổ biến.
Do vậy, giáo dục cũng cần có sự đa dạng để có thể đáp ứng với nhu cầu của các nhóm khác nhau, một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa là để đáp ứng bản chất này của xã hội với sự tôn trọng tính khác biệt và dân chủ.
Như vậy, có thể xây dựng một chương trình quốc gia chung với những điều cơ bản về mục tiêu, về nội dung cốt lõi, nhưng sách giáo khoa và những thứ khác thì cần phải khác nhau để đáp ứng và phù hợp với sự duy biệt xét về mặt cá nhân cũng như xã hội.
Bên cạnh việc có nhiều sách giáo khoa, Bộ GD-ĐT cũng cần phân quyền tự chủ cho các địa phương, các trường, đặc biệt là cho các giáo viên để họ lựa chọn sách phù hợp với đặc điểm của từng vùng miền cũng như của học sinh trong trường, lớp của họ.
Nên quan niệm các bộ sách giáo khoa chỉ là giáo cụ, giáo viên có thể sử dụng hoặc không sử dụng để chuyển tải chương trình quốc gia. Bộ GD-ĐT muốn đánh giá hay kiểm định chất lượng giáo dục thì nên dựa vào chương trình quốc gia, chứ không lấy bất kỳ bộ sách giáo khoa nào làm chuẩn mực.
Những điều này không mới mẻ gì, các nước phát triển đã áp dụng từ lâu vì nó phù hợp với bản chất của con người và xã hội. Phần Lan thành công trong giáo dục phổ thông theo tôi cũng nhờ họ thừa nhận và bám vào bản chất duy biệt này nơi từng học sinh, để tìm cách hỗ trợ từng học sinh phát triển tối đa khả năng của mỗi em và theo cách riêng của mỗi em.
Bộ GD-ĐT không nên tham gia biên soạn sách giáo khoa
Theo logic trên, việc Bộ GD-ĐT tham gia biên soạn sách giáo khoa là điều không hợp lý và không cần thiết xét về nhiều mặt. Khi kêu gọi các nhóm tư nhân tham gia biên soạn sách và lưu thông trên thị trường như một loại "hàng hóa" thì Bộ cần tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng.
Và để được vậy, Bộ nên đứng ngoài để đóng vai trò trọng tài. Bộ không nên biến mình thành một bên trực tiếp "sản xuất" và tham gia cạnh tranh đồng thời đóng vai trò trọng tài, thì sự vô lý và bất công là hiển hiện mà thiên hạ hay gọi là hiện tượng "vừa đá bóng vừa thổi còi".
Tôi nghĩ, cái cần nhất là Bộ tập trung vào việc biên soạn Chương trình cốt lõi quốc gia với những điều cơ bản và hãy chừa chỗ trống cho các chủ thể trực tiếp bên dưới như học sinh, giáo viên, các trường, các vùng "điền vào" để có thể đáp ứng nhu cầu của các cá nhân và xã hội.
Trong tình trạng Việt Nam hiện nay, điều cần nhất là Bộ GD-ĐT tập trung vào việc nâng cao chất lượng của các trường đào tạo giáo viên. Cải cách có thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào các giáo viên, chứ không phải phụ thuộc vào sách giáo khoa.
TS Nguyễn Khánh Trung (Trung tâm giáo dục Emile Việt)
Theo vietnamnet
Bộ trưởng giáo dục Phùng Xuân Nhạ: SGK không phải viết xong là phát hành Tại phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng 12/3, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã dành nhiều thời gian nói về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và vấn đề sách giáo khoa (SGK). Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ Băn khoăn nhất vẫn là vấn đề SGK Tại phiên thảo luận, Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Thị...