Giá dầu thế giới giảm gần 2% trong tuần qua
Giá dầu thế giới phiên 7/6 giảm, khép lại tuần giảm thứ ba liên tiếp, khi các nhà giao dịch hướng sự chú ý tới báo cáo việc làm mới nhất của Mỹ để đánh giá về triển vọng của nền kinh tế, dự báo về quyết định lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ( Fed) và tác động đến nhu cầu năng lượng.
Bể chứa dầu tại kho dự trữ ở Carson, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo FactSet, giá dầu ngọt nhẹ WTI giao tháng 7/2024 của Mỹ giảm 2 xu Mỹ, hay gần 0,1%, xuống 75,53 USD/thùng tại New York, khép lại tuần qua với mức giảm 1,9%. Giá dầu Brent giao tháng 8/2024 giảm 25 xu Mỹ, hay 0,3%, xuống 79,62 USD/thùng tại London và giảm 1,8% trong cả tuần.
Bộ Lao động Mỹ ngày 7/6 công bố báo cáo cho thấy có 272.000 việc làm mới được tạo ra trong tháng 5/2024, vượt mức dự báo của thị trường. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức 4% lần đầu tiên kể từ năm 2022, một dấu hiệu cho thấy ngày càng nhiều người Mỹ muốn gia nhập thị trường lao động.
Theo chuyên gia phụ trách nghiên cứu và phân tích trên toàn cầu của Schneider Electric, Robbie Fraser, báo cáo việc làm dường như sẽ không có tác động đáng kể đến kế hoạch hạ lãi suất của Fed. Ông Fraser cho rằng việc hạ lãi suất thường thúc đẩy thị trường chứng khoán và giá hàng hóa, có nghĩa nếu thời điểm hạ lãi suất tiếp tục được đẩy lùi, giá dầu có thể chịu sức ép.
Video đang HOT
Giá dầu đã giảm xuống mức thấp nhất trong bốn tháng vào đầu tuần, sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, nhóm OPEC , nhất trí duy trì cắt giảm sản lượng đến cuối năm 2025, trong khi nới lỏng việc cắt giảm tự nguyện từ tháng 10/2024.
Giá dầu giảm phiên thứ năm liên tiếp trong phiên 4/6, với giá dầu WTI chốt phiên giảm xuống mức 73,25 USD/thùng. Giá dầu Brent giảm xuống 77,52 USD/thùng. Cả hai loại dầu đều ở mức thấp nhất kể từ đầu tháng 2/2024.
Giá dầu tăng trong hai phiên sau đó, nhờ hy vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9/2024.
Bộ Năng lượng Mỹ vừa công bố kế hoạch mua thêm 6 triệu thùng dầu bổ sung cho Kho dự trữ xăng dầu chiến lược. Nhà phân tích Phil Flynn tại Price Futures Group cho rằng động thái này sẽ góp phần hỗ trợ thị trường dầu mỏ.
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho rằng việc giá dầu giảm gần đây là do các yếu tố đầu cơ và nhắc lại khả năng OPEC dừng hoặc đảo ngược kế hoạch tăng sản lượng.
Theo nhà phân tích Carsten Fritsch tại Commerzbank, thị trường có thể vẫn thiếu cung trong nửa cuối năm nay, ngay cả khi việc cắt giảm sản lượng tự nguyện của OPEC từng bước được đảo ngược. Đó là lý do vì sao giá có thể vẫn tăng trong trung hạn, dù với mức tăng nhẹ hơn.
Commerzbank dự báo giá dầu Brent ở mức 90 USD/thùng vào cuối năm 2024 và năm tới, thay vì ở mức 95 USD/thùng như dự báo trước đó.
Giá dầu thế giới giảm mạnh do lo ngại nhu cầu năng lượng lao dốc
Giá dầu thế giới giảm hơn 1 USD/thùng trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 29/1, do lĩnh vực bất động sản yếu kém của Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về nhu cầu tiêu thụ năng lượng.
Giếng dầu ở Bàn Cẩm, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc ngày 1/1/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Điều này khiến các nhà giao dịch phải đánh giá lại rủi ro nguồn cung do căng thẳng leo thang ở Trung Đông.
Cuối phiên này, giá dầu thô Brent giao kỳ hạn giảm 1,15 USD, tương đương 1,4%, xuống mức 82,40 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giao kỳ hạn giảm 1,23 USD, hay 1,6%, ở mức 76,78 USD/thùng.
Giá của cả hai loại dầu này đều được chốt ở mức giảm lần đầu tiên sau bốn phiên, khi sự chú ý chuyển sang lo ngại về nhu cầu ở Trung Quốc, nơi cuộc khủng hoảng bất động sản ngày càng sâu sắc với việc tòa án Hong Kong (Trung Quốc) ra lệnh thanh lý tài sản của tập đoàn bất động sản khổng lồ China Evergrande Group.
Cuộc khủng hoảng bất động sản ngày càng sâu sắc là một "đòn giáng" mạnh vào niềm tin của nhà đầu tư vào nền kinh tế của quốc gia nhập khẩu dầu hàng đầu, với dữ liệu trước đó cho thấy hoạt động đầu tư tại Trung Quốc chậm hơn dự kiến.
Ông John Kilduff, đối tác tại công ty đầu tư Again Capital LLC, cho biết: "Tình hình ở Trung Quốc là trở ngại lớn nhất đối với toàn bộ thị trường". Cả hai loại dầu này đều tăng giá khoảng 1,5% vào đầu phiên giao dịch 29/1, với giá dầu Brent chạm mức cao nhất kể từ đầu tháng 11/2023, sau khi một tàu chở nhiên liệu bị trúng tên lửa ở Biển Đỏ và quân đội Mỹ bị tấn công ở Jordan gần biên giới Syria. Sự kiện này đánh dấu sự leo thang căng thẳng lớn đang "nhấn chìm" Trung Đông. Tuy nhiên, sau tin tức từ Trung Quốc, một số người tham gia thị trường đã đặt câu hỏi về mức phí bảo hiểm rủi ro sẽ là bao nhiêu vì nguồn cung dầu vẫn chưa bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cuộc khủng hoảng Trung Đông.
Trong khi đó, lãi suất cao kéo dài cũng là tâm điểm chú ý sau khi các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu không thể đạt được sự đồng thuận về thời điểm nên cắt giảm lãi suất.
Nga có khả năng cắt giảm xuất khẩu naphtha, một nguyên liệu hóa dầu, từ 127.500 đến 136.000 thùng mỗi ngày - khoảng 1/3 tổng lượng xuất khẩu của nước này - sau khi hỏa hoạn làm gián đoạn hoạt động tại các nhà máy lọc dầu ở Baltic và Biển Đen.
Theo một cuộc thăm dò sơ bộ của Reuters, dự trữ dầu thô và sản phẩm chưng cất của Mỹ dự kiến sẽ giảm trong tuần trước, trong khi tồn kho xăng có thể tăng.
Nga có thể đề xuất với OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu mỏ toàn cầu Ngày 27/9, một nguồn thạo tin cho hay Nga có khả năng đề xuất với Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước đối tác (OPEC ) về việc cắt giảm khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày tại cuộc họp sắp tới của tổ chức này. Bể chứa dầu tại một nhà máy dầu khí ở Khor al-Zubair, Iraq. Ảnh: AFP/TTXVN...