Giá dầu châu Á giảm sau quyết định của OPEC+
Giá dầu châu Á giảm trong phiên chiều 2/9 sau khi Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và những quốc gia sản xuất dầu liên minh, hay còn gọi là OPEC , nhất trí duy trì chính sách đưa nguồn cung trở lại thị trường theo lộ trình từng bước tại thời điểm số ca mắc COVID-19 trên thế giới gia tăng và nhiều nhà máy lọc dầu của Mỹ vẫn đóng cửa.
Bơm xăng cho phương tiện tại một trạm xăng ở Cairo, Ai Cập. Ảnh: AFP/TTXVN
Vào lúc 13 giờ 50 phút theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent biển Bắc giảm 15 xu Mỹ (0,2%) xuống 71,44 USD/thùng, sau khi giảm 4 xu Mỹ trong phiên 1/9. Giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giảm 20 xu Mỹ (0,3%) xuống 68,39 USD/thùng, sau khi tăng 9 xu Mỹ trong phiên trước đó.
Ngày 1/9, OPEC đã nhất trí duy trì chính sách nới lỏng dần thỏa thuận cắt giảm sản lượng, theo đó sẽ có thêm 400.000 thùng dầu/ngày được bơm vào thị trường hàng tháng. OPEC cũng đã nâng dự báo nhu cầu dầu cho năm 2022, trong khi phải đứng trước sự hối thúc tăng sản lượng từ Mỹ. Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã đánh giá cao động thái tái khẳng định cam kết tăng nguồn cung nói trên của OPEC .
Video đang HOT
Các nhà máy lọc dầu tại bang Louisiana của Mỹ sẽ mất vài tuần để hoạt động trở lại sau khi cơn bão Ida “quét” qua khu vực này, trong đó nhiều cơ sở khai thác phải đối mặt với tình trạng thiếu điện và nước, có khả năng làm giảm nhu cầu dầu.
Cơ quan quản lý hoạt động khai thác dầu ngoài khơi của Mỹ cho biết các công ty năng lượng đang nỗ lực khởi động lại các cơ sở và đường ống dẫn dầu tại vùng Vịnh, nơi cung cấp khoảng 1,4 triệu thùng dầu, vẫn đang bị đóng cửa.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ngày 1/9 cho biết dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm khoảng 7,2 triệu thùng và các sản phẩm dầu mỏ do các nhà máy lọc dầu cung cấp đã tăng lên mức cao kỷ lục bất chấp số ca mắc COVID-19 gia tăng trên toàn quốc.
Giá dầu châu Á chấm dứt chuỗi bảy phiên giảm
Trong phiên giao dịch sáng 23/8, giá dầu tại thị trường châu Á chấm dứt chuỗi bảy phiên giảm trước đó, nhờ hoạt động mua vào của các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, thị trường vẫn lo ngại về sự gia tăng các trường hợp mắc COVID-19 có thể ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu.
Bơm xăng cho phương tiện tại một trạm xăng ở Cairo, Ai Cập. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Vào lúc 8 giờ 58 phút giờ Việt Nam, giá dầu Brent giao dịch kỳ hạn tăng 60 xu Mỹ (0,9%) lên 65,78 USD/thùng, sau khi có lúc rơi xuống 64,60 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 21/5, còn giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 10 tăng 53 xu Mỹ (0,9%) lên 62,67 USD/thùng, sau khi có thời điểm rơi xuống 61,74 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 21/5.
Tuần trước, giá cả hai mặt hàng trên đều ghi dấu tuần giảm lớn nhất trong hơn chín tháng, với giá dầu Brent giảm khoảng 8% và giá dầu WTI giảm khoảng 9% giữa những lo ngại nhu cầu nhiên liệu suy yếu trên toàn cầu do sự gia tăng các ca mắc COVID-19 mới.
Kazuhiko Saito, nhà phân tích tại công ty dịch vụ tài chính Fujitomi Securities Co Ltd. (Nhật Bản), nhận định giá dầu đã phục hồi, sau khi đà giảm mạnh trong tuần trước. Ông dự báo thị trường sẽ có sự điều chỉnh trong tuần này, song nhà đầu tư vẫn lo ngại về sự suy giảm nhu cầu nhiên liệu trên toàn cầu.
Nhiều quốc gia trên thế giới đang ứng phó với tình trạng gia tăng các ca mắc COVID-19, do biến thể Delta gây ra, khi áp dụng trở lại chính sách hạn chế đi lại để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, đã áp đặt các chính sách hạn chế mới, vốn đang ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động vận chuyển và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đại dịch COVID-19 bùng phát trở lại đã khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chuyển hội nghị chuyên đề của ngân hàng này tại Jackson Hole, Wyoming hàng năm sang hình thức trực tuyến.
Giá dầu châu Á chiều 20/8 rời khỏi mức thấp của ba tháng Giá dầu châu Á rời khỏi mức thấp của ba tháng trong chiều 20/8. Tuy vậy, giá dầu châu Á vẫn trên đà giảm hơn 5% cho cả tuần này do biến thể Delta của virus gây dịch COVID-19 đang khiến tình hình phức tạp hơn và làm giảm triển vọng nhu cầu nhiên liệu toàn cầu. Một cơ sở khai thác dầu...