Ghé thăm bảo tàng người nổi tiếng “xấu xí nhất thế giới”
Bảo tàng chứa các bức tượng sáp nằm trong một nhà thờ ở Brazil là nơi bạn có thể tìm thấy các bức tượng có kích cỡ bằng người thật của nhiều nhân vật nổi tiếng nhưng xấu tới mức khó lòng nhận ra.
Bức tượng Công nương Diana khiến nhiều người giật mình
Một nhà thờ ở Brazil đã cho điêu khắc một số lượng lớn tượng sáp của những người nổi tiếng trên thế giới để thu hút du khách đến thăm quan. Thế nhưng đó có thể là một biện pháp sai lầm vì những khuôn mặt của người nổi tiếng trông thật khó nhận ra.
Những người được điêu khắc đều là những nhân vật nổi tiếng đã qua đời như diễn viên hài Charlie Chaplin, diễn viên Marilyn Monroe, Công nương Diana, cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, nhà khoa học Albert Einstein, anh hùng Ấn Độ Mahatma Gandhi, cựu tổng thống Mỹ John F. Kennedy hay nhạc sĩ Elvis Presley.
“Một nhà thờ ở Brazil đã quyết định làm một bảo tàng tượng sáp mini của riêng mình. Tin tức về nó đã xuất hiện và tôi cho rằng đó chỉ là một phần sự thật. Thế nhưng bây giờ, sau khi đến thăm, tôi phải nói rằng bài phê bình đúng là sự thật”, tài khoản Twitter tên David Paxton viết bình luận kèm bài chia sẻ tin tức về bảo tàng.
Elvis Presley trông giống như một người khác
Theo như nhiều người nhận xét, tác phẩm tượng sáp của Công nương Diana tại nhà thờ thực sự khiến người ta phải “vò đầu bứt tai” trong khi tác phẩm tượng sáp của Elvis Presley lại trông giống nhạc sĩ Jonny Cash.
“Tôi sẽ không bao giờ còn nhìn vận động viên đua xe Ayrton Senna như cách anh ấy đã từng”, một người ghé thăm bảo tàng chia sẻ.
“Chúa ơi, những thứ này thật tệ. Hàm của tôi đã suýt rớt xuống sàn sau khi nhìn thấy tượng Elvis Presley nhưng rồi người thuyết minh lại nói rằng đó là Nelson Mandela”, một người kể lại.
“Bạn biết không? Họ nói Elvis là Johnny Cash và tôi sẽ nói rằng trông hai người ấy khá giống nhau. Dù vậy, tượng diễn viên Manrilyn Monroe sẽ mang đến cho tôi những cơn ác mộng”, nhà sử học, tiến sĩ Áine Foley viết.
Gặp gỡ bộ lạc phải đánh nhau mới lấy được vợ
Nhiếp ảnh gia người Tây Ban Nha Xavier Gil Tabios, 62 tuổi, đã chứng kiến các cuộc thi "Donga" ngoài vòng pháp luật, đẫm máu và bạo lực khi ở với bộ tộc Suri trong 7 ngày tại thung lũng Omo, Ethiopia.
Người đàn ông Suri đổ máu sau những trận đánh bằng gậy bạo lực
Những hình ảnh sắc nét cho thấy thanh niên bộ lạc Suri đánh nhau đẫm máu bằng gậy để giành cô dâu và người chiến thắng chính là người đàn ông cuối cùng.
Trong một hình ảnh, một nam thanh niên đang chuẩn bị cho trận giao tranh tiếp theo dù máu vẫn đang chảy ròng ròng. Một bức ảnh khác chụp một người phụ nữ đang khóc khi phải chứng kiến những trận chiến kinh hoàng diễn ra vì mình.
Hình ảnh do Tabios chụp được trong 7 ngày ở lại cùng bộ tộc
Nhiếp ảnh gia Tabios đến từ Barcelona, Tây Ban Nha cho biết:
"Họ chiến đấu để thể hiện sự nam tính, để trả thù cá nhân và để giành lấy một người vợ.
Những người tham gia chiến đấu 2 với 2 rồi 1 với 1 cho đến khi người chiến thắng cuối cùng xuất hiện từ giải đấu".
Đã bị chính phủ Ethiopia cấm vào năm 1994 nhưng truyền thống này vẫn còn tồn tại
"Đó có thể là một nơi không thể chịu đựng được. Bạn phải thương lượng về kinh tế để được tham gia một lễ giành cô dâu như thế này và bạn luôn phải đảm bảo rằng bạo lực không vượt quá tầm kiểm soát.
Cuối cùng, chúng tôi phải đột ngột rời đi khi một tộc khác đến gây hấn bằng súng. Đó là một khu vực phức tạp nhưng tôi vẫn khuyến khích mọi người thử trải nghiệm độc đáo này", Tabios nói thêm.
Tờ Mail Online cho biết có khoảng 20 đến 30 người đàn ông thi đấu trong những cuộc đấu gậy như thế này và đôi khi có thể dẫn đến tử vong nhưng trọng tài thường có mặt để ngăn chặn điều đó. Các cuộc chiến được thiết kế để huấn luyện những người đàn ông trẻ chống lại bạo lực trong một khu vực đầy sóng gió.
Cuộc chiến được cho là giúp những người đàn ông chứng tỏ bản thân với phụ nữ
Rùng rợn khung cảnh bên trong bảo tàng 'thợ săn' ở Romania Rất nhiều công cụ săn bắn từ thời kỳ đồ đá đến các chiến lợi phẩm từ những cuộc thám hiểm ở châu Phi vào những năm 1930 được trưng bày tại bảo tàng. Bảo tàng săn bắn August von Spiess ở Romania có trưng bày nhiều vật phẩm từ Thời kỳ đồ đá đến thế kỷ 20. Bảo tàng săn bắn August...