Ghé làng bánh ú tro, nghe chuyện làm bánh ngày Tết Đoan ngọ ở Sài Gòn
Mỗi năm cứ tới dịp Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch, làng bánh ú tro có tuổi đời hơn 50 năm trên đường Phạm Thế Hiển ( quận 8, TP.HCM) lại nhộn nhịp người mua kẻ bán.
Cứ thế, “cha truyền con nối”, cả xóm từ già đến trẻ hầu hết đều thuần thục nghề làm bánh ú lá tre.
Bánh ú lá tre là một món bánh truyền thống của người dân Sài Gòn mỗi dịp Tết Đoan Ngọ. Trên mâm cúng, bên cạnh các loại trái cây, rượu nếp, thì những chiếc bánh ú lá tre là lễ vật không thể thiếu.
Những ngày cận kề Tết Đoan ngọ, lò bánh nào trên đường Phạm Thế Hiển (quận 8, TP.HCM) cũng đỏ lửa ngày đêm. Mùi khói, mùi củi khô cùng hương thơm của những chiếc bánh ú mới vớt ra bay nghi ngút. Mỗi chục bánh ú tro có nhân dao động từ 70 – 80.000, bánh không nhân có giá từ 40.000 – 50.000 đồng.
Chú Nguyễn Văn Trí – chủ một lò bánh ú tro cho biết, mỗi năm lò bánh của gia đình chú chỉ làm một đợt bánh duy nhất là vào dịp Tết Đoan ngọ. Để kịp sản xuất số lượng bánh lớn, có được chất lượng tốt nhất, nhiều thành viên trong gia đình đã phải tất bật chuẩn bị nguyên vật liệu và thực hiện các công đoạn làm bánh. Tuy vậy ai cũng lấy đó làm niềm vui, luôn hào hứng tham gia làm bánh mỗi dịp Tết Đoan ngọ cận kề.
Ghé làng bánh ú tro Sài Gòn nghe chuyện làm bánh ngày Tết Đoan ngọ.
Công đoạn đầu tiên để làm ra một chiếc bánh ú tro là ngâm gạo nếp với nước tro trong khoảng hai ngày. Tiếp đó là làm nhân, đây cũng là khâu tốn nhiều thời gian nhất. Nhân thì dùng đậu xanh ngâm nước rồi trộn đường và nấu chín. Sau đó vo tròn, trong nhân có thể bỏ thêm bí đỏ, hoặc mứt bí đao, hoặc sầu riêng để tăng thêm mùi vị cho bánh.
Để làm bánh ú tro cần những lá tre bản to, lá xanh và thường được lấy từ Tây Ninh. Mỗi một mùa ít nhất 100 ký lá được sử dụng.
Để kịp giao bánh cho khách, các lò hầu như không ngưng lửa, cháy liên tục ngày đêm.
Mọi người tất bật chuẩn bị nguyên vật liệu gói bánh.
Tết Đoan Ngọ: Giá nhiều loại bánh dân gian tăng vọt
Năm nay, một trong những loại bánh dân gian là bánh bò xốp có ý nghĩa tài lộc bò ra, bung lên là xốp...được nhiều người chọn mua.
Sáng 25-6 (nhằm mồng 5 tháng 5 Âm lịch) là tết Đoan Ngọ. Ghi nhận tại một số chợ bán lẻ trên địa bàn TP.HCM như Hoàng Hoa Thám, chợ Bà Hoa cho thấy các sạp bán xôi, chè kê, chè đậu xanh, bánh ú tro... nhộn nhịp người mua sắm.
Các loại bánh bán trong dịp này có giá khá cao. Điển hình, bánh ú tro không nhân cỡ trung giá 80.000-100.000 đồng/chục (12 cái), bánh ú tro có nhân đậu xanh 90.000 đồng/chục (10 cái). Xôi nấu sẵn các loại 60.000-70.000 đồng/kg, chè trôi nước 5.000 đồng/viên, chè kê 10.000-20.000 đồng/hộp.
Người bán cho biết giá bánh tăng vì chi phí cho nhân công gói bánh một người 15.000 đồng khi gói một chục bánh, chưa kể giá lá năm nay đã làm sạch cũng tăng.
Bà Phạm Thị Mỹ Hạnh, chủ cửa hàng Sen Quê (chuyên đặc sản Đồng Tháp tại quận 8), cho biết năm nay chỉ riêng lượng khách hàng mới đặt mua các mặt hàng để cúng cho tết Đoan Ngọ như bánh ú tro lá tre, bánh bá trạng, chè xôi nước ... tăng 40% so với năm ngoái.
Đặc biệt, năm nay các loại bánh dân gian như như bánh bò xốp có ý nghĩa là tài lộc bò ra, bung lên là xốp hay bánh đúc gân mang ý nghĩa "chắc ăn"...được người dân chọn mua.
"Người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó chè trôi nước ngũ sắc cửa hàng đều làm từ cây lá thiên nhiên như trái gấc, hoa đậu biếc, lá dứa, lá cẩm...được nhiều khách hàng đặt mua" - bà Hạnh chia sẻ.
Chè kê Huế được múc cho khách theo yêu cầu
Chè trôi nước 5.000 đồng/viên
Bánh bá trạng với tám loại nhân
Xôi các loại nấu sẵn 60.000-70.000 đồng/kg
Chè trôi nước được làm từ cây lá thiên nhiên với hoa đậu biếc, trái gấc.
Thơm mini Thái Lan 'xuống đường', giá 120.000 đồng/kg Thơm mini Thái Lan từng là món ăn chơi "hot" trên mạng, có giá 180.000-200.000 đồng/kg nay đã đổ bộ tại nhiều chợ cóc, vỉa hè Sài Gòn. Điều đáng nói, trong khi thơm trong nước giá chỉ từ 15.000-20.000 đồng/kg, nhưng nhiều nông dân phải nhổ bỏ do không tiêu thụ được. Thơm mini Thái Lan được người bán giới thiệu ở...