Gặp thủ khoa tuyển sinh quân sự tỉnh
Nguyễn Thị Phượng Hằng năm nay vừa tròn 20 tuổi (ngụ khóm An Hòa A, thị trấn Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang).
Những ngày này, Phượng Hằng đang trở thành cái tên thu hút sự chú ý của tuổi trẻ huyện Tri Tôn khi không chỉ là nữ thí sinh duy nhất trúng tuyển tuyển sinh quân sự, mà còn là “thủ khoa” khi em thi đạt 26,8 điểm (Toán 8,8; Vật lý 8,75; Hóa học 9,25). Đây là số điểm dẫn đầu (chưa cộng điểm ưu tiên) so với thí sinh của tỉnh An Giang thi vào các học viện, nhà trường quân đội năm nay.
Nguyễn Thị Phượng Hằng
Hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông Nguyễn Văn Dũng (cha Hằng) làm nghề lái xe, thu nhập chỉ đủ lo bữa ăn cho gia đình. Hằng là con gái lớn, em trai của Hằng đang học lớp 9. Do chăm học và hiếu thảo, nên Hằng luôn được cha mẹ yêu thương. Nhiều năm liền, em là học sinh giỏi ở cấp phổ thông. Năm 2018, Hằng đăng ký nguyện vọng 1 thi vào Học viện Kỹ thuật Quân sự. Đây là một học viện đại học kỹ thuật tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, một trong những trường trọng điểm quốc gia.
Video đang HOT
Học viện chuyên nghiên cứu – ứng dụng và đào tạo kỹ sư, nhà quản trị khoa học và công nghiệp trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ trong các lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, công nghiệp quốc phòng và công nghệ cao phục vụ kinh tế quốc dân. Mục tiêu đến năm 2030, học viện sẽ trở thành 1 trong 5 trường đại học hàng đầu của Việt Nam và nằm trong “top 500″ trường đại học hàng đầu thế giới.
Năm 2018, Hằng thi được 21,5 điểm, thiếu điểm chuẩn. Không nản chí, năm 2019, Hằng tiếp tục thi lần thứ 2, cũng vào trường này. Lần này, em được trên 23 điểm, vẫn không đủ điểm chuẩn. Năm 2020, Hằng tiếp tục đăng ký dự thi lần thứ 3. Mọi nỗ lực được đền đáp, em trở thành một trong những nữ thí sinh của khu vực miền Nam trúng tuyển vào ngôi trường nổi tiếng này.
“Thấy con miệt mài học tập, vợ chồng tôi thương lắm, ráng làm lụng để kiếm tiền cho con luyện thi. Hai năm qua, cháu lên Bình Dương xin đi làm thuê và dành dụm được hơn 40 triệu đồng, dồn hết cho việc luyện thi tại TP. Cần Thơ. Tôi xuống thăm, thấy con học suốt ngày đêm, ăn uống tiện tặn, lòng thắt lại, nhưng vẫn động viên con cố gắng. Hôm hay tin con trúng tuyển, vợ chồng tôi mừng nói không nên lời, chỉ biết ôm con mà khóc. Đã mấy ngày rồi mà tôi cứ lâng lâng, như người đi khỏi mặt đất!”.
Ông Dũng chia sẻ niềm vui trong xúc động. Riêng Hằng vẫn tràn đầy nhiệt huyết tuổi trẻ khi trò chuyện với chúng tôi: “Em biết thi vào trường này rất khó, đối với nữ càng đòi hỏi nhiều hơn. Do chỉ tiêu cả nước chỉ chọn 10 người, trong đó số đông là các bạn đủ tiêu chuẩn tuyển thẳng, chỉ còn lại chỉ tiêu từ bên ngoài vào rất ít, nên em quyết tâm phấn đấu. Và hôm nay ước mơ đã thành hiện thực, em rất mừng khi làm tròn lời hứa với cha mẹ và các anh ở Ban Tuyển sinh quân sự huyện!”.
Sau khi hay tin Hằng trúng tuyển, lãnh đạo địa phương đã chúc mừng và chia vui với gia đình. Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Cao Quang Liêm cho biết: “Lãnh đạo huyện và Ban Tuyển sinh quân sự huyện chúc mừng thành tích này của em Nguyễn Thị Phượng Hằng. Năm nay, huyện Tri Tôn trúng tuyển 14 em trên tổng số 30 em dự thi, đây là tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay. Đặc biệt có em Hằng, tuy là nữ, gia đình khó khăn, 3 lần thi liên tiếp vào Học viện Kỹ thuật Quân sự – nơi mà nhiều thí sinh mơ ước. Và lần này ước mơ của em thành hiện thực. Nghị lực và ý chí vươn lên trong học tập của em rất đáng khen ngợi. Em xứng đáng là tấm gương cho tuổi trẻ địa phương trong học tập và cống hiến lý tưởng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay!”.
Tấm gương phấn đấu trong học tập và quyết tâm đi tới cùng để đạt mục tiêu hoài bão xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc của Nguyễn Thị Phượng Hằng thật đáng trân trọng và mến phục. Thượng tá Nguyễn Văn Tính, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyển sinh quân sự huyện Tri Tôn cho biết: “Điều đáng khâm phục ở em Hằng không chỉ ở nghị lực vượt khó vươn lên trong học tập, mà ở lý tưởng phấn đấu tham gia quân đội, ý chí quyết tâm thi và trúng tuyển để trở thành sĩ quan phục vụ lâu dài trong quân đội, trực tiếp tham gia bảo vệ Tổ quốc”.
Nam sinh mất cơ hội vào trường Quân đội: Em sẽ ôn để thi lại năm sau
Dù thừa điểm, Lê Việt Hoàng vẫn vụt mất cơ hội vào trường Quân đội vì không tìm hiểu kỹ nội quy nguyện vọng. Để thực hiện ước mơ của mình, Hoàng quyết định sẽ ở nhà 1 năm để ôn thi lại.
Trao đổi với PV Dân trí, Lê Việt Hoàng, cựu học sinh Trường THPT Ba Đình (Thanh Hoá) cho biết, em đã suy nghĩ rất kỹ và quyết định sẽ nghỉ ở nhà 1 năm để ôn thi lại.
"Em quyết tâm thực hiện bằng được ước mơ sẽ trở thành sinh viên của trường Quân đội. Thi lại để vào trường mình thích em nghĩ sẽ tốt hơn là cứ cố học ở một trường mà mình không yêu thích", Hoàng bộc bạch.
Lê Việt Hoàng (bên trái) cùng cô giáo chủ nhiệm và bạn cùng lớp.
Trước đó, như Dân trí đã thông tin, đạt 27,4 điểm (cả điểm ưu tiên), Lê Việt Hoàng dư điểm đậu cả hai trường là Trường Sĩ quan Lục quân (nguyện vọng 1) và Học viện Kỹ thuật Quân sự (nguyện vọng 2). Tuy nhiên em đã để vụt mất cơ hội là sinh viên của cả hai trường do thiếu hiểu biết về đăng ký nguyện vọng.
Ban đầu em để nguyện vọng 1 là Trường Sĩ quan Lục quân, sau khi biết điểm của mình và chắc chắn có cơ hội vào Học viện Kỹ thuật Quân sự, Hoàng chuyển đổi nguyện vọng sang trường này. Sau khi thao tác chuyển đổi nguyện vọng, hệ thống máy tính báo đã chuyển nguyện vọng thành công.
Hoàng không biết được rằng, nguyên tắc trường Sĩ quan Lục quân và Học viện Kỹ thuật Quân sự là 2 nhóm trường không thể chuyển đổi nguyện vọng cho nhau.
Được biết, bố mẹ Hoàng chia tay khi em còn bé, mẹ em làm nghề phân loại đồng nát, cuộc sống gia đình vô cùng khó khăn. Thương mẹ, từ nhỏ Hoàng luôn ước mơ sẽ đậu vào trường Quân đội để mẹ không phải vất vả lo tiền ăn tiền học cho cậu.
Lớn lên, Hoàng nghĩ rằng không chỉ thương mẹ, mà môi trường quân đội cũng là nơi mà cậu rất yêu thích. Vậy mà đến lúc chạm vào ước mơ, nam sinh này đã để vụt mất khiến thầy cô, bạn bè vô cùng tiếc nuối.
Bộ Giáo dục nói gì về nam sinh đạt 27,4 điểm mất cơ hội vào trường quân đội Sau khi Dân trí đăng bài viết, "Nam sinh nghèo đạt 27,4 điểm mất cơ hội vào trường quân đội vì lỗi máy tính", lãnh đạo Vụ Giáo dục đại học Bộ GD&ĐT đã có giải thích cụ thể về trường hợp này. Như Dân trí đã đưa tin, câu chuyện về cậu học trò nghèo Lê Việt Hoàng, Trường THPT Bỉm Sơn...