Gắp thành công viên bi sắt trong mũi bé trai 4 tuổi
Ngày 29/6, bác sĩ Đặng Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ) cho biết, các bác sĩ của bệnh viện vừa gắp thành công viên bi sắt đã hoen gỉ, nằm sâu trong hốc mũi của một bé trai.
Hiện sức khỏe của cháu đã ổn định, không còn kêu đau, ăn uống tốt và có thể xuất viện trong vài ngày tới.
Trước đó, chiều 28/6, bé trai Cao Lê Bảo N., 4 tuổi, ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, được mẹ đưa đến Phòng khám Hùng Vương Sơn Dương với biểu hiện sợ hãi, đau và chảy nước mũi màu đen, ho nhiều… Các bác sĩ thực hiện nội soi tai mũi họng và phát hiện dị vật hình tròn màu đen, gây loét niêm mạc hốc mũi của bệnh nhân. Do dị vật nằm quá sâu trong hốc mũi, các bác sĩ không thể thực hiện việc gây tê nên quyết định chuyển bé về Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương để thực hiện gây mê gắp dị vật. Tại đây, các bác sĩ đã phẫu thuật lấy dị vật và tiến hành vệ sinh hốc mũi cho bé.
Mẹ bé cho biết, gia đình không rõ cháu tự nhét dị vật vào mũi từ khi nào. Mấy ngày gần đây thấy bé thi thoảng chảy nước mũi và nước mũi có màu đen. Khi cháu kêu đau, gia đình mới đưa cháu đến phòng khám.
Bác sĩ Đặng Thanh Hải cho biết, bệnh viện đã nhiều lần cấp cứu các bệnh nhân nhi bị hóc hoặc nuốt các vật nhỏ vào bụng như nắp vỏ lon bia, nắp lon nước ngọt, đồng xu, pin cúc được gắn ở các đồ chơi dành cho trẻ em… Bác sĩ khuyến cáo, các gia đình có trẻ nhỏ đặc biệt lưu ý, ngoài việc để ý đến những biểu hiện bất thường của trẻ, gia đình cũng nên để các vật dụng có thể gây tổn thương cho các bé ở xa tầm tay con trẻ. Phụ huynh cần học các biện pháp sơ, cấp cứu cơ bản, đề phòng những trường hợp không may xảy ra đối với trẻ, sau đó khẩn trương đưa bệnh nhân đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời, tránh những sự việc đáng tiếc có thể xảy ra.
Xót xa bà cụ 80 tuổi chật vật nuôi con cháu bị tâm thần: "Chúng nó toàn trách lại tôi"
Ở tuổi gần đất xa trời, bà Lê Thị Ụt vẫn phải chống chọi với sức khỏe, nai lưng làm lụng để nuôi sống mình cùng người con gái và đứa cháu bị tâm thần.
Lấp ló trong căn bếp tối mịt, bà Lê Thị Ụt, 80 tuổi, trú tại xã Ca Đình, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, đang loay hoay nấu bữa ăn trưa giữa ngày nắng oi bức.
Đội chiếc khăn nâu gụ, mặc chiếc áo xộc xệch với nhiều chỗ vá, bà Ụt cố gắng trong hơi thở thều thào, vừa thổi lửa, vừa gọi con cháu dậy ăn cơm.
Bà Ụt đang lúi húi nấu bữa cơm trưa trong căn bếp tối tăm
Video đang HOT
Thấy có khách đến, bà hồ hởi mời vào bếp ngồi. Căn bếp của bà được xây cách đây 4 năm, rộng khoảng 10m2, xung quanh chất đầy củi, thứ bà dùng để nấu nướng và bán lấy tiền.
Bà Ụt chậm rãi lấy siêu nước trên bếp, rót ly nước mời khách và chỉ tay về phía nồi thịt: "Bữa trưa hôm nay có tí thịt vì được đứa con gái thứ 4 cho, tôi nấu rồi ăn nhanh cho xong bữa".
Từ đầu tuần đến nay, đây là bữa cơm đầu tiên có thịt. Bình thường bà chỉ có vài món đơn giản như rau luộc, vài con cua đồng bắt được khi làm ruộng. Với bà, bữa cơm ngon nhất từ trước đến giờ là món lòng cá hấp với rau ngải cứu.
Chỗ thức ăn đó tiếp sức cho bà đi làm ruộng. "Cày cấy một mình nên chẳng khi nào hết việc. Mỗi năm có hai vụ nhưng cũng chẳng đủ cho 3 người ăn", bà nói.
Để kiếm thêm miếng cơm, bà Ụt phải leo đồi kiếm củi và trồng nghệ xay lấy bột bán. "Ở tuổi này, tôi lo không còn được bao lâu. Cầu ông trời ban cho sức khoẻ, chứ mà bệnh tật suốt thì không biết lấy gì mà ăn", bà thủ thỉ.
Bữa cơm đầu tiên có thịt của bà cháu kể từ đầu tuần
Cả con và cháu đều bị tâm thần
Bà Ụt một tay đảo nồi rau, một tay vén cổ áo lau mồ hôi rồi hướng đôi mắt xa xăm nhớ lại ngày mới lấy chồng. "Ngày xưa, bố mẹ nghèo khó nên tôi phải đi lấy chồng khi mới 13 tuổi. Gia đình chồng cũng không mấy khấm khá, tài sản vỏn vẹn chỉ có 2 con bò. Tôi suốt ngày đi cắt cỏ cho bò ăn và làm ruộng đến tận đêm mới về. Khổ quá, tôi đi nhân công 4 năm liền (làm công cho nhà nước) nên giờ lưng tôi mới đau thế này".
Vợ chồng bà Ụt sống với nhau được hơn 30 năm, sinh hạ được 7 người con, 3 trai và 4 gái. Cuộc sống gia đình bà vốn đang yên bình, bỗng nhiên tai hoạ ập đến. Năm 1974, chồng bà mất do làm việc nặng và ốm đau liên tục. Kể từ đây, cuộc sống của bà mất đi sự yên ổn vốn có, đặc biệt khi người con gái út có triệu chứng của bệnh tâm thần.
Không công ăn việc làm, bà cùng người con gái út tâm thần sống dựa vào con trai cả. Nhưng một thời gian sau, bà quyết định đưa con gái út ra ở riêng. "Tôi nghĩ nếu không ở riêng thì cũng chẳng có nhà cửa thế này, ở nhờ mãi cũng cảm thấy khó chịu", bà Ụt rơm rớm nước mắt và nói các con ít quan tâm tới mình.
Người con gái út của bà tên Hoàng Văn Ca, 37 tuổi, bị bệnh về tâm thần. Nhìn chị vẫn khỏe khoắn nhưng lời nói không được chỉn chu.
Chị Hoàng Văn Ca, con gái út của bà Ụt
"Công việc của nó thì bấp bênh, hàng ngày ở nhà nằm chơi, đến bữa tôi gọi thì dậy ăn. Thỉnh thoảng nó hút thuốc rồi đi gây gổ với hàng xóm...", bà Ụt kể.
Năm 2001, chị Ca mang thai và sinh được một người con trai tên Hoàng Văn Chương. Từ khi sinh ra đến nay, anh Chương đều mang họ mẹ vì không rõ bố là ai.
Những tưởng Chương phát triển lành lặn bình thường, nhưng đến khi đi học, cậu bị chậm về trí tuệ. Đến nay căn bệnh tâm thần của Chương ngày càng khiến bà Ụt thêm lo lắng.
Hiện sức khỏe của mẹ con Chương vẫn ổn định, còn khả năng lao động. Nhưng cả hai mẹ con đều bấp bênh trong công việc, buổi làm, buổi không. Ba tháng nay, bà Ụt phải chăm đi lấy củi hơn vì "mẹ con chị Ca chưa đưa cho bà Ụt đồng nào để chi tiêu".
Anh Hoàng Văn Chương, con của chị Ca, cháu bà Ụt, mắc bệnh tâm thần
"Cũng 3 tháng rồi, mẹ con nó cứ có đồng nào thì lại mua mì tôm ăn, không cho tôi một xu để mua thức ăn. Tôi phải bán số củi gom được trong 2 tháng để lấy tiền chi tiêu hàng ngày. Những ngày sau cũng không biết làm thế nào".
Nhiều lúc cảm thấy cáu bực, bà quát tháo cả con và cháu, nhưng mọi lời lẽ đều không được để ý. "Tôi nói nhiều lắm, nhưng con gái lại trách tôi bà biết cháu thế rồi lại còn nói. Nhiều khi nghĩ tội con tội cháu nhưng không nói thì đâu lại đóng đấy, nhưng nói ra thì bị con cháu trách lại.", bà Ụt ngậm ngùi.
Chỉ mong con cháu "sống được qua bữa"
Ba người, ba thế hệ nhà bà Ụt sống trong căn nhà 40m2. Căn nhà che nắng che mưa này được bà gom góp từ những đồng lương trợ cấp, từ những bó củi và bột nghệ bà chật vật bán được. Đây có lẽ là thứ quý giá nhất mà bà Ụt sẽ để lại cho con gái và cháu trai.
Bà Lê Thị Ụt với gương mặt khắc khổ ở tuổi 80
Thương cảm trước gia cảnh của bà Ụt, chị Đặng Thị Năm, người hàng xóm của bà, thỉnh thoảng mang ít đồ ăn sang chia sẻ. "Từ ngày tôi biết đến bà, chưa khi nào tôi thấy bà được sống sung sướng. Từ trước đến nay bà đều khó khăn, chật vật. Tôi sợ 2 mẹ con Ca háu ăn nên toàn phải lén lút đưa bà ít đồ ăn để bà còn giữ chút sức khỏe chăm lo cho gia đình", chị Năm nói.
Ông Lê Hồng Luân, trưởng thôn 5, xã Ca Đình, cũng không khỏi xúc động trước hoàn cảnh của bà Ụt. Ông cho biết ở khu này, gia đình nhà bà Ụt là một trong những hộ khó khăn nhất.
"Nhà có 3 thế hệ ở chung nhưng người già nhất lại phải đứng lên chống đỡ mọi thứ để chăm sóc con cháu", trưởng thôn nói và cho biết chính quyền cũng cố gắng phối hợp với người dân xung quanh nhằm tạo điều kiện giúp đỡ bà Ụt một phần gánh nặng.
Người dân thôn 5 cũng dành sự quan tâm đến bà, đặc biệt là những người cao tuổi. Họ thỉnh thoảng đến hỏi thăm, động viên, người cho thùng mì, người cho cân gạo, gói bánh... để đồng cảm và chia sẻ với những khó khăn của gia đình bà Ụt.
Trong lúc đói gặp được "phao cứu sinh", bà Ụt lại rơm rớm nước mắt. Mỗi mùa na, bưởi, bà lại dành ra quả ngon nhất để biếu những người từng giúp mình.
"Mong ước của tôi là sống được thêm nhiều mùa na, mùa bưởi để chăm lo cho con cháu. Tôi cũng chỉ mong 2 mẹ con Ca sống được qua bữa khi không có tôi", bà Ụt thở dài.
Câu trả lời của mẹ bé 3 tuổi sau khi con bị đóng 9 cái đinh ở đầu: 'Tự cháu bị như thế' Bác dâu bên nội của cháu Đ.N.A. cho biết rất bức xúc trước câu trả lời của mẹ bé sau khi sự việc con gái nghi bị đóng 9 cái đinh vào đầu xảy ra. Trả lời quanh co mỗi lần con bị thương Tối 19/1, chị Nguyễn Thanh Huyền Anh, bác dâu bên nội của cháu Đ.N.A. (3 tuổi, xã Canh Nậu,...