Gặp những vấn đề này, rất có thể là dấu hiệu báo trước bệnh ung thư
Các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện ra rằng một số vấn đề sức khỏe tưởng “không liên quan” có thể báo trước việc phát triển ung thư trong nhiều năm sau.
Nghiên cứu đứng đầu bởi tiến sĩ Shinako Inaida, đến từ Trường Cao học Y khoa tại Đại học Kyoto (Nhật Bản) và vừa được công bố trên tạp chí Cancer Immunology Research của Hiệp hội Ung thư Mỹ.
Tình trạng tưởng “không liên quan” đó chính là sự xuất hiện thường xuyên hơn các vấn đề liên quan tới nhiễm trùng, bao gồm các bệnh rất thông thường như cúm, viêm dạ dày – ruột, viêm mũi họng, viêm gan, viêm phổi… bạn có thể đơn giản thấy phiền toái khi cứ liên tục gặp phải các đợt bệnh nối tiếp nhau.
Bỗng dưng dễ bị nhiễm bệnh có thể là dấu hiệu sớm cho thấy nguy cơ ung thư của bạn đang gia tăng – ảnh minh họa từ Internet
Tuy nhiên theo tiến sĩ Inaida, đó có thể là dấu hiệu trục trặc của hệ miễn dịch, mà sự gián đoạn của hệ miễn dịch là một trong các yếu tố có thể khiến ung thư phát triển, bên cạnh việc tiếp xúc với các chất gây ung thư, các vấn đề sức khỏe mạn tính hoặc di truyền.
Để đi đến kết luận này, các tác giả đã nghiên cứu hơn 50.000 tình nguyện viên, trong đó có 2.354 người bị ung thư ác tính. Họ nhận thấy rằng sự gia tăng các bệnh nhiễm trùng đột ngột trong một thời gian có thể là dấu hiệu báo động cho sự phát triển các khối u của bệnh ung thư hạch, bệnh bạch cầu lymphocitic mạn tính, u tủy…, nhưng không liên quan đến các khối u dạng rắn.
Tỉ lệ phát triển ung thư cao hơn 18% với người hay bị cúm, 46,1% với người hay viêm dạ dày ruột, 232,1% với người viêm gan và 135,9% với người viêm phổi. Điều đặc biệt nhất ở đây là tăng nhiễm trùng ở một cơ quan không có nghĩa là bạn sắp bị ung thư ở cơ quan đó: căn bệnh có thể phát triển ở bất kỳ bộ phận nào khác.
Các kết quả cho thấy khi sức khỏe có tín hiệu bất thường, “bệnh lên bệnh xuống”, bạn rất cần được đánh gia tổng thể, bao gồm việc tầm soát ung thư chặt chẽ hơn.
A. Thư
Cà chua: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn khỏi rước họa vào thân
Cà chua chứa nhiều vitamin A,C, kali, khoáng chất rất tốt cho sức khỏe của bạn. Thế nhưng không phải ai ăn cà chua cũng tốt, có những người chống chỉ định với loại quả này bởi có thể gặp nguy hiểm khi ăn cà chua.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: Internet
Những công dụng của cà chua đối với sức khỏe
Cải thiện thị lực: Trong thành phần của cà chua là nguồn cung cấp vitamin A và C tuyệt vời giúp ngăn ngừa bệnh quáng gà và tăng thị lực cho đôi mắt của bạn. Theo nghiên cứu gần đây cho thấy hàm lượng vitamin A cao của cà chua có thể ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, một bệnh nghiêm trọng có thể dẫn đến mù mắt. Ngoài ra, khi bạn thường xuyên ăn cà chua có thể giảm nguy cơ đục thủy tinh thể.
Phòng chống ung thư: Khi bạn ăn nhiều cà chua có thể giúp chống lại ung thư tuyến tiền liệt. Cà chua cũng có thể giúp giảm nguy cơ một số bệnh ung thư khác như dạ dày, phổi, cổ tử cung, vòm họng, trực tràng, đại tràng, thực quản, và ung thư buồng trứng nhờ các chất chống ôxy hóa, đặc biệt là nhờ vào hàm lượng lycopene rất cao có trong cà chua rất tốt cho sưc khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Làm sáng da: Trong thành phần dinh dưỡng của quả cà chua chứa lycopene, một chất chống oxy hóa mạnh bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và làm cho làn da của bạn ít nhạy cảm với tia cực tím, một trong những nguyên nhân gây ra nếp nhăn ở da. Ngoài ra, bạn có thể chà bột cà chua lên làn da thô ráp của bạn giúp se lỗ chân lông, tái tạo và làm săn da mặt.
Giảm đường trong máu: Trong quả cà chua chứa rất ít carbohydrate nên giúp làm giảm lượng đường trong máu. Theo nhiều nghiên cứu đã tìm thấy vai trò của các chất chống ôxy hóa trong cà chua bảo vệ thành mạch và thận- những cơ quan hay bị tổn thương do bệnh tiểu đường. Ngoài ra, trong cà chua còn chứa crom và chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Thúc đẩy giấc ngủ ngon: Trong cà chua chứa nguồn vitamin C và lycopene dồi dào có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. Chính vì vậy, nếu bạn khó ngủ, hãy bổ sung thêm cà chua vào chế độ ăn hàng ngày của bạn bằng 1 bát súp hoặc sinh tố cà chua sẽ giúp bạn ngủ ngon an giấc hơn rất nhiều.
Ảnh minh họa: Internet
Những người không nên ăn cà chua: Người có vấn đề về dạ dày: Cà chua rất chua và có thể gây ợ nóng ở những người có vấn đề về dạ dày như viêm dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản. Ngay cả khi bạn khỏe mạnh thì việc ăn quá nhiều cà chua sẽ dẫn đến các vấn đề về dạ dày.
Gây đau khớp cho một số người: Ăn quá nhiều cà chua có thể gây đau khớp vì cà chua có một chất kiềm gọi là solanine, chất này tích tụ canxi trong các mô. Khi việc tích tụ canxi quá nhiều sẽ dẫn đến viêm, đau và sưng ở khớp.
Những người bị thận: Cà chua không chỉ gây hiện tượng tích tụ canxi trong cơ thể mà còn giàu chất oxalate - một chất không được chuyển hóa dễ dàng khi tiêu thụ quá mức và nó có thể dẫn đến sỏi thận. Cà chua cũng rất giàu kali, có thể làm suy giảm chức năng thận. Nếu bạn đã bị các vấn đề về thận, hãy chú ý khi ăn cà chua.
Những người hay bị dị ứng: Cà chua chứa một hợp chất gọi là histamine giúp tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại vi khuẩn, vi rút. Điều mày thường xuất hiện dưới dạng các phản ứng dị ứng như phát ban và sưng lưỡi. Đối với những người đã được chẩn đoán là dị ứng với cà chua, những triệu chứng đó có thể còn nghiêm trọng hơn.
Ảnh minh họa: Internet
Người bị hội chứng ruột kích thích: Nếu bạn bị hội chứng ruột kích thích thì không nên ăn cà chua vì chúng có thể gây tiêu chảy, chuột rút, đầy hơi và táo bón.
Gây hội chứng đổi màu da: Lycopene là một loại sắc tố có trong cà chua và các loại thực phẩm khác. Khi được tiêu thụ với số lượng phù hợp, chất này rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều cà chua sẽ gây hiện tượng đổi màu da được gọi là lycopenodermia.
Bạn có thể bị các vấn đề về tiết niệu: Thực phẩm có nhiều axit như cà chua có thể gây kích thích bàng quang. Nếu bạn mắc các bệnh về đường tiết niệu thì nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.
Những người mắc bệnh tự miễn: Cà chua là một phần của một nhóm thực vật được gọi là nighthades. Các alcaloid có thể làm nặng thêm tình trạng viêm trong cơ thể, điều này đặc biệt xấu đối với những người mắc các bệnh tự miễn. Do đó nếu mắc hội chứng này bạn nên loại bỏ cà chua khỏi chế độ ăn uống hằng ngày.
Ảnh minh họa: Internet
Ngoài ra, cần lưu ý một số cấm kỵ khác với cà chua
Không ăn cà chua xanh: Ăn cà chua xanh dễ gây ra chứng ngộ độc như buồn nôn, nôn mửa, tiết nhiều nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác... thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.
Không ăn cà chua khi đói: Chất pectin và nhựa phenolic chứa nhiều trong cà chua. Khi bạn ăn cà chua vào những lúc đói, những chất này có thể phản ứng với axít, ảnh hưởng lớn đến dạ dày. Dạ dày tiêu thụ những chất này có thể gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng.
Không nên ăn nhiều hạt cà chua: Hạt cà chua cũng như hạt ổi, không tiêu hoá được trong dạ dày. Trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, hạt cà chua có thể lọt vào ruột thừa, dễ gây viêm ruột thừa.
Ảnh minh họa: Internet
Không ăn quá nhiều cà chua: Ăn quá nhiều cà chua có thể dẫn tới hiện tượng cơ thể không dung nạp được dù chỉ một lượng nhỏ. Nếu tình trạng không được chữa kịp thời, để lâu ngày, bệnh kéo dài sẽ dẫn tới các bệnh nghiêm trọng hơn về đường tiêu hóa như đau dạ dày và bí khí.
Không dùng cà chua nấu chín hoặc cà chua để lâu: Khi sử dụng cà chua đã bị nấu chín kỹ hoặc để trong thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị sẽ bị mất đi. Bên cạnh đó, nếu bạn ăn phải cà chua không còn chất dinh dưỡng có thể gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm, không tốt cho sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Tại sao một số dạng bệnh bạch cầu ảnh hưởng đến trẻ em? Một số dạng bệnh bạch cầu có xu hướng xuất hiện sớm và ở nhiều trẻ em hơn so với người lớn. Ảnh minh họa. Tác nhân dẫn đến ung thư ở trẻ em Bệnh bạch cầu làm gián đoạn sự phát triển tế bào bình thường trong máu và tủy xương, là tác nhân dẫn đến một phần ba các trường hợp...