Gặp lại thí sinh bán chó đi thi
Trần Thị Gương, thí sinh phải bán môt con chó đê có 300.000 đồng làm lộ phí đi thi đại học năm nào, giờ đã là sinh viên năm 3. Mới đây, dù kêt quả học tâp khá tôt, Gương vân phải tạm dừng viêc học vì nhiêu khó khăn.
Nụ cười hiếm hoi của sinh viên Trần Thị Gương.
Gặp lại Trân Thị Gương, sinh viên năm 3 ngành thư viên – thông tin đại học Khoa học xã hôi và nhân văn (đại học quôc gia TP.HCM), ký ức về một thí sinh phải bán chó để làm lộ phí đi thi đại học ùa về.
Trước ngày đi thi đại học năm 2010, cầm sổ đất đi vay ngân hàng không được, rao bán mảnh ruông sau nhà cũng không xong, gia đình Gương đành kêu “lái” đến bán một con chó được 300.000 đồng. Cầm số tiền này, Gương mua 30.000 đồng thức ăn cho cha ăn dần những ngày mình đi thi. Còn lại 270.000 đồng, Gương gom mấy bộ quần áo, một ít sách vở bỏ vào ba lô. Sợ không đủ tiền đi xe khách, Gương được người em họ chở bằng xe máy vượt gần 200km từ Bình Phước xuống TP.HCM. Hôm sau là ngày làm thủ tục dự thi đại học.
Gâp ghênh đường đên trường
Trời đã không phụ lòng người, Gương đậu đại học sau những năm dài miệt mài cố gắng. Để trang trải việc học, Gương nhanh chóng tìm công việc làm thêm. Năm thứ nhất, bạn nhân viêc gói bánh kẹo với tiền công 40.000 đồng/buổi. Sau đó, hằng ngày Gương đạp xe đi làm thêm những công việc khác như phát tờ rơi, nhập dữ liệu…
Những tưởng cuộc sống sinh viên cứ thế trôi qua nhưng “quá nhiều thứ phải lo khiến mình đôi khi gục ngã”. Gương kể dần dần những đồng tiền từ làm thêm, vay vốn sinh viên teo tóp lại vì tiền thuốc cho những cơn đau đầu, chóng mặt. “ Sức khỏe yếu, lo nghĩ chuyện gia đình, trang trải việc học khiến mình đuối sức. Khối u ở lưng thỉnh thoảng lại lên cơn đau nhức, đi khám mỗi lần tốn cả triệu đồng tiền thuốc” – Gương nói với vẻ mặt âu lo, mỏi mệt.
Trước ở ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM thường xuyên bị hạ canxi, sợ phiền bạn cùng phòng nên Gương chuyển đến một chỗ trọ gần chợ Thủ Đức. “Cũng đỡ tốn kém hơn vì ở ngoài tự nấu ăn được, trọ thì mỗi tháng 400.000 đồng. Ăn tự nấu nên mỗi ngày khoảng 15.000 đồng” – Gương cho biết. Cũng thời điểm này sức khỏe yếu dần, tiền thuốc thang nhiều, cha ở nhà không ai chăm sóc, Gương đành ngậm ngùi bảo lưu việc học để về nhà.
“Lúc ấy quá rối trí, tôi chẳng biết thế nào nữa nên đã bảo lưu việc học được bốn tháng – Gương nói – Về nhà được mấy hôm, nhớ trường nhớ lớp quá đành trở lại thành phố”. Hiện Gương đang ở TP.HCM, đi làm thêm để trang trải cuộc sống và học thêm tin học, các lớp kỹ năng phục vụ cho công việc sau này. Gương kể trước đây bạn thích làm việc liên quan đến kinh doanh, tiếp xúc với nhiều người nhưng do “ngoại hình” (bị khối u ở lưng) nên thấy ngành thư viện phù hợp với mình.
Gia đình khuyên… bỏ học
Gương kể bạn bảo lưu kết quả học tập một phần cũng do “không biết phải tính sao” khi người anh trai quyết liệt khuyên… bỏ học vì cho rằng không có tương lai. “Cha thì không nói gì nhưng mỗi lần về nhà, anh lại nói ra nói vào: khó khăn thế thì học làm gì, học xong rồi về có xin được việc hay không? Học cho nhiều vào sau này ra trường không xin được việc cũng vậy. Ở đây nhiều người học đại học xong, bỏ ra 70-80 triệu đồng vẫn không xin được việc, thất nghiệp đầy ra. Nhà lại không có một đồng… Về nhà, tôi bảo học xong đại học sẽ học thêm bằng hai 2-3 năm nữa, anh lại bảo học nhiều quá làm gì?”.
Video đang HOT
Bạn Đỗ Thị Ngọc Huyền – cùng lớp, chơi thân với Gương – cho biết rất ngưỡng mộ Gương về ý chí vươn lên trong cuộc sống. “Tôi biết Gương tự đi làm thêm các việc như phát tờ rơi, bán hàng, nhập dữ liệu… để tự trang trải việc học. Trước khi bảo lưu việc học, Gương có tâm sự với tôi là buồn lắm nhưng phải chịu thôi”.
Chiều 1/6, khi chúng tôi liên lạc, Gương cho biết hiện vẫn học tin học bằng B tại trường đại học khoa học tự nhiên (đại học quốc gia TP.HCM). Do thời gian học từ 13h-17h nên Gương rât khó tìm được việc làm thêm. “Thời gian bảo lưu kết quả học tập tôi suy nghĩ rât nhiêu, xem mình cần làm gì, nên làm gì để tiếp tục con đường học. Có nhiều khó khăn nhưng tôi sẽ bước tiếp con đường của mình là học xong đại học và học thêm văn bằng hai về ngoại ngữ” – Gương quả quyết.
Ý chí mạnh mẽ
Bạn Võ Thế Cường – lớp trưởng của lớp Gương – cho biết kết quả học tập của Gương những năm ở đại học khá tốt. Cụ thể, điểm trung bình học kỳ từ năm thứ nhất đến năm thứ ba của Gương lần lượt là 6,9; 6,89; 7,92; 7,7 và 7,0. Trong đó, một số môn như tin học ứng dụng, nhập môn cơ sở dữ liệu có điểm trung bình 9,0. “Là lớp trưởng, tôi thấy Gương đi học đều, hoàn thành tốt các môn học. Gương chỉ gặp khó khăn ở một số môn giáo dục thể chất nhưng vẫn tham gia đầy đủ và không bỏ tiết. Tôi thấy một ý chí mạnh mẽ trong Gương. Có khi làm bài tập nhóm, Gương miệt mài làm đến 12h khuya mới nghỉ. Bận rộn việc làm thêm nhưng Gương cũng tham gia các hoạt động ở khoa, ở trường như công trình thanh niên, ngày chủ nhật xanh, tham quan dã ngoại và là thành viên của CLB học thuật Pro_Lis của khoa”.
Theo Tuổi Trẻ
Những con đường đến trường dễ sợ nhất TG
Để có thể đến trường học mỗi ngày, học sinh đôi khi vượt qua những đoạn đường đầy gian nan và thậm chí có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
Dưới đây là một số hình ảnh về những con đường tới trường nguy hiểm nhất thế giới:
Học sinh phải men theo lối mòn nhỏ hẹp để tới trường tiểu học Banpo nằm trên lưng chừng núi Tất Tiết thuộc tỉnh Quý Châu, Trung Quốc
Lối mòn chạy cắt qua một vách đá và chỉ rộng 0,5 m, nên học sinh phải đi theo hàng một và phải áp sát vào vách núi khi có người đi qua
Một cậu bé trèo qua dây thép để vượt sông tới trường ở thị trấn Pintu Gabang, Indonesia. Sau khi vượt sông, cậu bé này vẫn phải đi bộ 11km băng qua rừng để tới trường...
... mỗi ngày, 20 học sinh như các cậu bé này phải vượt sông giống như những diễn viên xiếc, sau khi cây cầu treo bị hư hại nặng do mưa lớn
Một học sinh đi qua cây cầu treo dẫn nước nối hai ngôi làng Suro và Plempungan ở Java, Indonesia. Cô bé quyết định đi qua máng nước để rút ngắn hành trình tới trường...
...Mặc dù đi qua máng nước rất nguy hiểm, nhưng các học sinh vẫn lựa chọn con đường này thay vì phải đi vòng thêm 6km
Để tới trường hàng ngày, các học sinh sống tại ngôi làng Decun ở miền tây nam tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) phải sử dụng cáp treo tự chế để vượt qua thung lũng sâu hàng trăm mét
Một học sinh ngồi trên lừa để tới trường trên lưng chừng núi tại ngôi làng Gulu ở Trung Quốc. Hàng ngày, cậu bé cùng với bố phải mất 5 giờ để đi từ chân núi lên tới trường...
... đường mòn men theo vách núi
Zhao Jihong đưa con gái 4 tuổi đi qua một cây cầu hỏng dưới mưa tuyết để tới trường học ở Đô Giang Yển thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc
Học sinh đi học qua một "cây cầu" làm bằng ghế đẩu do đường phố ngập lụt ở thành phố Thường Châu, Giang Tô, Trung Quốc
Một phụ nữ mang theo bàn, trong khi, bé gái mang theo ghế tới trường ở Macheng, Hồ Bắc, Trung Quốc
Bé gái Lu Siling được mẹ đưa tới trường với chiếc bàn sau lưng. Trường của cô bé học ở Macheng, Hồ Bắc, có 5.000 học sinh, nhưng chỉ có 2.000 bàn học. Nên hơn 3.000 học sinh phải tự mang bàn ghế tới trường.
Học sinh mang đồ dùng cá nhân trở lại trường nội trú sau kỳ nghỉ hè ở khu tự trị Choang thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc
Một lớp học trong hang núi tự nhiên ở Tử Vân, Quý Châu, Trung Quốc
Theo 24h
19 tỷ đồng ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam Trong 10 năm đã có 34.000 học sinh được khuyến khích vươn lên trong học tập với học bổng "Vinamilk - Ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam". Năm học này, 1 tỷ đồng sẽ được trao cho 1.000 học sinh tiểu học tại 63 tỉnh thành cả nước. 10 năm, Quỹ Ươm mầm tài năng trẻ đã trao tặng 34.000 suất học...