Gặp cô giáo từng là nhà giáo ưu tú trẻ nhất Sóc Trăng
Năm 2006, cô Huỳnh Mai được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú khi vừa tròn 38 tuổi, được xem là nhà giáo ưu tú trẻ nhất của tỉnh Sóc Trăng và cũng là của cả nước thời điểm đó.
Vừa tròn 20 tuổi, sau khi học xong khóa học cấp tốc ngành Sư phạm mầm non, cô giáo trẻ Lê Thị Huỳnh Mai (SN 1968, quê huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) về nhận công tác tại trường Mẫu giáo thị trấn Mỹ Xuyên (nay là trường Mầm non Sơn Ca).
Ở trường này, cô Huỳnh Mai là một gương mặt tiêu biểu của ngành học mầm non nói riêng, của ngành giáo dục Mỹ Xuyên nói chung. Không chỉ là một cô giáo dạy giỏi, cô Mai còn là một Bí thư Đoàn giỏi, một Chủ tịch công đoàn giỏi nhiều năm liền.
Cô giáo Lê Thị Huỳnh Mai từng là nhà giáo ưu tú trẻ nhất Sóc Trăng.
Nói về những năm đầu mới bước chân vào nghề, cô Huỳnh Mai bồi hồi: “Dạo đó tôi còn quá trẻ, được về dạy học tại quê nhà là vui lắm, nhưng khó khăn cũng không phải là ít. Đường sá đi lại khó khăn, lương cũng chẳng bao nhiêu.
Hồi đó tôi thấy không ít thầy cô dạy mình phải chia tay với nghề để ra bươn chải kiếm sống. Những lúc đó tôi cũng suy nghĩ nhiều lắm, nhưng tôi quyết không xa nghề mình đã chọn.
Tôi mê nghề dạy trẻ từ khi còn nhỏ. Khi chọn nghề, tôi luôn tâm niệm đã chọn nghề thì phải hết lòng với nghề, chỉ có người phụ nghề chứ nghề không bao giờ phụ người.
Video đang HOT
Có được thành tích trong công tác, một phần là ở sự cố gắng vươn lên của chính bản thân, nhưng bên cạnh đó, tôi còn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình, tận tâm giúp đỡ của lãnh đạo và của chị em đồng nghiệp nữa”.
Cô Huỳnh Mai (thứ 7 từ phải sang trái) cùng đồng nghiệp tại một hội nghị của ngành Giáo dục.
Sau một thời gian chuyển trường, đến năm 2009, cô Mai về công tác tại Phòng Giáo dục Mầm non (Sở GD&ĐT Sóc Trăng) cho đến nay.
Trong quá trình giảng dạy và làm công tác quản lý, cô Huỳnh Mai đã có 17 sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học được đánh giá cao, trong đó sáng kiến mà cô tâm đắc nhất là “Kinh nghiệm dạy trẻ làm quen văn học và chữ viết”.
Theo cô Mai, sáng kiến này giúp trẻ biết phát âm đúng, viết đúng các chữ cái, sao chép đúng các từ, nhận biết các chữ cái trong từ, biết ghép thực hành các chữ cái, giúp trẻ biết đọc diễn cảm, kể chuyện theo tranh…
Được biết, bên cạnh công tác chuyên môn, cô Huỳnh Mai còn được phân công phụ trách công tác nữ công trong cơ quan và luôn hoàn thành tốt vai trò của mình, như luôn quan tâm đến việc chăm lo đời sống, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, nhà giáo và người lao động trong cơ quan.
Cô giáo Mai (bìa phải) và các em học sinh thân yêu.
Bảng thành tích của cô Lê Thị Huỳnh Mai cũng khiến nhiều người nể phục, khi cô có 18 năm liền đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện; 9 năm là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; 1 năm là giáo viên giỏi toàn quốc; nhiều năm liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua; được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ GD&ĐT, của UBND tỉnh Sóc Trăng…
Đặc biệt, ngày 15/11/2006, cô Mai vinh dự được Chủ tịch nước ký quyết định phong tặng danh hiệu cao quý “Nhà giáo ưu tú” khi cô vừa tròn 38 tuổi. Thời điểm đó, cô là người trẻ nhất của ngành Giáo dục tỉnh Sóc Trăng cũng như của cả nước được phong tặng danh hiệu này.
Xem xét, tính toán giao các trường cao đẳng sư phạm được bồi dưỡng giáo viên
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có lộ trình và hướng đi cụ thể đối với trường cao đẳng sư phạm trong thời gian sắp đến.
Thực hiện Luật Giáo dục (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 các trường Cao đẳng sư phạm chỉ còn có thể đào tạo được giáo viên Mầm non.
Hiện nay, số lượng các trường cao đẳng sư phạm trên cả nước vẫn còn khá nhiều, nếu không tuyển sinh được thì sẽ gây lãng phí cơ sở vật chất, nhân sự ở các trường Cao đẳng sư phạm. Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có lộ trình và hướng đi cụ thể trong thời gian sắp đến.
Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời cụ thể như sau:
Hiện nay, hệ thống có tổng số 25 trường cao đẳng sư phạm thực hiện đào tạo giáo viên mầm non. Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã huy động các nguồn lực và tập trung hoàn thiện Đề án "Sắp xếp, tổ chức lại các trường sư phạm và hình thành một số trường sư phạm trọng điểm giai đoạn 2019-2025" và trình Chính phủ vào tháng 7/2020.
Nội dung của Đề án đã đề xuất những giải pháp căn cơ liên quan đến việc sắp xếp, tổ chức lại hệ thống các cơ sở đào tạo giáo viên.
Ảnh minh họa: nguồn Báo Đại đoàn kết
Cụ thể, trên cơ sở các chuẩn chất lượng, bên cạnh việc tập trung đầu tư để hình thành các đại học sư phạm, trường đại học sư phạm lớn, một số cơ sở đào tạo sư phạm khác (trong đó có các trường cao đẳng sư phạm) sẽ được tổ chức lại thành khoa sư phạm, trường sư phạm, phân hiệu của đại học hoặc của trường đại học chủ yếu thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên hoặc chuyển đổi thành cơ sở giáo dục khác tại địa phương.
Kế hoạch thực hiện dự kiến bắt đầu từ 2021 đến 2025 để bảo đảm phù hợp với lộ trình dừng tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên trừ ngành Sư phạm Mầm non từ năm 2026 nhằm thực hiện nâng chuẩn giáo viên theo Luật Giáo dục năm 2019.
Trước đây, các trường cao đẳng sư phạm thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục cho các cấp học mầm non, phổ thông.
Tuy nhiên, sau khi Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực thi hành, quy định trình độ chuẩn của nhà giáo dạy tiểu học và trung học cơ sở được nâng lên, các trường cao đẳng sư phạm không còn đào tạo giáo viên tiểu học và trung học cơ sở mà chỉ còn đào tạo duy nhất ngành sư phạm mầm non; việc đào tạo nâng chuẩn trình độ giáo viên tiểu học, trung học cơ sở sẽ do các trường đại học sư phạm đảm nhiệm.
Vì vậy, từ năm học 2020 - 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đề nghị các địa phương xem xét, tính toán để giao cho các trường phối hợp với các trường đại học sư phạm bồi dưỡng giáo viên hằng năm, trong đó có bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa phổ thông mới (ngoài nhiệm vụ đào tạo giáo viên mầm non).
Tiếp thu kiến nghị của cử tri, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và đào tạo sư phạm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2021. Trong đó, thực hiện các giải pháp chuyển đổi để bảo đảm tận dụng được đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất của các trường sư phạm trong đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên các cấp theo nhu cầu của địa phương.
Nghị lực của cô giáo 13 năm cắm bản Với ước mơ trở thành cô giáo, sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm mầm non (Trường đại học Hồng Đức), năm 2008, cô giáo Trần Thị Hồng nộp đơn tình nguyện và được ngành giáo dục phân công giảng dạy tại Trường mầm non Pù Nhi (xã Pù Nhi, huyện Mường Lát, Thanh Hóa). Sau gần 13 năm liên tục gắn bó...