Gần hết học kỳ I, Chương trình phổ thông mới vẫn chưa đủ tài liệu giáo dục địa phương
Theo Bộ GD-ĐT, việc một số tỉnh, thành gửi hồ sơ đề nghị phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương quá muộn khiến quá trình tổ chức thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới gặp khó khăn.
Tại Hội nghị đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (Chương trình mới) được tổ chức tại TP.HCM ngày 13/12, Bộ GD-ĐT cho hay tính đến tháng 2/2022, Bộ đã hoàn thành phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương lớp 2 và lớp 6 để tổ chức dạy học trong năm học 2021-2022.
Đối với tài liệu giáo dục địa phương của lớp 7 và lớp 10, hiện còn một số tỉnh, thành phố chưa đề nghị Bộ GD-ĐT phê duyệt. Cụ thể, còn 11 tỉnh chưa đề nghị phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương lớp 3, có 5 tỉnh lớp 7 và 10 tỉnh lớp 10. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc triển khai Chương trình mới tại các nhà trường.
Học sinh lớp 10 của TP.HCM. Ảnh: Chí Hùng
Nguyên nhân, theo Bộ GD-ĐT, thứ nhất là do một số tỉnh, thành phố chưa có kinh nghiệm trong việc biên soạn và thẩm định tài liệu. Khi xin ý kiến để xây dựng, biên soạn Hội đồng cấp tỉnh thu nhận được nhiều ý kiến trái chiều dẫn đến thời gian hoàn thành chậm so với dự kiến.
Video đang HOT
Thứ hai là kinh phí dành cho việc biên soạn và thẩm định tài liệu giáo dục địa phương – được chi trả theo quy định tại Thông tư số 51/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính – còn thấp và còn một số nội dung chi còn thiếu, không có quy định mức chi như: biên tập, chế bản, mua tranh ảnh, thuê vẽ lược đồ…. Vì vậy, các tỉnh, thành phố rất khó mời những tác giả có trình độ chuyên môn tốt tham gia viết sách. Thậm chí, một số tác giả đang viết cũng xin rút lui, gây khó khăn cho địa phương.
Thứ ba, một số địa phương đã được Bộ GD-ĐT phê duyệt tài liệu nhưng lại gặp khó khăn trong công tác in ấn phát hành.
nguyên nhân là do Thông tư 51/2019/TT-BTC chưa có nội dung hướng dẫn về việc phát hành tài liệu nên các địa phương lúng túng.
Phần lớn các địa phương đã phối hợp với các nhà xuất bản (NXB) như NXB Giáo dục Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, NXB ĐH Huế hỗ trợ. Theo thống kê từ các địa phương, hiện các NXB đã hỗ trợ 59/63 tỉnh chi phí hỗ trợ biên soạn, chế bản, trả thù lao cho tác giả biên soạn, thẩm định.
Tuy nhiên, sau khi bản thảo tài liệu hoàn thiện, được Bộ GD-ĐT phê duyệt thì quyền sở hữu vẫn thuộc địa phương và NXB phải đấu thầu in, phát hành theo quy định. Do đó, nhiều đơn vị dù đã hỗ trợ chi phí biên soạn, chế bản nhưng chưa chắc đã được quyền phát hành bản thảo.
Việc gặp khó khăn trong khâu thẩm định giá nên các địa phương đều không tổ chức đấu thầu được. Đây là lý do chính khiến nhiều tỉnh không thể tiến hành in ấn tài liệu địa phương.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ rất lớn của toàn ngành hiện nay là triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Hội nghị
Theo ông Sơn, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (bắt đầu từ năm 2019 và hoàn thiện vào năm 2025) là chương trình lớn và mới nên sau mỗi năm cần có đánh giá sơ kết. Trong quá trình triển khai, thời gian qua việc hiểu Chương trình vẫn chưa có sự thống nhất, mỗi nơi có những sáng tạo, điểm vướng mắc hay khó khăn khác nhau.
“Tinh thần của Bộ là thường xuyên trao đổi về những phát sinh để cùng nhau xử lý” – ông Sơn nêu rõ.
Gần hết học kỳ I, nhiều nơi vẫn chưa thể dạy môn giáo dục địa phương theo chương trình phổ thông mới
Gần hết học kỳ I, nhiều địa phương vẫn chưa thể triển khai dạy nội dung bắt buộc giáo dục địa phương, một số nơi đang cho học sinh học qua file PDF.
Nhiều tỉnh thành gặp khó khăn trong việc triển khai giảng dạy giáo dục địa phương theo chương trình phổ thông mới
Ngày 13/12, Bộ GD-ĐT cho biết, đến thời điểm này (gần hết học kỳ I năm học 2022-2023) vẫn còn một số tỉnh, thành phố chưa đề nghị phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương chương trình lớp 7, lớp 10, ảnh hưởng đến việc triển khai chung chương trình giáo dục phổ thông mới tại các nhà trường.
Theo Bộ GD-ĐT, nguyên nhân là do một số tỉnh, thành phố chưa có kinh nghiệm trong việc biên soạn và thẩm định tài liệu; hội đồng cấp tỉnh xin ý kiến và nhận được nhiều ý kiến trái chiều dẫn đến thời gian hoàn thành chậm so với dự kiến.
Ông Châu Tuấn Hồng, Giám đốc Sở GD-ĐT Sóc Trăng cho biết tỉnh đã rất chủ động trong khâu biên soạn nội dung giáo dục địa phương từ lớp 1 đến lớp 12. Tuy nhiên, Sở đang vướng trong khâu in ấn tài liệu vì không biết sẽ thực hiện đấu thầu ra sao do khó khăn trong khâu thẩm định giá nên không tổ chức đấu thầu được.
Được biết, hiện tỉnh này phải khắc phục bằng cách sử dụng file PDF để giảng dạy môn giáo dục địa phương cho học sinh
Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, Sở này cũng gặp khó khăn trong việc đấu thầu in ấn tài liệu này và đề xuất Bộ GD-ĐT cho phép các địa phương sử dụng bản quyền đấu giá cho các nhà xuất bản đấu thầu để in ấn, phát hành hoặc cho phép xã hội hóa ngay từ khâu biên soạn.
Các nhà xuất bản sẽ biên soạn nội dung trình UBND TP thẩm định, Bộ GD-ĐT phê duyệt. Với cách làm này, việc in ấn tài liệu giáo dục địa phương sẽ không còn vướng nữa.
Nội dung giáo dục địa phương: Nơi dạy nơi không Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, nội dung giáo dục địa phương là hoạt động, môn học bắt buộc nằm trong chương trình các môn học tổng thể. Tại phiên họp toàn thể lần thứ 4 của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức mới đây, qua giám sát việc triển khai thực hiện nội dung giáo...