Gần 80% số tên miền có dấu hiệu vi phạm là tên miền quốc tế
Quá trình rà soát tên miền liên quan đến thương mại điện tử, ngân hàng do VNNIC tiến hành đã phát hiện hơn 450 tên miền có dấu hiệu vi phạm. Trong đó, tên miền quốc tế chiếm gần 80%.
Thông tin từ cơ quan quản lý nhà nước cho hay, với lĩnh vực quản lý tài nguyên Internet, trong tháng 5, Bộ TT&TT, trực tiếp là Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đã phối hợp với các cơ quan chức năng cung cấp thông tin 47 tên miền xử lý vi phạm, trong đó có 42 tên miền quốc tế. Cùng với đó, đơn vị đã thực hiện tạm ngừng 23 tên miền vi phạm, trong đó có 17 tên miền quốc tế.
Đáng chú ý, khi triển khai nhiệm vụ rà soát và xử lý tên miền có dấu hiệu vi phạm về thương mại điện tử, ngân hàng… đã được Bộ TT&TT giao tại Chỉ thị về định hướng phát triển ngành TT&TT năm 2022 và giai đoạn 2022 – 2024, VNNIC đã phát hiện hơn 450 tên miền có dấu hiệu vi phạm, trong đó có tới 357 tên miền quốc tế, chiếm gần 80%.
Theo VNNIC, các vi phạm trên Internet xuất phát từ việc sử dụng tên miền quốc tế đăng ký xuyên biên giới đang rất phổ biến.
Tại hội nghị trực tuyến với các nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam mới đây, bà Trần Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc VNNIC nhấn mạnh: Việc thúc đẩy phát triển thị trường và hoạt động kinh doanh tên miền Internet cần song hành đảm bảo với công tác quản lý để hạn chế tối đa các vụ việc vi phạm trên môi trường mạng xuất phát từ tên miền quốc tế.
Video đang HOT
Công tác quản lý sẽ được thực hiện trên tinh thần bình đẳng, đồng bộ giữa tên miền quốc gia .VN và tên miền quốc tế, đặc biệt là việc quản lý thông tin hồ sơ, dữ liệu tên miền, nguyên tắc trong đăng ký sử dụng cũng như chế tài xử lý vi phạm.
“VNNIC sẽ đồng hành với các nhà đăng ký tên miền quốc tế để vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và vừa nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên Internet tại Việt Nam góp phần cho sự phát triển an toàn Internet Việt Nam”, bà Trần Thị Thu Hiền chia sẻ.
Cũng theo VNNIC, các vi phạm trên Internet xuất phát từ việc sử dụng tên miền quốc tế đăng ký xuyên biên giới đang rất phổ biến, trong khi đó việc xác định chủ thể vi phạm và áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm còn gặp khó khăn. Thời gian tới, chế tài và biện pháp quản lý hoạt động xuyên biên giới sẽ được tăng cường để góp phần đảm bảo hơn nữa công tác quản lý, sử dụng tên miền của tổ chức, cá nhân Việt Nam.
Thống kê của VNNIC cho thấy, tính đến ngày 15/5, số tên miền .VN đăng ký mới trong 5 tháng đầu năm nay đạt 53.236 tên miền, nâng số lượng tên miền .VN lũy kế đạt 552.365 tên miền, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Về tên miền quốc tế, đến hết ngày 15/5, đã có 525.092 tên miền quốc tế được đăng ký và sử dụng tại Việt Nam.
Kinh doanh tên miền tiếp tục "hốt bạc"
Năm 2022, ngành kinh doanh tên miền tại Việt Nam sẽ có cú hích mới, kỳ vọng mang lại nhiều thay đổi tích cực.
Chinh phục mốc lịch sử
Năm 2022 dự báo là năm mà ngành kinh doanh tên miền tại Việt Nam cán mốc lịch sử. Theo đó, kết thúc năm 2021, số tên miền quốc gia ".vn" đạt 544.361 tên miền, tăng 5,2% so với năm 2020. Tên miền quốc gia Việt Nam ".vn" thuộc nhóm 10 tên miền mã quốc gia có số lượng đăng ký sử dụng lớn nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thứ 44 toàn cầu với yếu tố định danh, tin cậy về người Việt Nam, sản phẩm Việt Nam trên môi trường mạng.
Còn theo thống kê từ trang Domain Name Stat, LLC, số lượng tên miền quốc tế được đăng ký tại Việt Nam đến đầu tháng 10/2021 là 940.709, trong đó, số lượng từ các nhà cung cấp trong nước là hơn 680.000 tên miền. Chắc chắn, việc gia nhập "Câu lạc bộ 1 triệu tên miền" bao gồm tên miền quốc tế và quốc gia đăng ký tại Việt Nam sẽ sớm thành hiện thực.
Theo Báo cáo tài nguyên Internet, tên miền ".vn" với những giá trị tin cậy, tạo dựng niềm tin và trở thành lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp Việt Nam. Có đến 9/10 doanh nghiệp thuộc Top thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2021 đều sử dụng tên miền ".vn"; 85% website với tên miền quốc gia ".vn" được đánh giá tin cậy hơn so với website tên miền quốc tế.
Dấu ấn đậm nét năm 2021 của ngành Internet Việt Nam là đã đồng hành cùng cuộc chuyển đổi số, hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống lên kinh doanh trên môi trường số trong bối cảnh khó khăn. Đặc biệt, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đã phối hợp với các nhà đăng ký tên miền, Sở Thông tin và Truyền thông các địa phương để hỗ trợ cá nhân, doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, quảng bá các mặt hàng nông sản trên các website tên miền quốc gia ".vn".
Ông Nguyễn Hồng Thắng, Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam khẳng định, chuyển đổi từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình kinh doanh trực tuyến là xu hướng tất yếu. Tên thương hiệu hiện diện trên Internet với tên miền quốc gia Việt Nam ".vn" và các dịch vụ số (website, email, bán hàng trực tuyến, thanh toán điện tử, kết nối vận chuyển...) là chìa khóa giúp các doanh nghiệp, hộ kinh doanh địa phương xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ và phát triển kinh doanh trực tuyến chuyên nghiệp, bền vững, tin cậy. Đặc biệt, nhờ ưu thế của các nền tảng công nghệ thông tin, giải pháp quản trị trong bán sản phẩm, chăm sóc khách hàng, mô hình kinh doanh trực tuyến còn giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
Cú hích mới từ đầu năm
Ngay từ đầu năm 2022, lĩnh vực này đã thêm nguồn tài nguyên mới, khi Thông tư 21/2021/TT-BTTTT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành đã mở thêm 3 đuôi tên miền cấp 2 dùng chung. Theo đó, đuôi tên miền "ID.VN" dành cho cá nhân là công dân Việt Nam đăng ký để sử dụng cho các hình ảnh, sản phẩm, thương hiệu cá nhân trên môi trường mạng; "IO.VN" dành cho tổ chức, cá nhân đăng ký để sử dụng cho các ứng dụng công nghệ số, nền tảng, dịch vụ trên môi trường mạng; "AI.VN" dành cho tổ chức, cá nhân đăng ký để sử dụng cho các hoạt động, dịch vụ liên quan đến lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Theo lãnh đạo Trung tâm Internet Việt Nam, việc mở thêm 3 đuôi tên miền cấp 2 dùng chung sẽ tạo ra các không gian tên miền mới, phù hợp với xu thế phát triển công nghệ, thuận tiện hơn cho người dùng, hướng tới mục tiêu phổ cập tên miền tới toàn dân, đưa người dân lên không gian mạng với tên miền riêng. Thông tư mới mở rộng thêm tiếng Việt dưới toàn bộ các đuôi tên miền dùng chung.
Quy định này được đánh giá sẽ tạo ra một luồng gió mới, cú hích mới cho thị trường kinh doanh tên miền và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam, bởi bản thân tên miền là một tài nguyên Internet, khi được giải phóng sẽ tạo ra các nguồn lực mới cho quốc gia.
Trên thị trường hiện tại, nhiều tên miền có giá trị cao đang được mua bán, chuyển nhượng, tạo nên một thị trường sôi động. Không hiếm các tên miền có giá trị tiền tỷ như List.vn đang được rao bán với giá 3 tỷ đồng, giaitri.vn giá 500 triệu đồng, donghoviet.vn giá 150 triệu đồng, xuatkhau.vn giá 168 triệu đồng...
"Khai thác, sử dụng tên miền sẽ thúc đẩy tạo ra của cải, vật chất, việc làm, khi hàng hóa, thương hiệu sản phẩm được quảng bá, mua bán trong và ngoài nước. Cùng với đó là việc bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp trong cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt", một lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh tên miền cho biết.
Twitter bị phạt vì lợi dụng dữ liệu người dùng để phục vụ quảng cáo Twitter vừa phải trả khoản tiền phạt 150 triệu USD cho Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) vì hành vi vi phạm quyền riêng tư khi sử dụng dữ liệu người dùng để phục vụ quảng cáo. Theo Engadget, khoản tiền phạt bắt nguồn từ việc Twitter thừa nhận vào năm 2019 rằng công ty đã sử dụng số điện thoại...