Gần 55 triệu người dân Tây và Trung Phi sắp đối mặt nạn đói
Các cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ) cảnh báo gần 55 triệu người tại Tây và Trung Phi sẽ phải đối mặt với nạn đói nghiêm trọng trong một vài tháng tới khi giá cả leo thang, gây ra một cuộc khủng hoảng về lương thực, thực phẩm.
Người tị nạn chờ được phát thực phẩm cứu trợ tại Goma, CHDC Congo. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kênh Al Jazeera, trong một tuyên bố chung ngày 12/4, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) cho biết, số người sẽ phải đối mặt với nạn đói trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 8 đã tăng gấp 4 lần trong 5 năm qua.
Tuyên bố chung cho biết những thách thức kinh tế như lạm phát lên đến hai con số và sản xuất trong nước trì trệ đã trở thành nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng lương thực, thực phẩm, bên cạnh căng thẳng xung đột tái diễn trong khu vực. Khu vực này phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu thực phẩm, do đó phải chịu sức ép lớn, nhất là các quốc gia đang có lạm phát cao như Ghana, Nigeria và Sierra Leone.
Tuyên bố chỉ ra Nigeria, Ghana, Sierra Leone và Mali sẽ nằm trong số những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tình hình đặc biệt đáng lo ngại ở miền Bắc Mali, nơi khoảng 2.600 người có thể phải chịu nạn đói thảm khốc.
Video đang HOT
Các cơ quan của LHQ cho biết trong 5 năm qua, giá các loại ngũ cốc chính tiếp tục tăng trên toàn khu vực từ 10% lên hơn 100% so với mức trung bình.
“Chúng ta cần hành động ngay lúc này. Chúng ta cần phải đẩy mạnh hợp tác để ngăn chặn tình hình vượt khỏi tầm kiểm soát. Chúng ta cần đầu tư nhiều hơn vào các giải pháp xây dựng khả năng phục hồi và lâu dài hơn cho tương lai của Tây Phi”, Margot Vandervelden, quyền Giám đốc khu vực Tây Phi của WFP, nhấn mạnh.
Tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm cũng dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở mức cao đáng báo động ở trẻ em.
Các cơ quan trên cho biết cứ 10 trẻ em từ 6 đến 23 tháng tuổi thì có 8 em không có đủ lượng thức ăn tối thiểu để tăng trưởng và phát triển tối ưu.
Tổ chức này cũng cho biết khoảng 16,7 triệu trẻ em dưới 5 tuổi trong khu vực bị suy dinh dưỡng trầm trọng và hơn 2/3 số gia đình không đủ khả năng chi trả cho chế độ ăn uống lành mạnh.
Giám đốc khu vực của UNICEF Gilles Fagninou, kêu gọi: “Để trẻ em trong khu vực phát huy hết tiềm năng, chúng ta cần đảm bảo rằng mỗi bé gái và bé trai đều nhận được dinh dưỡng và chăm sóc tốt, sống trong môi trường lành mạnh và an toàn cũng như có cơ hội học tập phù hợp”.
Bất ổn bao trùm và nguy cơ xảy ra nạn đói tại Haiti
Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 12/3, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cảnh báo Haiti đang trên bờ vực khủng hoảng lương thực trầm trọng, trong bối cảnh Thủ tướng Ariel Henry chính thức đệ đơn từ chức trong khi các nhóm vũ trang kiểm soát thủ đô Port-au-Prince.
Người biểu tình gây bạo loạn tại Port-au-Prince, Haiti sau quyết định từ chức của Thủ tướng Ariel Henry, ngày 12/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Bà Cindy McCain, Giám đốc điều hành WFP nhấn mạnh bạo lực lan tràn khiến các nhân viên cứu trợ không tiếp cận được những cộng đồng dân cư đang cần giúp đỡ. Trong khi đó, nguồn viện trợ tài chính cho Haiti đang cạn kiệt. Hiện mới chỉ huy động được 2% trong tổng số tiền 674 triệu USD mà LHQ đề ra theo kế hoạch nhằm trợ giúp Haiti. Bà McCain cho biết thêm rằng ban đầu WFP và các đối tác hỗ trợ cho những người mới di dời tại Haiti mỗi ngày 2.000 bữa ăn, nhưng đến nay đã tăng lên gần 14.000.
Cùng ngày, người đứng đầu Văn phòng WFP tại Haiti, ông Jean-Martin Bauer, cảnh báo nạn đói đang hiện hữu ở quốc gia này, đặc biệt mức độ tại thủ đô Port-au-Prince tương đương các vùng chiến sự trên thế giới. Theo ông, Haiti là một trong những nơi phải đối mặt với khủng hoảng lương thực nghiêm trọng nhất thế giới. 4 triệu người phải đối mặt với tình trạng "mất an ninh lương thực trầm trọng" và khoảng 1,4 triệu người trong số đó đang ở sát ngưỡng lâm vào nạn đói. Ông Martin Bauer cũng cảnh báo sự gia tăng bạo lực băng nhóm gần đây đã khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn và khiến thêm 15.000 người ở thủ đô Port-au-Prince phải chạy nạn chỉ trong cuối tuần đầu tiên của tháng 3. Theo đó, tổng số người phải di tản ở Haiti - đất nước hơn 11 triệu dân - lên tới hơn 360.000 người, 50% trong đó là trẻ em.
Trẻ em tại trại tị nạn ở Port-au-Prince, Haiti, ngày 30/7/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ông Stephane Dujarric, người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hiệp quốc (LHQ) đánh giá tình trạng thiếu hàng hóa và nguồn lực ở Haiti ngày một trầm trọng khi nền kinh tế nước này vốn đã ở trong tình trạng bấp bênh.
Ông Dujarric nhấn mạnh Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres kêu gọi các bên liên quan ở Haiti hành động có trách nhiệm, đồng thời đánh giá cao việc Cộng đồng Caribe (CARICOM) cùng các đối tác đã nỗ lực thúc đẩy một giải pháp giúp xử lý khủng hoảng chính trị ở Haiti thông qua một thỏa thuận công bằng, nổi bật là việc chỉ định Thủ tướng tạm quyền.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, liên quan tình hình Haiti, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller bày tỏ tin tưởng Haiti sẽ thành lập Hội đồng chuyển tiếp trong khoảng từ 24 đến 48 giờ tới và hội đồng này sẽ đồng ý bổ nhiệm thủ tướng mới sau khi Thủ tướng Ariel Henry từ chức.
Cùng ngày, Kenya tuyên bố hoãn triển khai 1.000 cảnh sát đến hỗ trợ Haiti do lo ngại khoảng trống quyền lực tại quốc gia Caribe này sau động thái từ chức của Thủ tướng Henry. Bộ trưởng Ngoại giao Keyna Korir Sing'Oei cho rằng tình hình Haiti đã thay đổi "đáng kể" sau tuyên bố của ông Henry.
40 triệu người tại Trung Đông đối mặt với nạn đói trong tháng lễ Ramadan Ngày 11/3, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên hợp quốc cho biết Trung Đông đã bắt đầu tháng lễ Ramadan giữa lúc khu vực đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực tồi tệ nhất trong những năm gần đây. Tổ chức này đồng thời cảnh báo các nguồn viện trợ ngày càng sụt giảm đã ảnh hưởng đến...