Gần 4,9 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu
Thế giới ghi nhận gần 320.000 người chết do nCoV trong gần 4,9 triệu ca nhiễm, nhiều quốc gia ủng hộ điều tra quốc tế về Covid-19.
213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 4.885.038 ca nhiễm và 319.779 ca tử vong, tăng lần lượt 86.893 và 3.272 ca so với hôm qua, trong khi 1.902.554 người đã hồi phục, theo thống kê của Worldometer.
C ảnh sát Mỹ tuần tra trên đường phố Los Angeles hôm 18/5. Ảnh: Reuters.
Tổng số ca nhiễm và tử vong do nCoV ở Mỹ lần lượt là 1.548.830 và 91.873, sau khi ghi nhận thêm 22.004 ca nhiễm và 900 ca tử vong trong 24 giờ qua.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiết lộ ông đang dùng hydroxychloroquine, một loại thuốc chống sốt rét mà các chuyên gia chính phủ của ông nói không phù hợp để chống nCoV. Trump lưu ý ông đã xét nghiệm âm tính với nCoV và không có triệu chứng, thêm rằng ông dùng thuốc như một biện pháp phòng ngừa.
Cơ quan Giám sát Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng và Nhân quyền Liên bang Nga (Rospotrebnadzor) ghi nhận tổng cộng 290.678 ca nhiễm nCoV trên toàn quốc, cao thứ hai thế giới, trong đó 2.722 người đã chết. Nước này hôm 18/5 ghi nhận thêm 8.926 người nhiễm nCoV, đánh dấu lần đầu tiên ca nhiễm mới hàng ngày ở dưới 9.000 kể từ đầu tháng 5.
Anna Popova, người đứng đầu Rospotrebnadzor, cho rằng tốc độ lây nhiễm đang giảm dần và Nga đang tiến đến “sự ổn định mà chúng tôi mong chờ”.
“Tình hình dịch bệnh vẫn rất khó khăn, nhưng chúng ta đã chặn đứng đà tăng số ca nhiễm mới”, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin hôm nay phát biểu.
Tây Ban Nha báo cáo thêm 469 ca nhiễm và 59 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 278.188 và 27.709. Đây là ngày thứ hai liên tiếp số ca tử vong hàng ngày dưới 100.
Nhiều cơ sở kinh doanh tại Tây Ban Nha đã nối lại hoạt động. Quán bar, nhà hàng và cơ sở tôn giáo ở một số khu vực được mở cửa trở lại. Tại Madrid và Barcelona, những nơi áp đặt hạn chế khắt khe nhất, cửa hàng hiện có thể tiếp nhận khách hàng mà không cần hẹn trước và bảo tàng có thể mở cửa trở lại dù giới hạn lượng khách. Các cửa hàng rộng hơn 400 m2 được phép mở lại trên cả nước, nhưng cũng hạn chế lượng khách.
Ca nhiễm và tử vong do nCoV ở Anh lần lượt là 246.406 và 34.796 sau khi báo cáo thêm lần lượt 2.711 và 160 ca.
Từ tuần trước, Anh “tích cực khuyến khích” mọi người quay trở lại làm việc nếu công việc của họ không thể làm từ xa, như ngành sản xuất hoặc xây dựng. Người dân cũng được tập thể dục ngoài trời không giới hạn, có thể tham gia các môn thể thao nhiều người như đánh golf, tennis và câu cá, miễn là những người đi cùng đều là thành viên trong một gia đình.
Italy ghi nhận thêm 451 ca nhiễm và 99 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 225.886 và 32.007. Chính quyền sẽ cho phép tự do đi lại lại từ ngày 3/6, đánh dấu sự nới lỏng hạn chế lớn sau khi Italy là quốc gia châu Âu đầu tiên phong tỏa toàn quốc hồi tháng 3.
Pháp báo cáo thêm 358 ca nhiễm, nâng tổng số lên 179.927, trong đó 28.239 người chết, tăng 131 ca. Chính quyền đã nới lệnh phong tỏa toàn quốc kéo dài gần 8 tuần, nhưng nhấn mạnh họ sẵn sàng tái siết chặt hạn chế nếu cần thiết.
Video đang HOT
Đức ghi nhận thêm 638 ca nhiễm và 74 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 177.289 và 8.123. Tỷ lệ tử vong tại nước này thấp hơn nhiều so với các vùng dịch khác trong khu vực cũng như toàn cầu.
Tốc độ tăng ca nhiễm và tử vong ở châu Âu đã giảm đáng kể so với giai đoạn đỉnh dịch hồi tháng 3, cho phép các nước nới lỏng phong tỏa xã hội. Tuy nhiên, nhiều lãnh đạo châu Âu vẫn cảnh báo nguy cơ tái bùng phát Covid-19 nếu gỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp cách biệt cộng đồng một cách nhanh chóng.
Tại khu vực Mỹ Latinh, Brazil là vùng dịch lớn nhất với 254.220 ca nhiễm và 16.792 ca tử vong, tăng lần lượt 13.140 và 674 trường hợp. Nước này hiện là vùng dịch lớn thứ tư thế giới.
Một cuộc thăm dò trong tuần trước cho thấy 2/3 người Brazil đồng ý cần “cách biệt cộng đồng”, điều các thống đốc và chuyên gia y tế ủng hộ. Trong khi đó, Tổng thống Jair Bolsonaro cố gắng mở lại phòng gym, tiệm làm tóc và các hoạt động kinh doanh khác.
Mexico báo cáo 49.219 ca nhiễm và 5.177 ca tử vong, tăng lần lượt 2.075 và 132. Giới chuyên gia cho rằng người Mexico có nguy cơ tử vong vì nCoV lớn hơn nhiều nước vì mắc các bệnh nền như tiểu đường, tăng huyết áp và béo phì.
Tại Trung Đông, Iran báo cáo thêm 2.294 ca nhiễm và 69 ca tử vong, đánh dấu mức tăng trở lại về số người nhiễm và chết, nâng tổng số lên lần lượt 122.492 và 7.057.
Arab Saudi ghi nhận thêm 2.593 ca nhiễm và 8 ca tử vong, thấp hơn so với một ngày trước đó, nâng tổng số lên lần lượt 57.345 và 320.
Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất ( UAE) báo cáo 832 ca nhiễm và 4 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 24.190 và 224. UAE từ cuối tháng trước đã nới lỏng các hạn chế được áp đặt kể từ giữa tháng 3. Dubai, trung tâm kinh doanh của UAE, cho phép các trung tâm thương mại, nhà hàng và quán cà phê mở cửa trở lại từ ngày 23/4 nhưng phải tuân thủ quy định phòng dịch.
Trung Quốc báo cáo 6 ca nhiễm mới, giảm một trường hợp so với hôm qua, trong đó 3 trường hợp ngoại nhập được phát hiện ở vùng Nội Mông. 3 ca nhiễm cộng đồng gồm hai người ở tỉnh Cát Lâm và một ở Hồ Bắc.
Hàn Quốc chưa công bố số liệu.
Tại Nam Á, Ấn Độ ghi nhận 100.340 ca nhiễm và 3.156 ca tử vong, tăng lần lượt 4.642 và 131. Chính quyền kéo dài lệnh phong tỏa cho đến ngày 31/5. Trường học, trung tâm thương mại và các địa điểm công cộng khác sẽ vẫn đóng cửa, mặc dù các quy tắc sẽ được nới lỏng ở những khu vực báo cáo ca nhiễm thấp.
Tại Đông Nam Á, Singapore vẫn là vùng dịch lớn nhất khu vực với 28.343 ca nhiễm, tăng 305 trường hợp so với hôm trước, trong khi số ca tử vong duy trì ở 22. Indonesia xếp thứ hai với 18.010 ca nhiễm và 1.191 người chết, tăng lần lượt 469 và 43 ca. Indonesia là nước duy nhất trong khu vực ghi nhận ca tử vong vượt 1.000.
Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timor là các nước trong khu vực chưa ghi nhận ca tử vong do nCoV.
Đà tăng ca nhiễm và tử vong tại châu Á dường như đã được khống chế, thấp hơn giai đoạn bùng phát trong những tháng trước. Tuy nhiên, các nước châu Á vẫn đối mặt nguy cơ về các đợt lây nhiễm mới, đặc biệt khi nới phong tỏa và nối lại các hoạt động kinh tế – xã hội. Một số quốc gia trong khu vực vẫn ghi nhận số ca nhiễm tăng.
Một nghị quyết được Liên minh châu Âu (EU) soạn thảo, trong đó kêu gọi đánh giá một cách độc lập, công bằng và toàn diện về “phản ứng y tế toàn cầu đối với Covid-19″ đã nhận được sự ủng hộ của 116 quốc gia tại Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA).
Nghị quyết kêu gọi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực hợp tác và khoa học để truy vết lây nhiễm, giúp giảm nguy cơ bùng phát các dịch bệnh tương tự. Nghị quyết cũng đề nghị WHO hợp tác chặt chẽ với các cơ quan và quốc gia khác để xác định nguồn gốc động vật của nCoV và tìm hiểu cách virus “nhảy” sang người.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định nước này “minh bạch, có trách nhiệm” trong ứng phó Covid-19, kêu gọi mở cuộc điều tra sau khi bệnh dịch được kiểm soát.
“Chúng tôi ủng hộ đánh giá tổng thể về phản ứng toàn cầu sau khi đại dịch đã được kiểm soát, nhằm tích lũy kinh nghiệm và khắc phục những điểm yếu. Công việc này đòi hỏi tinh thần khoa học và cần được dẫn đầu bởi WHO. Các bên cần tôn trọng nguyên tắc khách quan và công bằng”, Chủ tịch Tập nói.
Niềm tin dân Âu Mỹ vào NATO giảm mạnh
Niềm tin của người dân các nước châu Âu và Mỹ vào liên minh NATO đang giảm dần, đặc biệt là sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm quyền.
Niềm tin của công chúng vào NATO giảm mạnh ở các nước hàng đầu châu Âu và Mỹ sau khi Nhà Trắng được lãnh đạo bởi ông Donald Trump.
Theo nghiên cứu của Pew Research Center bảng xếp hạng về mức độ ủng hộ của liên minh đã giảm trong giai đoạn 2017-2019.
Niềm tin của người dân các nước châu Âu và Mỹ vào NATO đang giảm mạnh.
Tại Hoa Kỳ khoảng 52% số người được hỏi có thái độ ủng hộ NATO, thấp hơn 10% so với hai năm trước. Tình hình tương tự cũng diễn ra ở Đức, nơi tỷ lệ ủng hộ liên minh đã giảm từ 67% xuống 57%.
Ở Pháp thậm chí còn tệ hơn giảm từ 60% năm 2017 xuống còn 49% năm 2019. Tại Hungary, 48% số người được hỏi có thái độ tích cực đối với liên minh, ít hơn 12% so với hai năm trước.
Ở Ba Lan 82% công dân ủng hộ hành động của liên minh, nhiều hơn 3% so với năm 2017, đây cũng là nước có công dân ủng hộ liên minh cao nhất.
Ở vị trí thứ hai là Litva - 77%, tiếp theo là Hà Lan - 72%, sau đó là Canada - 66% và thứ năm là Anh với 65%. Ở tất cả các quốc gia này, ngoại trừ Hà Lan, bảng xếp hạng niềm tin vào liên minh đã tăng hoặc không thay đổi.
Chỉ số nhỏ nhất được ghi nhận ở Thổ Nhĩ Kỳ - 21%, trong hai năm qua, chỉ số này đã giảm thêm 2%.
Hy Lạp có tỷ lệ ủng hộ khoảng là 37%, tại Bulgaria 42% số người được hỏi ủng hộ liên minh.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng được thực hiện ở các quốc gia ngoài liên minh, cụ thể là ở Thụy Điển, Nga và Ukraine. Hơn 63% người Thụy Điển tin tưởng vào NATO so với 65% trong năm 2017.
Ở Nga chỉ có 16% số người được hỏi ủng hộ các hoạt động của liên minh, cao hơn 4% so với kết quả năm 2017. Tại Ukraine khoảng 53% số người được hỏi tin tưởng vào NATO, con số này giảm 5% so với năm 2017.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm niềm tin vào NATO trong vài năm qua và yếu tố chính ở đây là Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã có chính sách sửa đổi hầu hết các thỏa thuận quốc tế, chỉ trích các đồng minh NATO....
Nhà lãnh đạo Mỹ đã chỉ trích NATO trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 và kể từ đó làm tăng áp lực lên liên minh. Donald Trump đã nhiều lần gọi liên minh là "lỗi thời" và cáo buộc các đồng minh không thực hiện nghĩa vụ của mình.
Cụ thể, Tổng thống Mỹ không hài lòng với sự miễn cưỡng của các nước hàng đầu châu Âu như Pháp và Đức về việc tăng chi tiêu quốc phòng lên 2% GDP.
Ngoài ra, một trong những nguyên nhân chính gây ra các vấn đề trong liên minh là Nga, cụ thể là thái độ của các nước thành viên NATO đối với nước này. Với nhiệm vụ chính của liên minh là ngăn chặn của Moscow, vì vậy hầu hết các nước châu Âu không hợp tác với Nga.
Theo kết quả nghiện cứu, 55% số người được hỏi ở Hungary về ủng hộ quan hệ chặt chẽ giữa Hoa Kỳ và Nga, ở Ba Lan 53% số người được hỏi ủng hộ và 50% ở Slovakia.
Tại Đức 30% số người được hỏi coi việc hợp tác giữa Moscow và Washington là có lợi, trong khi ở Pháp - chỉ có 13%.
Tại Ý và Bulgaria các chỉ số này lần lượt là 45% và 47%. Mối quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ chủ yếu được ủng hộ ở Anh (83%), Hà Lan (82%) và Tây Ban Nha (73%).
Theo khảo sát, người dân Bulgaria, Ý, Hy Lạp, Đức và Tây Ban Nha phản đối sự can thiệp quân sự vào cuộc xung đột với Nga trong trường hợp nước này tấn công một trong các thành viên NATO.
Ở Bulgaria có 69% người phản đối, ở Ý - 66% người phản đối, sau đó là ở Hy Lạp - 63%, tiếp theo là ở Đức - 60%.
Tuy nhiên, hầu hết những người được hỏi tin tưởng rằng, Hoa Kỳ sẽ bảo vệ liên minh khỏi mọi cuộc tấn công, kể cả từ Nga.
Ở Ý khoảng 75% người tin tưởng điều này, ở Anh - 73% và ở Tây Ban Nha - 72%. Ít nhất trong số này là Hungary - 39% và Cộng hòa Séc - 41%.
Kết quả nghiên cứu này không có gì bất ngờ, nhưng rõ ràng cho thấy sự sụt giảm niềm tin vào NATO ở khu vực châu Âu.
Chí Huy
Theo baodatviet.vn
Ca mắc COVID-19 giảm, Italy, Tây Ban Nha nới lỏng phong toả vào đầu tháng 5 Số ca nhiễm và thiệt mạng do virus corona chủng mới có xu hướng giảm, Tây Ban Nha và Italy bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế từ đầu tháng 5. Italy và Tây Ban Nha, hai trong số các quốc gia châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19, sẽ bắt đầu nới lỏng các biện...