Gần 42 nghìn bài giảng điện tử dự thi “Thiết kế bài giảng điện tử 2021″
Gần 42.000 bài giảng điện tử đã được các giáo viên từ khắp mọi miền đất nước gửi về tham dự cuộc thi “Thiết kế bài giảng điện tử năm 2021″.
Giờ học môn Tin học của học sinh Trường THPT Phan Bội Châu, Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
Đây là lần thứ hai cuộc thi được tổ chức, lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2016. Cuộc thi năm nay nhằm tiếp tục xây dựng và làm phong phú thêm kho học liệu số của ngành Giáo dục, hướng tới mục tiêu chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, thích ứng với việc dạy và học trực tuyến, từ xa do tác động của dịch bệnh.
Chỉ sau 1 tháng phát động, từ ngày 5/10 đến ngày 5/11/202, Kho học liệu số đặt tại địa chỉ igiaoduc.vn đã tiếp nhận 41,670 bài giảng, trong đó có 26,374 bài giảng e-learning và 15,296 video bài giảng. Nhiều nhất là các bài giảng của các giáo viên khối lớp 6 với 7,255 bài, lớp 2 với 4,341 bài và lớp 1 với 3,950 bài. Số bài giảng thuộc chương trình sách giáo khoa mới chiếm tỷ lệ 37% tổng số bài dự thi.
Cuộc thi đã thực sự trở thành một sân chơi của các nhà giáo đã và đang giảng dạy trong ngành giáo dục. Thông qua cuộc thi, mỗi giáo viên có cơ hội tự mình trau dồi, nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin và biên soạn bài giảng điện tử để làm phong phú thêm phương pháp và nội dung giảng dạy của mình.
Cô giáo Bùi Thị Diễm Trang, giáo viên giảng dạy môn Tin học, Trường THPT Phan Bội Châu, Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam chia sẻ: Đây là lần đầu cô tham dự kỳ thi biên soạn bài giảng điện tử ở cấp quốc gia, trước đó đã tham dự ở cấp tỉnh. Cô coi đó là cơ hội để học tập, trau dồi kinh nghiệm giảng dạy với các thầy, cô giáo ở khắp mọi miền đất nước. Từ đó, tự mình tìm tòi, đổi mới phương pháp và nội dung bài giảng, làm cho bài giảng càng ngày càng hấp dẫn, giúp học sinh nắm được kiến thức tốt hơn.
Video đang HOT
Không chỉ thu hút các thầy, cô giáo trẻ tham dự, nhiều thầy, cô giáo nhiều năm kinh nghiệm cũng tham gia biên soạn và gửi bài dự thi. Cô Kim Hòa, giáo viên tại tỉnh Kon Tum cho hay: “Cuộc thi đã tạo làn sóng đổi mới mạnh mẽ trong giáo dục, sự bứt phá và vươn lên của các thầy cô về đổi mới và cập nhật công nghệ số. Cá nhân tôi cũng có cái nhìn mới về chính mình sau cuộc thi, được nhiều cái mới để tiếp tục cống hiến và cảm thấy yêu nghề hơn”.
Đánh giá về chất lượng ban đầu của các bài dự thi năm nay, ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GDĐT, Trưởng Ban Tổ chức cho biết: Cuộc thi được phát động tổ chức ngay sau các đợt tập huấn giáo viên về dạy học trực tuyến của ngành Giáo dục, qua đó, chất lượng bài giảng đã được nâng lên rõ rệt, giáo viên đã áp dụng nhiều công cụ, công nghệ mới trong soạn bài giảng điện tử. Ban tổ chức hy vọng bài giảng của những giáo viên dạy giỏi nhất cả nước sẽ đến được với tất cả học sinh trên cả nước.
“Kho bài giảng trực tuyến sẽ mở ra cơ hội tiếp cận nội dung giáo dục có chất lượng tới tất cả người học, tạo ra sự công bằng hơn trong giáo dục, sẽ rất hữu ích với học sinh nhận được máy tính và Internet từ chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Thủ tướng Chính phủ phát động”, ông Nguyễn Sơn Hải cho hay.
Hiện nay, Bộ GDĐT đang tổ chức thẩm định bài giảng. Dựa vào Khung phân phối chương trình các môn học, Ban Tổ chức sẽ lựa chọn những bài giảng học sinh sắp học để ưu tiên thẩm định trước. Những bài giảng đạt chất lượng sẽ được công bố ngay trên Kho học liệu số để học sinh sử dụng học trực tuyến.
Phát động Cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử
Bài giảng giúp học sinh tự học, học trực tuyến hoặc sử dụng dạy học kết hợp (giữa tự học, học trực tuyến và dạy học trên lớp); phù hợp với các hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về mục tiêu, yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy học của bài học.
Nhằm mục đích xây dựng kho học liệu số ngành Giáo dục có chất lượng; nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động dạy, học; đồng thời, tôn vinh trí tuệ, sức sáng tạo của các nhà giáo trong đổi mới nội dung và đổi mới phương pháp dạy học, Bộ GD&ĐT, Hệ tri thức Việt số hóa và Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp phát động, đồng hành và tổ chức Cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử.
Theo đó, Bộ GD&ĐT đã ban hành thể lệ Cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử. Theo đó, cuộc thi được tổ chức trên phạm vi toàn quốc. Đối tượng dự thi là nhà giáo đã và đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên. Tác giả có thể tham gia dự thi theo hình thức cá nhân hoặc theo nhóm (không quá ba tác giả cho mỗi nhóm).
Ảnh minh họa. (Nguồn: TL)
Sản phẩm bài giảng điện tử dự thi gồm: Bài giảng e-Learning (là sản phẩm được tạo ra từ các phần mềm thiết kế bài giảng e-learning); Video bài giảng (là bài giảng được giáo viên thiết kế và ghi hình dưới dạng video). Mỗi sản phẩm kèm theo Kế hoạch bài dạy (giáo án). Các nhà giáo đăng ký, nộp sản phẩm dự thi theo hình thức trực tuyến trên Hệ tri thức Việt số hóa tại địa chỉ igiaoduc.vn.
Kho học liệu số của Hệ tri thức Việt số hóa (igiaoduc.vn) bắt đầu mở tiếp nhận sản phẩm dự thi từ ngày 30/9/2021 đến hết ngày 30/10/2021. Thời hạn cuối cùng Ban Tổ chức tiếp nhận sản phẩm dự thi là 24h00 ngày 30/10/2021. Ban Tổ chức có thể thay đổi thời gian cho phù hợp với tình hình thực tế. Mọi thông tin liên quan đến cuộc thi, sản phẩm dự thi đều được Ban Tổ chức công bố trên hệ thống igiaoduc.vn.
Yêu cầu về sản phẩm dự thi: Bài giảng triển khai được toàn bộ quá trình (các hoạt động) dạy và học (tối thiểu cho một tiết học) thuộc chương trình giáo dục phổ thông (đối với lớp 1, lớp 2 và lớp 6 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các lớp còn lại theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006).
Bài giảng giúp học sinh tự học, học trực tuyến hoặc sử dụng dạy học kết hợp (giữa tự học, học trực tuyến và dạy học trên lớp); phù hợp với các hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về mục tiêu, yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy học của bài học.
Bài giảng cần thể hiện sự sáng tạo của giáo viên trong việc ứng dụng công nghệ để đạt được một số yêu cầu sau:
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Người học có cơ hội được tổng hợp và khuyến khích phát triển các ý tưởng sáng tạo nhằm giải quyết các vấn đề của bài học và thực tiễn.
Đa dạng và hài hòa: Sản phẩm được thiết kế phù hợp với các hình thức học tập khác nhau của học sinh, thể hiện được các phương pháp tiếp cận khác nhau nhằm tạo ra một lộ trình học tập toàn diện.
Tăng cường tự chủ của học sinh: Vai trò của học sinh được xuất hiện xuyên suốt các hoạt động học tập của bài học, là minh chứng rõ ràng về sự trao quyền cho học sinh, các em được tôn trọng và tự tin. Phát huy sự dân chủ và bình đẳng của học sinh trong mọi quyết định liên quan đến hoạt động bài học...
Để tham gia cuộc thi và nộp sản phẩm dự thi, tác giả phải có tài khoản sử dụng trên hệ thống igiaoduc.vn. Tác giả là giáo viên đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông hoặc trung tâm giáo dục thường xuyên: Hệ thống đã cấp tài khoản cho tác giả với Tên đăng nhập (là mã định danh của từng giáo viên) và mật khẩu có trên phần mềm cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục (tại địa chỉ csdl.moet.gov.vn).
Tác giả liên hệ nhà trường để lấy thông tin tài khoản bao gồm: Tên đăng nhập (theo mã định danh của giáo viên) và mật khẩu. Sản phẩm dự thi có trên 01 thành viên tham gia thì dùng tài khoản của một thành viên làm đại diện để nộp sản phẩm dự thi.
Tác giả không thuộc khoản 3 nêu trên: Thực hiện đăng ký tài khoản thành viên trên Hệ tri thức Việt số hóa (igiaoduc.vn), cung cấp chính xác và đầy đủ thông tin theo yêu cầu./.
Quy tắc 5T để dạy học trực tuyến hiệu quả Theo ThS Kiều Phương Thùy, Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, để dạy học trực tuyến hiệu quả, cần tuân thủ quy tắc 5T bao gồm: Trang thiết bị phù hợp, Tinh giản nội dung, Tăng cường tự học, Tích cực tương tác, Tinh thần thoải mái. Ảnh minh họa Làm sao để học trực tuyến đạt...