Gần 10.000 nhân viên Facebook đang nghiên cứu công nghệ thực tế ảo
Theo báo cáo từ The Information , Facebook hiện có 10.000 nhân viên đang làm việc cho bộ phận Reality Labs (Phòng thí nghiệm thực tế), chiếm 1/5 lực lượng lao động của công ty. Hồi năm 2017, bộ phận này chỉ có khoảng 1.000 nhân viên.
Facebook mạnh tay đầu tư vào AR/VR sau thành công của dòng thiết bị Oculus Quest
The Information cũng cho biết Facebook muốn sản xuất phần cứng tiêu dùng để không cần phụ thuộc vào Apple và Google trong việc đưa phần mềm đến với người tiêu dùng. Bộ phận thực tế ảo của công ty vẫn đang nỗ lực mở rộng hệ sinh thái Oculus. CEO Facebook Mark Zuckerberg xác nhận công ty sẽ tiếp tục phát triển phần cứng mới “phù hợp với cùng nền tảng” như Quest 2.
Tính đến tháng 12.2020, Statista cho biết Facebook có hơn 58.000 nhân viên, tăng đáng kể so với con số 18.000 nhân viên từ năm 2017. Thành công của Oculus Quest đã thay đổi định hướng của Facebook trong lĩnh vực VR. Với giá 299 USD, Oculus Quest 2 được đặt trước nhiều gấp 5 lần so với thiết bị tiền nhiệm.
Bên cạnh đó, gã khổng lồ mạng xã hội cũng đang ấp ủ kế hoạch phát triển kính AR hợp tác với Luxottica, trong bối cảnh kính thông minh được dự đoán có khả năng thay thế laptop và smartphone trong tương lai.
Trong buổi phỏng vấn với The Information hôm 8.3, Mark Zuckerberg dự đoán con người tương lai sẽ dùng kính thực tế ảo để “dịch chuyển tức thời” đến bất cứ đâu thông qua avatar ảo, từ đó giúp họ tiết kiệm thời gian đi lại, giảm biến đổi khí hậu. Người sáng lập Facebook chia sẻ: “Hiện nay, hầu hết những gì Facebook làm là xây dựng trên nền tảng của người khác. Chúng tôi sẽ đầu tư mạnh hơn để định hình nền tảng máy tính lớn tiếp theo, kết hợp giữa AR và VR, đảm bảo mọi thứ phát triển theo cách đưa con người lại với nhau”.
Cuộc đua trong lĩnh vực VR ngày càng nóng lên, nhất là khi nhiều nguồn tin khẳng định Apple đang phát triển thiết bị đeo thực tế ảo giá 3.000 USD để đối đầu với thiết bị của Facebook. Tuy nhiên, dòng Oculus Quest của gã khổng lồ mạng xã hội vẫn có lợi thế là mức giá phải chăng, dự kiến sẽ được nâng cấp tốc độ quét lên đến 120 Hz vào cuối năm nay.
Cuộc chạy đua tìm thiết bị thay thế smartphone
Doanh thu smartphone toàn cầu sụt giảm liên tiếp khiến những "người khổng lồ" ngành công nghệ phải tìm kiếm thiết bị đột phá tiếp theo.
Apple ra mắt iPhone năm 2007. Họ không phát minh ra smartphone, những công ty như Palm và Blackberry đã bán chúng trên thị trường suốt nhiều năm. Tuy nhiên, iPhone mang tới cách tương tác hoàn toàn mới với thiết bị, đánh dấu bước đột phát lớn trong ngành công nghệ thế giới, tạo ra những mô hình kinh doanh hoàn toàn mới và thay thế nhiều thứ, từ hệ thống định vị GPS đến máy ảnh. Dù vậy, doanh số bán smartphone đã suy giảm trong hai năm liên tiếp và các nhà sản xuất cũng không có sự đột phá nào đáng kể, theo nghiên cứu của Gartner.
Video đang HOT
Canh bạc tiếp theo của ngành công nghệ sẽ là thực tế ảo tăng cường (AR). Giới phân tích cho rằng Apple có cơ hội cách mạng hóa AR như họ từng làm với smartphone. Những thông tin do Bloomberg công bố cho thấy Apple có thể ra mắt bộ kính AR sớm nhất vào năm 2022 với giá khoảng 3.000 USD.
Apple cũng không phải công ty duy nhất đang theo đuổi phương án này. Mọi hãng khổng lồ ngành công nghệ, như Microsoft, Google, Facebook và Amazon đều đang chạy đua ra mắt sản phẩm AR.
Apple
Thành công với iPhone khiến giới phân tích theo dõi sát mọi động thái của Apple, dù hãng chưa bao giờ xác nhận đang phát triển bộ kính AR hay máy tính đeo trên đầu. "Nếu Apple tung ra thị trường kính AR, họ có thể sẽ quyết định số phận toàn bộ ngành công nghiệp này", Mike Boland, người sáng lập và chuyên gia phân tích của tổ chức ARtillery Intelligence, cho hay.
Minh họa hoạt động của sản phẩm Apple
Sản phẩm đầu tiên của Apple có thể là bộ kính thực tế ảo chạy bằng pin, nhưng được lắp camera để sử dụng tính năng AR. Nó dự kiến được sản xuất với số lượng nhỏ, giống nền tảng thử nghiệm cho các nhà phát triển phần mềm hơn là sản phẩm được bán hàng loạt cho công chúng.
Apple có thể rút kinh nghiệm từ hệ thống kính VR và ứng dụng vào thiết bị AR với màn hình trong suốt. Tuy nhiên, Bloomberg cho biết dự án này đang đối mặt nhiều thách thức, như khả năng thu nhỏ và công nghệ ống kính. Nếu Apple thực sự hé lộ bước nhảy vọt trong công nghệ AR, đặc biệt là khi họ tự phát triển và sở hữu công nghệ này, người khổng lồ ngành công nghệ Mỹ có thể dẫn trước các đối thủ nhiều năm, tương tự cách họ đi trước khi ra mắt iPhone.
Hồi năm 2017, Apple phát hành bộ phần mềm ARKit, bao gồm nhiều công cụ để người sử dụng ước lượng khoảng cách và xác định liệu thiết bị có đang di chuyển hay không, cùng nhiều tính năng khác. ARKit đã được nhiều tập đoàn lớn sử dụng, chủ yếu nhằm xác định đồ nội thất có vừa căn phòng hay không.
Một cách đánh giá hướng đầu tư của Apple vào AR là xem xét những công ty được họ mua lại. Apple đã mua một công ty sản xuất thiết bị quang học trong suốt, một nhà sản xuất kính VR và nhiều công ty phát triển phần mềm, ứng dụng và nội dung cho VR và AR.
Goole là hãng công nghệ lớn đầu tiên tung ra "máy tính đeo trên đầu" - Google Glass - hồi năm 2013. Nó có giá 1.500 USD khi ra mắt, nhắm tới những nhân lực trong ngành công nghiệp máy tính và người đam mê công nghệ.
Sản phẩm của Google nhẹ và đơn giản hơn đáng kể so với các thiết bị ra mắt từ đó đến nay. Google Glass không tìm cách sử dụng công nghệ xử lý tiên tiến để mang đồ họa như máy tính vào thế giới thực. Nó chỉ trang bị một camera và màn hình trong suốt với độ phân giải tương đối nhỏ ở bên phải. Màn hình này chiếu lượng nhỏ thông tin vào trường nhìn của người dùng.
Các bộ kính Google Glass.
Google Glass cũng hứng chịu nhiều chỉ trích, khi những người không đeo cảm thấy đang bị theo dõi. Google dừng sản phẩm này vào năm 2015 và tập trung vào khách hàng doanh nghiệp. Hãng bắt đầu bán Glass với giá 999 USD/chiếc thông qua một số nhà phân phối sản phẩm hồi năm ngoái.
Google năm ngoái cũng mua lại North, công ty Canada từng chế tạo kính thông minh hạng nhẹ, với giá 1.000 USD.
Microsoft
Microsoft công bố bộ kính Hololens hồi năm 2015 và tung phiên bản đầu tiên ra thị trường vào năm 2016. Hãng đang bán sản phẩm thế hệ hai với giá khoảng 3.500 USD cho doanh nghiệp.
Hãng đã đầu tư nhiều nguồn lực cho công nghệ AR, bao gồm mua lại mạng xã hội AltspaceVR hồi năm 2018. Họ cũng chi 150 triệu USD cho quyền sở hữu tài sản trí tuệ của một nhà phát triển kính thông minh. Microsoft chưa công bố doanh thu từ Hololens.
CEO Mark Zuckerberg nói nhiều nhất về AR trước công chúng. "Dù tôi dự đoán điện thoại vẫn là thiết bị chủ yếu trong 10 năm tới, chúng ta có thể đạt đột phá về kính AR trong thập niên 2020 và tái định hình quan hệ với công nghệ", ông nói hồi năm ngoái.
Nguyên mẫu Oculus VR được công bố năm 2014.
Tham vọng AR của Facebook được thúc đẩy một phần vì sự phụ thuộc của mạng xã hội này vào các nền tảng smartphone. Facebook gần đây cũng liên tục "chạm trán" Apple quanh vấn đề quyền riêng tư của người dùng với đỉnh điểm là những thay đổi trong iOS có thể gây hại đến quảng cáo di động, nguồn kiếm tiền chính của Facebook.
Facebook đang dẫn đầu trong lĩnh vực VR, sau khi mua Oculus với giá 2 tỷ USD hồi năm 2014. Bộ kính Oculus mới nhất được tích hợp camera và có giá 300 USD, đạt doanh số một triệu thiết bị hồi tháng 12/2020.
Camera gắn trước và bộ xử lý mạnh sẽ cho phép kính VR tương tác gần như kính AR bằng cách thể hiện dữ liệu theo thời gian thực với thế giới bên ngoài. Tính năng này đã xuất hiện trên những kính Oculus mới nhất và cũng phản ánh cách tiếp cận của Apple.
Facebook cũng đang phát triển kính AR hạng nhẹ và hy vọng có thể ra mắt sản phẩm trong năm nay.
Amazon
Amazon ít thể hiện đam mê với công nhệ AR, nhất trong những người khổng lồ công nghệ Mỹ, nhưng cũng bán ra những bộ kính thông minh như Echo Frames. Chúng không có màn hình mà tương tác với người dùng qua trợ lý ảo Alexa.
Hãng cũng tiếp cận AR theo hướng khác đối thủ khi tung ra ứng dụng "Amazon Augmented Reality" hồi cuối năm ngoái. Đây không phải phần mềm AR nghiêm túc mà chỉ sử dụng mã QR trên các hộp chuyển đồ của Amazon để kích hoạt các minigame.
Tuy nhiên, cũng có nhiều dấu hiệu cho thấy Amazon đang xem trọng công nghệ AR. Hãng có chuyên môn về thị giác máy tính, có trợ lý ảo hiện đại và đủ khả năng tích hợp sâu vào kính AR. Amazon cũng có hàng trăm nghìn nhân viên trong hệ thống nhà kho, họ có thể trở thành những người đầu tiên dùng kính AR để tăng hiệu quả làm việc, đặc biệt là tìm kiếm sản phẩm cụ thể trong một nhà kho khổng lồ.
Kính Apple VR sẽ có giá 1.000 USD Apple có thể sẽ bán ra thị trường kính thực tế ảo VR năm tới, sau đó mới trình làng kính AR mang tên Apple Glass. Một số nguồn tin cho biết mẫu kính thời trang tích hợp công nghệ thực tế ảo tăng cường Apple Glass đang gặp nhiều trở ngại trong quá trình phát triển, do các giới hạn về công...