Gái xinh Hưng Yên bắt dưa lưới “đẻ sòn sòn”, trái nào cũng tròn và đầy, thu lãi hơn nửa tỷ đồng/năm
Từ việc mạnh dạn chuyển sang đầu tư trồng dưa lưới công nghệ cao, chị Bùi Thị Thu Hường, trú tại xã Tiên Tiến, huyện Phù Cừ ( Hưng Yên) đã thu lãi từ 500 đến 600 triệu đồng/năm. Hiện tại, chị Hường trồng 2 giống dưa, đó là dưa Kim Long và Hà Lan.
Bắt đầu trồng dưa lưới từ năm 2015, chị Hường đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng hệ thống nhà màng, nhà lưới để trồng dưa. Hiện, diện tích trồng dưa lưới của chị Hường là 3.700m2.
Chị Hường cho biết, bản thân là người đam mê nông nghiệp từ khi còn nhỏ, sinh ra tại vùng quê trù phú sản vật từ nông nghiệp, đặc biệt là nhãn lồng. Nên bản thân chị luôn ấp ủ phát triển những dự án về nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao.
Chị Hường (bên trái) cho biết, để có được những trái dưa thơm, ngon thì khâu quan trọng nhất vẫn là yếu tố kỹ thuật.
Với dự định ấp ủ từ lâu, năm 2015, chị Hường đã chính thức bắt tay vào trồng dưa lưới. Mỗi năm chị trồng 2 vụ dưa. Vụ đầu tiên trong năm sẽ bắt đầu trồng từ tháng 3 (dương lịch) và đến tháng 5 sẽ bắt đầu cho thu hoạch. Vụ thứ 2, bắt đầu trồng từ cuối tháng 6 và đến tháng 9 sẽ được thu hoạch.
Theo chị Hường, trồng dưa lưới trong nhà màng tương đối dễ dàng, điều quan trọng là đất và bổ sung các chất dinh dưỡng cho dưa trong giai đoạn đầu và giai đoạn bắt đầu ra trái.
“Trồng dưa lưới trong nhà màng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất và an toàn cho người sử dụng. Hiện, dưa lưới của tôi được trồng trong nhà màng kết hợp với hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ bán thủy canh, cho năng suất cao” – chị Hường chia sẻ.
Chị Bùi Thị Thu Hường dự định cuối năm nay sẽ trồng thử nghiệm thêm dưa chuột trong nhà màng.
Mặt khác, công nghệ tưới này giúp chất dinh dưỡng từ phân bón, lượng nước cung cấp cho cây đến tận gốc, đáp ứng từng giai đoạn sinh trưởng của cây và không bị lãng phí.
Video đang HOT
Việc trồng dưa lưới trong nhà màng có nhiều ưu điểm như: Giúp che mưa và ngăn côn trùng xâm nhập, giảm chi phí do ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo sản phẩm sạch, bảo vệ sức khỏe người trồng lẫn người tiêu dùng.
Tuy nhiên, chị Hường cho biết, người trồng phải biết áp dụng khoa học, kỹ thuật vào chăm sóc mới cho hiệu quả cao.
Nhờ áp dụng khoa học, kỹ thuật vào quá trình chăm sóc, vườn dưa lưới của chị Hường cho năng suất trên 10 tấn quả/vụ, trọng lượng từ 1,5 – 1,8 kg/trái, mỗi trái bán với giá trung bình 45.000 đồng/kg. Mỗi vụ có thể thu về trên 500 triệu đồng.
Dưa lưới sau khi được thu hoạch tại vườn của chị Bùi Thị Thu Hường.
Chị Hường cho hay, ở vườn, chị cho áp dụng kỹ thuật thụ phấn bằng ong. Các thùng ong mật được chuẩn bị trước, đến giai đoạn hoa nở rộ thì tập trung thả ong ra trong vài ngày là đảm bảo thụ phấn toàn bộ diện tích, đạt chất lượng cao. Mỗi cây dưa lưới thường đậu 4-5 quả, tuy nhiên chỉ giữ lại 1 quả để cho phát triển tốt nhất.
Trong mô hình trồng dưa lưới của chị Hường, dưa lưới được trồng hàng kép với mật độ hàng cách hàng 1,4m, cây cách cây 40cm. Với 1.000m2 có thể trồng từ 2.500 đến 3.000 cây. Sau khi trồng được 7 – 10 ngày, bắt đầu treo dây cố định cây, đến giai đoạn ra hoa tiến hành thụ phấn bằng ong hoặc thụ phấn thủ công cho dưa lưới.
Khi quả có đường kính từ 2 đến 4cm tiến hành hãm ngọn, tỉa quả, lúc này chỉ để lại mỗi cây 1 quả để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả. Toàn bộ quá trình trồng, chăm sóc, thụ phấn, chăm quả cho đến khi thu hoạch kéo dài từ 70 đến 75 ngày.
Theo chị Hường, việc trồng dưa lưới trong nhà màng cũng có những khó khăn nhất định. Đó là vốn đầu tư tương đối lớn, việc phát triển mô hình trồng dưa lưới đòi hỏi công chăm sóc phải tỉ mỉ, người trồng phải biết áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất mới có thể thành công.
Khách du lịch thăm quan mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao trong nhà màng của chị Bùi Thị Thu Hường tại xã Tiên Tiến, huyện Phù Cừ (Hưng Yên).
Đến nay, sau gần 5 năm trồng dưa lưới, chị Hường đã có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và tìm kiếm được thị trường tiêu thụ ổn định trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và thị trường Hà Nội. Theo chị Hường, mặc dù vốn đầu tư ban đầu tương đối cao nhưng bù lại, mô hình cho thu nhập ổn định. Mặt khác, thời gian sinh trưởng của cây dưa lưới tương đối ngắn, có thể canh tác 3 vụ/năm, nên khả năng thu hồi vốn đầu tư ban đầu nhanh. Thời gian tới, chị Hường dự định sẽ trồng thử nghiệm dưa chuột tròng nhà màng.
Chị Bùi Thị Thu Hường (bên trái) đang sở hữu vườn dưa lưới rộng 3.700m2. Mỗi năm thu lãi từ dưa lưới 600 triệu đồng.
Mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao trong nhà màng của chị Hường đang có triển vọng về hiệu quả kinh tế, góp phần tạo điều kiện cho người dân địa phương tiếp cận kỹ thuật công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Không chỉ làm giàu cho bản thân, mô hình trồng dưa lưới của chị Hường còn góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn tham gia các công việc như: thụ phấn, buộc dây leo, thay giá thể… với mức thu nhập từ 5 – 7 triệu đồng/tháng.
Chị Hường chia sẻ, “Hiện nay, mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng đang phát triển mạnh, dưa lưới được thị trường ưa chuộng nên đầu ra ổn định. Tuy nhiên, từ đầu năm tới nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên sản lượng tiêu thụ dưa giảm mạnh so với các năm trước, bởi vậy, nguồn thu từ dưa lưới trong năm nay không thể bằng với các năm trước”.
Giá lợn hơi xuống thấp nhất trong vòng 1 năm
Giá lợn hơi tại các tỉnh đồng loạt giảm 6.000-8.000 đồng/kg chỉ trong vòng 1 tuần. Hiện tại, giá trung bình cả nước đạt 72.600 đồng/kg, thấp nhất kể từ ngày 9/12/2019.
Giá lợn hơi những ngày gần đây liên tục giảm mạnh. Ngày 12/10 tại miền Bắc, tiểu thương thu mua lợn hơi với giá dưới 70.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại Hà Nam, Lào Cai cùng giảm 4.000 đồng/kg về mốc 65.000 đồng/kg, thấp nhất cả nước; Vĩnh Phúc, Bắc Giang và Thái Bình cùng giảm 3.000 đồng/kg để về mốc 67.000 đồng/kg. Hà Nội, Hưng Yên là những địa phương bán lợn hơi với giá 66.000 đồng/kg.
Hiện tại, giá lợn hơi trung bình cả nước đạt 72.600 đồng/kg. Đây là mức thấp nhất kể từ ngày 9/12/2019 (72.500 đồng/kg).
Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, không còn tỉnh nào giữ giá lợn hơi trên 76.000 đồng/kg, giao dịch chủ yếu dao động 68.000-74.000 đồng/kg. Hai tỉnh Quảng Nam và Bình Định cùng điều chỉnh giảm 2.000 đồng/kg, xuống lần lượt 75.000 đồng/kg và 73.000 đồng/kg.
Sau khi giảm 2.000 đồng/kg, Quảng Trị ghi nhận mức giao dịch là 74.000 đồng/kg, bằng với Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế và Quảng Ngãi. Thanh Hóa cũng giảm 5.000 đồng/kg, hiện thu mua ở mức 68.000 đồng/kg, bằng với tại Nghệ An.
Trong khi đó, giá lợn hơi miền Nam giảm 1.000-4.000 đồng/kg. Cụ thể, Vĩnh Long, Tiền Giang giảm 2.000 đồng/kg cùng về mốc 74.000 đồng/kg; Trà Vinh giảm 3.000 đồng/kg, Bình Dương giảm 1.000 đồng/kg về cùng mốc 75.000 đồng/kg. Riêng Bạc Liêu giảm 2.000 đồng/kg về mốc 71.000 đồng/kg, còn lại giá thu mua toàn miền dao động 74.000-76.000 đồng/kg.
Ông Hòa Bình, Giám đốc trại chăn nuôi lợn Hòa Bình, cho biết lượng lợn về hai chợ đầu mối ở TP.HCM ngày 12/10 là 5.700 con. Trong đó, lợn nhỏ, lợn nhỡ và lợn choai khoảng 2.650 con.
Thịt lợn bán tại chợ truyền thống chậm. Ảnh: Lê Huy.
Trao đổi với Zing về lý do giá lợn hơi giảm mạnh, đại diện một doanh nghiệp chăn nuôi lớn cho rằng do sức mua trên thị trường yếu và áp lực cạnh tranh với nguồn lợn Thái Lan nhập khẩu.
Dù giá lợn hơi lao dốc, giá thịt lợn mảnh vẫn neo ở mức cao. Giá bán ra tại các chợ dân sinh phổ biến dao động 120.000-160.000 đồng/kg, có loại trên 200.000 đồng/kg. Theo đó, thịt chân giò giá 120.000 đồng/kg, ba chỉ 150.000 đồng/kg, sườn còn 160.000 đồng/kg.
Trước đó tại buổi họp báo quý III diễn ra ngày 7/10, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết giá sản xuất thịt lợn của người chăn nuôi nhỏ lẻ là 71.000 đồng/kg hơi, còn chăn nuôi tập trung là hơn 50.000 đồng/kg. Mức giá khoảng 70.000 đồng/kg hơi là hợp lý, còn nếu đánh tụt giá xuống thì hàng triệu hộ nông dân sẽ gặp khó khăn.
Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Dương, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), khẳng định đủ nguồn cung thịt lợn đáp ứng cho quý IV và dịp Tết Nguyên đán.
Cụ thể, tình hình tái đàn tại các địa phương trên cả nước so với hồi tháng 1 đã tăng 12%, một số nơi tăng nhanh như khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi phía Bắc. Với tốc độ này, dự kiến nguồn cung tăng 14% vào quý IV.
Tổng đàn lợn trên cả nước đang đạt khoảng 22,57 triệu con, bằng 82% so với trước khi có dịch. Tính đến ngày 29/9, 268 xã thuộc 95 huyện của 29 tỉnh, thành phố có dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày, với số lợn tiêu hủy lũy kế là 15.769 con.
Trung Quốc ăn nhiều thịt lợn kéo giá lợn hơi Việt Nam tăng cao Lợn hơi tại thị trường Trung Quốc tăng, đẩy giá lợn Thái Lan tăng, nguồn cung cũng khan hiếm, đã tác động đến thị trường trong nước có dấu hiện tăng trở lại. Theo khảo sát, giá lợn hơi ngày 15/9 tiêp tuc tăng theo xu hương thi trương. Ba miên lân lươt vươt môc 80.000 đông/kg, co đia phương đa cham ngương...