G7 sẽ gây sức ép buộc Trung Quốc tôn trọng phán quyết vụ kiện Biển Đông
Báo chí Nhật Bản đưa tin, Chính phủ Nhật Bản đang phối hợp với các nước trong nhóm G7 để ra tuyên bố chung yêu cầu Trung Quốc tôn trọng một phán quyết quốc tế sắp tới liên quan đến yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Philippines đã nộp đơn khiếu nại ra Tòa Trọng tài Thường trực ở La Haye, trong đó nói chính phủ Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế. Về phần mình, Trung Quốc nói tuyên bố của Philippines là vô giá trị và họ sẽ không chấp nhận phán quyết. Tòa sẽ đưa ra phán quyết vào ngày 12.7.
Các nhà quan sát nói các nước G7 gồm Pháp, Đức, Ý, Nhật, Anh, Mỹ và Canada dự định gây sức ép với Trung Quốc bằng cách ra một tuyên bố chung về tìm kiểm giải pháp hòa bình cho cuộc tranh chấp.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại hội nghị thượng đỉnh của G7 ở Ise-Shima, Nhật Bản, ngày 25.5.2016.
Hồi tháng 5, tại hội nghị thượng đỉnh của G7 ở Ise-Shima, Nhật Bản, các nhà lãnh đạo đã ra tuyên bố tái khẳng định tầm quan trọng của việc “tìm cách giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình như thông qua các thủ tục pháp lý, kể cả phân xử trọng tài” về các vấn đề an ninh hàng hải.
Các nguồn tin nói các nước G7 đã tránh nêu tên Trung Quốc nhưng đã nói cụ thể về vấn đề hàng hải trong tuyên bố với hy vọng là Trung Quốc tự kiềm chế trước khi có phán quyết trọng tài.
Video đang HOT
Các nguồn tin cho biết trong tuyên bố chung sắp tới, các nước G7 sẽ yêu cầu Trung Quốc tôn trọng các trình tự tố tụng của tòa trọng tài.
Họ cho hay cho dù tòa có ra quyết định thế nào, các nước G7 có kế hoạch sẽ đề nghị Trung Quốc hành động dựa theo luật pháp quốc tế bằng cách thể hiện tầm quan trọng của việc giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp pháp lý.
Mặc dù một số nước có lập trường thận trọng về việc ra tuyên bố chung, chính phủ Nhật lâu nay đã làm việc với họ để đạt quan điểm chung về vấn đề này.
Theo Danviet
Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao nếu thua vụ kiện "đường lưỡi bò"?
Tòa Trọng tài thường trực (PCA) của Liên hợp quốc sẽ đưa ra phán quyết vụ Philippines kiện yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc vào ngày 12/7 tới. Hầu hết chuyên gia cho rằng, phán quyết sẽ bất lợi với Trung Quốc, tuy nhiên Bắc Kinh sẽ phản ứng như nào vẫn là một câu hỏi.
Một tàu hải cảnh của Trung Quốc ở Biển Đông. (Ảnh: Reuters)
Tờ Asia Times dẫn nhận định của ông Harry J. Kazianis, chuyên gia về chính sách quốc phòng của Trung tâm nghiên cứu lợi ích quốc gia và kiêm biên tập cấp cao của tạp chí National Interest, đưa ra 3 khả năng về phản ứng của Trung Quốc nếu thua vụ kiện "đường lưỡi bò". Song dù là khả năng nào thì cũng đều tiêu cực không chỉ với châu Á mà còn đặc biệt là Mỹ - đồng minh của Philippines.
Ít khả năng nhất: Trung Quốc tiếp tục các hoạt động trái phép ở Biển Đông
Theo ông Kazianis, Trung Quốc có thể tiếp tục xây dựng phi pháp trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông, tìm cách biến các đảo này thành những căn cứ quân sự nhỏ được trang bị những thiết bị như vũ khí chống hạm, các máy bay chiến đấu và cuối cùng là biến Biển Đông thành khu vực không thể tiếp cận. Với khả năng này, Trung Quốc có thể ngoài miệng sẽ phản đối PCA, mặt khác sẽ tiếp tục các hoạt động trái phép ở Biển Đông.
Tuy nhiên, khả năng này là rất ít, bởi vì trong nước, chính quyền Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chịu sức ép phải "cứng rắn" hơn với các tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông. Điều này sẽ dẫn đến 2 khả năng khác dưới đây và cuối cùng dẫn đến một cuộc đối đầu nguy hiểm giữa các cường quốc.
Nhiều khả năng nhất: Trung Quốc sẽ trắng trợn tuyên bố Vùng nhận diện phòng không (ADIZ)
Trong các bình luận công khai về việc liệu Bắc Kinh có lập ADIZ ở Biển Đông hay không, hầu hết giới chức Trung Quốc đều nói rằng không có kế hoạch lập ADIZ ở hiện tại, mà phụ thuộc vào việc Trung Quốc có đối mặt với mối đe dọa nào không. Theo ông Kazianis, Trung Quốc có thể vin vào phán quyết của tòa án PCA để lập ADIZ.
Bắc Kinh sẽ ngụy biện rằng việc lập ADIZ là do sức ép của cộng đồng quốc tế và bởi cảm thấy bị đe dọa bởi phán quyết. Khi đó, Trung Quốc sẽ trắng trợn đưa các trang thiết bị phòng không, máy bay chiến đấu đến đây mặc dù hoàn toàn không đủ khả năng lập ra một ADIZ như ở Hoa Đông. Điều này sẽ khiến leo thang đáng kể căng thẳng trong khu vực. Tùy vào phạm vi, quy mô, ADIZ này có thể gây ra một cuộc khủng hoảng trong khu vực, buộc cả châu Á phải can dự vào và buộc Mỹ phải hành động để đáp trả.
Một khả năng khác: Trung Quốc sẽ "dở trò"
Nếu coi việc triển khai ADIZ là chưa đủ, Trung Quốc có thể sẽ có thêm những hành động trắng trợn khác. Theo chuyên gia Kazianis, Bắc Kinh có thể ngang nhiên tăng đáng kể hoạt động tuần tra hàng hải, hàng không ở Hoa Đông để khiêu khích Nhật Bản, hoặc thăm dò và khai thác khí đốt, dầu mỏ ở khu vực.
Hoặc Trung Quốc cũng thể tìm mọi cách để hướng sự chú ý của châu Á nói riêng và thế giới nói chung từ Biển Đông sang vấn đề căng thẳng ở hai bờ eo biển Đài Loan. Cụ thể, Trung Quốc có thể bắt đầu hạn chế lượng khách du lịch đến Đài Loan, hạn chế đầu tư và thương mại.
Một trong những kịch bản nguy hiểm và gây tranh cãi nhất đó là Trung Quốc có thể sẽ tiến tới trắng trợn công khai cải tạo bãi can Scarborough mà nước này chiếm đóng trái phép của Philippines. Mỹ từng tuyên bố sẽ hành động nếu Trung Quốc tiến hành cải tạo ở Scarborough. Tuy nhiên, Mỹ sẽ làm gì nếu tàu nạo vét bùn của Trung Quốc xuất hiện cách bờ biển Philippines 150 hải lý và quyết định biến Scarborough thành một căn cứ quân sự?
Trung Quốc đang ra sức "dỗ" Philippines bỏ qua vụ kiện "đường lưỡi bò", đổi lại Bắc Kinh sẽ đàm phán song phương về hợp tác và đầu tư.
Tờ China Daily hôm nay 4/7 dẫn nguồn thạo tin nói rằng, Trung Quốc sẵn sàng đàm phán với Philippines nếu chính phủ mới của Philippines đồng ý làm ngơ phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA).
Tờ báo nói rằng, Bắc Kinh sẵn sàng đàm phán về các vấn đề như trở thành đối tác phát triển và hợp tác nghiên cứu khoa học trên Biển Đông.
Minh Phương
Theo Dantri/Asia Times
cảnh sát, Indonesia, hối lộ, nhặt rác, Seladi Việt Nam đã được thông báo về việc Tòa Trọng tài sẽ ra phán quyết cuối cùng vào ngày 12/7/2016. Việt Nam luôn theo dõi sát diễn biến vụ kiện và mong muốn Tòa Trọng tài sẽ đưa ra phán quyết công bằng, khách quan. Ngày 1/7/2016, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã trả lời câu hỏi...