G20 sắp đánh thuế Apple, Facebook trên toàn cầu
Thỏa thuận mới được các lãnh đạo G20 thông qua buộc các công ty lớn nộp thuế ít nhất 15% trên toàn thế giới.
Theo BBC, các lãnh đạo tại hội nghị thượng đỉnh G20, gồm 20 nền kinh tế lớn đã đạt thỏa thuận áp thuế trên toàn cầu với các công ty lớn, mức thuế ít nhất 15%. Thỏa thuận được thông qua vào ngày 31/10 (giờ Mỹ), dự kiến có hiệu lực từ năm 2023.
Thỏa thuận ban đầu do Mỹ đề xuất nhằm ngăn chặn các công ty sử dụng chiến lược “kế toán sáng tạo” (creative accounting), ví dụ như “Hai người Ireland và Bánh kẹp Hà Lan”. Với chiến lược này, các công ty kê khai lợi nhuận tại các quốc gia đánh thuế thấp để tránh việc trả thuế cao trong nước.
Hội nghị G20 năm 2021 diễn ra tại Italy
Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Janet Yellen cho biết thỏa thuận đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế toàn cầu, giúp chấm dứt tình trạng thuế doanh nghiệp đang chạm đáy. Trên Twitter, ông Yellen nhận định các doanh nghiệp và công nhân Mỹ sẽ hưởng lợi từ thỏa thuận. Tuy vậy, một số công ty lớn có trụ sở tại Mỹ sẽ phải nộp thuế cao hơn.
Với các hãng công nghệ lớn như Amazon, Apple, Google, Meta ( Facebook) hay Netflix, thỏa thuận này có thể hạn chế việc lợi dụng kẽ hở trong chính sách thuế để tối ưu lợi nhuận. Nếu thu được khoản tiền như dự tính, chính phủ các nước có thể sử dụng để đầu tư cho dịch vụ công, giải quyết các vấn đề như biến đổi khí hậu.
Video đang HOT
Một số quốc gia như Đức đã ủng hộ ý tưởng áp thuế toàn cầu từ năm 2018. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), thỏa thuận này có thể thu về khoảng 150 tỷ USD từ các tập đoàn lớn trên thế giới.
Dù vậy, thỏa thuận áp thuế mới của EU vướng một số chỉ trích. Liên minh Oxfam cho rằng tuyên bố này “cực kỳ hạn chế” khi chỉ ảnh hưởng đến dưới 100 công ty, trong khi tạo ra ít tiền cho các nước nghèo hơn.
Một số chủ đề khác được thảo luận tại hội nghị G20 như biến đổi khí hậu, thỏa thuận cung cấp nhiều vaccine cho các nước nghèo trên thế giới.
Đồng sáng lập Apple: 'Tôi chẳng hiểu iPhone 13 có gì khác'
Steve Wozniak cho rằng ông không thể tìm ra điểm khác biệt giữa iPhone 13 với những thế hệ trước.
Trong bài phỏng vấn với Yahoo Finance, đồng sáng lập Apple, ông Steve Wozniak chia sẻ quan điểm về các sản phẩm công nghệ, trong đó có loạt thiết bị mới của Apple.
"Tôi đã có chiếc iPhone mới rồi, nhưng thực sự là tôi không thể chỉ ra sự khác biệt. Phần mềm trên chiếc đó cũng giống các đời iPhone cũ hơn, tôi cho là thế, và vậy thì tốt. Tôi cũng có chiếc Watch mới nhất, và cũng chưa thể thấy khác biệt. Tôi có cả chiếc Mac mới, nhưng quá bận nên còn chưa mở ra", Wozniak cho biết.
Steve Wozniak cho rằng ông không thấy sự khác biệt giữa iPhone 13 và thế hệ cũ.
Đồng sáng lập Apple bày tỏ quan điểm của mình khi được hỏi về công nghệ trên iPhone 13, vốn được coi là không có quá nhiều đột phá so với thế hệ trước. Ông cho rằng trong công nghệ, đôi khi một hãng có thể đi sau công nghệ mới nhất vài năm, nhưng họ vẫn thuyết phục được khách hàng và bán được hàng.
Khi được hỏi về mảng thiết bị đeo, Wozniak cho rằng Apple Watch là sản phẩm ông thích nhất, bởi nhờ nó ông không cần phải sử dụng iPhone quá nhiều. Ông cũng tiết lộ mình không phải mua Apple Watch, vì Apple vẫn gửi sản phẩm mới nhất cho ông.
"Giờ đây tôi luôn đeo đồng hồ, và thỉnh thoảng còn quên luôn điện thoại. Điện thoại ở trong túi, và nó khiến tôi nặng nề hơn, nên cứ quên luôn đi", Wozniak chia sẻ.
Là người thiết kế nên chiếc máy tính đầu tiên của Apple, ông Wozniak đánh giá việc hãng sử dụng chip tự thiết kế trong những sản phẩm của mình là rất quan trọng. Làm được điều đó, Apple không bị phụ thuộc và "mắc kẹt" ở khả năng của đối tác, như cách nói của Wozniak.
Ông cũng cho biết mình là người chỉ quan tâm sản phẩm, nên không hề để ý những thông tin về tài chính hay tình hình kinh doanh của Apple. Dù vậy, Wozniak cũng gián tiếp nhắc tới Facebook khi cho rằng Apple vẫn đang ổn, "ít ra là vẫn giữ được cái tên cũ".
"Cái công ty mới đổi tên, họ có vấn đề rất lớn kể cả khi dùng tên mới. Chúng ta sẽ phải thận trọng và nghĩ lại liệu có thể tin tưởng được bao nhiêu. Công ty gì mà phải đổi tên cơ chứ? Apple giữ nguyên tên trong suốt lịch sử, điều đó có nghĩa là bạn có một thương hiệu rất tốt, và nó có giá trị", Wozniak nhận xét khi nói về các sản phẩm AR, VR và thế giới ảo metaverse.
Steve Wozniak là một trong 3 đồng sáng lập của Apple, phụ trách chính về mặt kỹ thuật và sản phẩm trong những năm đầu.
Nói kỹ hơn về vấn đề của Facebook, Wozniak ví von việc công ty này thay đổi giống như một người trưởng thành đổi hẳn tính nết, cách đối xử với mọi người. Bản thân Wozniak từng học tâm lý ở đại học, và ông cho rằng đó là điều không thể.
"Tôi xin lỗi, nhưng bạn không thể thay đổi. Tôi không nghĩ công ty đó sẽ đổi cách đối xử với mọi người. Có lẽ chỉ những quy định về mặt pháp luật mới có tác dụng. Hãy để người dùng có lựa chọn thoát ra khỏi đó. Tôi muốn trả một khoản tiền hàng tháng để không bị theo dõi. Ai thích dùng Facebook miễn phí thì tốt thôi, họ sẵn sàng để bị theo dõi. Nhưng hãy cho người dùng lựa chọn", đồng sáng lập Apple bày tỏ quan điểm của mình.
Tại Apple, Steve Wozniak từng là người phụ trách chính về sản phẩm. Ông tạo ra Apple I, chiếc máy tính đầu tiên của Apple, và đứng đầu mảng kỹ thuật cho đến khi rời công ty vào năm 1985.
Đây không phải lần đầu Wozniak chia sẻ sự thiếu hứng thú với iPhone mới. Năm 2017, ông từng cho biết iPhone X sẽ là chiếc iPhone đầu tiên ông không bỏ tiền mua ngay khi ra mắt.
"Tôi muốn chờ thêm. Tôi vẫn thích chiếc iPhone 8, vốn giống như iPhone 7 và cũng giống cả iPhone 6 nữa, theo quan điểm của tôi", Wozniak chia sẻ vào năm 2017.
Facebook, Google bị tố bắt tay nhau chống Apple Bộ trưởng Tư pháp 12 bang Mỹ vừa cập nhật đơn kiện Google, cáo buộc công ty này đã câu kết với Facebook để phá hoại nỗ lực tăng cường quyền riêng tư của Apple. Bộ trưởng Tư pháp 12 bang lần đầu nộp đơn kiện vào tháng 12.2020, tố Google có hành vi thông đồng với Facebook. Họ cho rằng Facebook, Google...