FSB lần đầu đưa môn Quản trị bản thân vào chương trình đào tạo thạc sĩ
Dù là doanh nhân hay chuyên gia công nghệ, việc học thạc sĩ không ngoài mục tiêu hướng tới thành công. Khóa học Quản trị bản thân của Viện Quản trị & Công nghệ FSB sẽ giúp bạn dễ dàng đạt mục tiêu này.
Bạn có biết thành công bắt nguồn từ đâu? Chẳng đâu xa, gốc rễ của thành công ở ngay trong bạn. Không phải ngẫu nhiên mà Khổng Tử nói “ tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ“, với “tu thân” đứng hàng đầu, cho thấy trước khi có thể quản trị bất kỳ ai, dù là một nhóm nhỏ, một công ty hay cả thế giới thì việc đầu tiên là phải quản trị được bản thân.
Năm 2020, lần đầu tiên Viện Quản trị & Công nghệ FSB (ĐH FPT) đưa khóa học Quản trị bản thân để thành công (Self Management for Success – SMS) vào chương trình đào tạo thạc sỹ. Khóa học SMS do nữ doanh nhân Đinh Thị Hoa và hội đồng giảng viên, chuyên gia giàu kinh nghiệm nghiên cứu và triển khai.
Khóa đào tạo SMS sẽ mang đến cho người học khả năng hiểu về não bộ, các thực hành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của não, giới thiệu những kỹ thuật đơn giản mà hữu ích để cải thiện đáng kể IQ và EQ. Bên cạnh đó, học viên cũng hiểu được cơ chế hoạt động của cơ thể, từ đó thực hành cải thiện sức khỏe thông qua chế độ dinh dưỡng thông minh, nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục; hiểu về gen của bạn, điều chỉnh lối sống để kích hoạt những gen tốt, hạn chế gen tiêu cực.
Đặc biệt, người học sẽ hiểu được kết nối giữa Thân và Tâm. Phương Tây thường tách rời cơ thể với tâm trí nhưng phương Đông luôn xem xét thân tâm trong mối liên hệ không thể chia cắt và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Do đó, để tăng tối đa khả năng quản trị bản thân, chúng ta luôn phải kiểm soát được đồng thời cả Thân và Tâm.
Với khóa học SMS, học viên được cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết để tối ưu hóa bản thân nhằm đạt được mục đích mà họ mong muốn, dù đó là tìm một công việc tốt hơn, khởi nghiệp thành công hay là CEO của một công ty đang phát triển mạnh… Khóa học cũng đưa ra những biện pháp thiết thực giúp kiểm soát stress, sống lành mạnh, không chỉ thành công mà còn hạnh phúc hơn.
Video đang HOT
Đặc biệt, khóa học SMS đầu tiên sẽ do đích thân bà Đinh Thị Hoa tham gia giảng dạy cùng đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm.
Là người Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh của Đại học Harvard (Mỹ), bà Đinh Thị Hoa đã tham gia điều hành nhiều công ty tỷ đô. Từ năm 1996, bà là thành viên Hội đồng Quản Trị của ACB, ngân hàng tư nhân lớn nhất tại Việt Nam. Bà sáng lập và hiện là Chủ tịch Galaxy M&E, công ty giải trí hàng đầu Việt Nam, vừa sản xuất bộ phim Mắt Biếc thành công rực rỡ. Bà cũng là cổ đông sáng lập quan trọng của MOMO, công ty duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách 50 công ty Fintech tốt nhất thế giới.
Sau nhiều năm đào tạo, hướng dẫn các CEO và nhà quản lý của mình dễ dàng đạt tới thành công, bà Đinh Thị Hoa đã thiết kế khóa học SMS dựa trên nền tảng giáo dục Harvard và kinh nghiệm kinh doanh thực tế tại Việt Nam. SMS tích hợp nội dung từ trường Kinh doanh Harvard, chương trình Lãnh đạo Google và nhiều tri thức tiên tiến nhất trên thế giới liên quan đến quản trị.
Đặc biệt, FSB vừa phát động cuộc thi cuộc thi tìm kiếm nhà lãnh đạo tiềm năng và chuyên gia công nghệ với chủ đề “Lãnh đạo chuyển đổi số và khủng hoảng” cùng tổng giải thưởng hơn 3 tỷ đồng.
Các thí sinh xuất sắc sẽ có cơ hội nhận được các mức học bổng lên tới 50% tương đương hơn 100 triệu đồng, đồng thời các thí sinh tham gia học tập khóa học tháng 5 năm 2020 còn nhận thêm quà tặng học tập giá trị tương đương 7.400.000đ (Tham gia để nhận học bổng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh hoặc Thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm).
Bên cạnh đó, các thí sinh sẽ có cơ hội trở thành những học viên đầu tiên được trải nghiệm khóa học Quản trị bản thân để thành công.
Viện Quản trị & Công nghệ FSB – Đại học FPT đã đào tạo ra hơn 10.000 nhà quản trị đang nắm giữ những trọng trách cao tại các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong lĩnh vực công nghệ, Đại học FPT dẫn đầu về chất lượng đào tạo có tính ứng dụng cao tại Việt Nam, được xếp hạng 3 sao theo chuẩn QS Stars 3 kỳ liên tiếp.
Chương trình MBA thuộc Top 24 chương trình MBA tốt nhất khu vực Đông Á và nhiều năm liền được vinh danh trong Top 3 trường đào tạo kinh doanh tốt nhất Việt Nam theo bình chọn của Eduniversal.
Hiện tại, FSB tuyển sinh và tổ chức triển khai đào tạo MBA tại 4 thành phố Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ. Chương trình Thạc sĩ kỹ thuật phần mềm MSE triển khai tại 2 thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Tham khảo tại http://caohoc.fpt.edu.vn/fsb/femba/, hoặc hotline 093 293 9981.
Trường Thịnh
Thi THPT mùa dịch Covid-19: Nên giữ hay bỏ?
Các ý kiến của cả chuyên gia và học sinh đều mong muốn giữ kỳ thi này để giảm xáo trộn cho học sinh khi tuyển sinh đại học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa đưa ra 2 kịch bản cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2020. Theo đó, nếu học sinh có thể đi học trở lại trước ngày 15/6/2020, thì vẫn đủ thời gian chuẩn bị để học sinh lớp 12 bước vào kỳ thi theo kế hoạch đã điều chỉnh (từ 8 đến 11/8/2020).
Trong điều kiện, học sinh đi học lại sau ngày 15/6, Bộ sẽ trình Chính phủ, Quốc hội cân nhắc phương án thi phù hợp hơn, bao gồm cả việc không tổ chức kỳ thi này và địa phương thực hiện xét tốt nghiệp THPT. Tuy vậy, vẫn có nhiều ý kiến mong muốn giữ kỳ thi này để giảm xáo trộn cho học sinh khi tuyển sinh đại học.
Nhiều học sinh, giáo viên và chuyên gia giáo dục chia sẻ, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị các kịch bản cho kỳ thi THPT quốc gia năm nay nhằm tránh bị động là rất đúng đắn, đáp ứng mong đợi của các nhà trường và học sinh. Cả 2 phương án này đều bao quát được các tình huống diễn biến của dịch bệnh Covid-19 để cơ sở giáo dục, học sinh biết và có định hướng học, ôn tập phù hợp.
Tiến sỹ Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường đại học FPT và em Phạm Tô Lâm Phong, học sinh trường THPT Lý Thái Tổ (Hà Nội) nêu ý kiến: "Bây giờ thí sinh và phụ huynh có thể yên tâm hơn khi biết lộ trình vẫn tiếp tục học theo trực tuyến, online... Hai là chờ đến thời điểm gần ngày 15/6, nếu có thể đi học trở lại thì khi đấy sẽ có hướng dẫn chuyên đề thi thay đổi như thế nào, ôn tập như thế nào... Còn trong trường hợp dịch bệnh kéo dài thì phụ huynh cũng biết là khi đấy không thi THPT quốc gia và các địa phương xét tốt nghiệp".
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, phương án vẫn tổ chức kỳ thi THPT quốc gia là lý tưởng nhất để đỡ gây xáo trộn cho thí sinh và các trường khi xét tuyển đại học. Nhìn từ thực tế tuyển sinh của các trường đại học hiện vẫn chủ yếu dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia, nếu bỏ thi và giao cho địa phương xét tốt nghiệp sẽ khó đảm bảo chất lượng đầu vào đại học, vì đánh giá học bạ học sinh mỗi nơi một khác, chưa đồng đều. Nếu các trường đại học tổ chức kỳ thi riêng thì sẽ tốn kém, vất vả hơn cho cả nhà trường và thí sinh.
"Kỳ thi này không chỉ để tốt nghiệp mà còn lấy kết quả làm cơ sở xét tuyển đại học, cho nên có kỳ thi này vẫn sẽ tốt hơn cho các trường. Bởi vì nếu không có mặt bằng so sánh chung thì việc xét tuyển vào đại học có thể xảy ra không công bằng bởi điểm học bạ không thể đồng đều cả nước được. Đấy là chưa kể là nếu bệnh thành tích nữa có những học bạ điểm rất đẹp, toàn điểm cao thôi. Cho nên có kỳ thi này, kết quả kỳ thi này dựa vào đó để xét tuyển đại học thì nó thuận lợi hơn", ông Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin (Bộ Giáo dục và Đào tạo) nêu quan điểm.
Đồng tình với quan điểm này, thầy Trần Mạnh Tùng, giáo viên trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt mốc thời gian học sinh đi học trước và sau ngày 15/6 để xây dựng các phương án thi khác nhau, gồm cả không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia là hơi cứng nhắc. Việc không tổ chức thi THPT vì bất cứ lý do nào cũng tạo ra sự thiếu công bằng cho các thí sinh khi xét tuyển đại học.
"Ngay cả khi chúng ta đi học vào 15/6 thì chúng ta vẫn có thể đẩy lùi mốc thi THPT quốc gia sau ngày 11/8. Tôi nghĩ là vẫn không vấn đề gì. Vì với các em học sinh lớp 12, thì ngay cả khi xét tốt nghiệp thì hầu hết mong muốn tham gia kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học diễn ra sau đó. Thế thì không có lý do gì chúng ta cứ cứng nhắc một cái mốc. Đặt lên một bàn cân, chúng ta thấy ưu điểm, lợi ích mà kỳ thi THPT mang lại cho các em học sinh, mang lại cho xã hội lớn như vậy thì tôi có mong muốn duy trì kỳ thi năm nay", thầy Tùng nói.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, trong thời điểm Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa chốt phương án thi THPT quốc gia năm nay, học sinh không nên có tâm lý buông việc học, ngồi chờ khi nào bỏ thi. Các địa phương cũng cần quan tâm để chọn giải pháp phù hợp, đảm bảo việc dạy học từ xa để học sinh dù dừng đến trường nhưng không dừng việc học, sẵn sàng tham gia kỳ thi THPT quốc gia, hoặc tham gia thi tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trong trường hợp không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia./.
Minh Hường
Viết phần mềm sau sáu tuần học lập trình trực tuyến Sau sáu tuần học online với sự dẫn dắt của chuyên gia, học viên được trang bị kiến thức lập trình cơ bản, có thể viết những ứng dụng đơn giản... Viết phần mềm sau sáu tuần là cam kết của FUNiX dành cho học viên tham gia chương trình Language of Future (LoF). Chương trình phát động từ tháng tư, với mục...