Founder Got It Trần Việt Hùng: Có thể rút ngắn con đường ra thế giới
Tiến sĩ Trần Việt Hùng (1980) – nhà sáng lập và Chủ tịch Got It là gương mặt quen thuộc của giới khởi nghiệp, là một trong những Founder Việt hiếm hoi tại Silicon Valley (Mỹ).
Hiện, TS Hùng cũng là thành viên trẻ tuổi nhất trong Tổ tư vấn của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 – 2021 của Thủ tướng.
Y tuong ve viec day lap trinh mien phi cho tre em của nhà sáng lập Got It bắt đầu từ mùa hè năm ngoái. Anh đã vô cùng ngạc nhiên khi có một cậu bé 13 tuổi – học sinh một trường THCS ở Hà Nội – đến xin làm thực tập sinh phát triển phần mềm.
Ngày đầu tiên đi làm khi vừa học xong lớp 6, sau hơn 3 tháng, cậu bé đã hoàn thành khoá học sử dụng giáo trình nhập môn khoa học máy tính dành cho bậc đại học ở Mỹ không mấy khó khăn. Ngoài ra, cậu bé cũng được học thêm về trí tuệ nhân tạo và có thể biến chiếc xe ô tô điện đồ chơi thành một chiếc xe tự lái. Điều này khiến anh Hùng và các kỹ sư phần mềm ở Got It cảm thấy vô cùng bất ngờ.
Sau đó, anh tiếp tục phỏng vấn, dạy lập trình cho một số học sinh cấp 2 khác và nhận thấy các học trò nhỏ tuổi có khả năng tiếp rất thu nhanh và sáng tạo.
“Những nguoi “khong lo” cong nghe đa làm thay đoi the gioi nhu Bill Gates, Mark Zuckerberg, Elon Musk, … đeu bat đau tiep xuc voi may tinh va hoc lap trinh tu đo tuoi len 10. Vì thế, tôi cho rằng, nếu được định hướng và đào tạo tốt, nhất định tụi nhỏ sẽ đi được rất xa.
Tôi cũng ấp ủ ý tưởng về việc cho trẻ tiếp xúc với công nghệ và được đào tạo về công nghệ càng sớm càng tốt với hy vọng trong tương lai không xa, đây chính là một lực lượng nhân sự công nghệ hùng hậu của Việt nam để có thể thay đổi cuộc chơi”, TS Hùng nói.
Thời điểm Covid-19 khiến tất cả mọi người đều phải làm việc tại nhà. Theo TS Hùng, đây lại là cơ hội để hiện thực hóa ý tưởng về việc dạy lập trình trực tuyến.
“Phải làm việc ở nhà nên mọi người tiết kiệm được nhiều thời gian di chuyển, tụ tập. Nhờ thế, các thành viên đều có thời gian để dành cho dự án này. Mặt khác, với những voi du hoc sinh va nguoi đi lam o My, hang nam moi nguoi đeu sẽ lam một công việc thiện nguyện nào đó để cho đi – giống như mot net van hoa phổ biến cua nguoi My. Vì vậy, đây được coi là hoạt động tình nguyện với mong muốn đóng góp cho đất nước từ xa.
That may man khi trinh bay y tuong nay, tôi nhận được sự ung ho nhiet tinh của nhiều bạn trẻ đang học tập và làm việc ở Mỹ. Tất cả chúng tôi đều có chung một mong muốn là góp phần tao ra co hoi cho trẻ em Viet Nam đuoc tiep can voi mo hinh giao duc tien tien trên thế giới”.
Ke tu ngay cong bo thanh lap cho toi khi bat đau tuyen sinh, cả nhóm chi mat 2 thang để thực hiện. Sự vận hành nhanh chóng này theo TS Hùng là do nhiều yếu tố.
“Trước hết, dù là to chuc phi loi nhuan nhung STEAM for Vietnam đa đuoc van hanh giong nhu một cong ty khoi nghiep về cong nghe, tu cach cấu trúc đội ngũ, các quy trinh lam viec, đến tuyen dung, hop hanh. Chúng tôi cũng đưa ra mục tieu ro rang đen tung chi tiet”.
Bên cạnh đó, ‘đac san’ của STEAM for Vietnam còn là cac thay co – vốn đều là những người Việt tài giỏi tại Mỹ, co kinh nghiệm thực chiến và vi tri cao trong cac tap đoan cong nghe lớn.
Video đang HOT
“Đây là những người mà có nhiều tiền cũng không dễ gì tuyển được. Đe thu hut họ, cá nhân tôi phai đưa ra một cau chuyen ro rang. Giống như những cục nam châm, khi một người giỏi tham gia sẽ kéo theo nhiều người giỏi khác.
Cùng với mục đích nhân văn của dự án, đó là lý do khiến tat ca cac tinh nguyen vien đều lam viec cham chi nhu mot cong viec toan thoi gian ma khong đòi hỏi bất kỳ loi ich gi. Thậm chí, rất nhiều người còn sẵn sàng bỏ tiền túi ra để dành cho các hoạt động của chuong trinh”.
Vận hành bài bản cùng đội ngũ giáo viên chính là các chuyên gia, nhưng theo TS Hùng, cả nhóm vẫn vấp phải không ít khó khăn.
“Khó nhất là từ trước đến nay chưa từng có lớp học nào lên tới hơn 5.000 học sinh. Co những ban thậm chí tieng Viet còn chưa soi, co ban lại lech mui gio, … Chúng tôi đã phải thu thập lại các dữ liệu để để xây dựng bài học phù hợp hơn cho tất cả”.
Ví dụ như trại hè lập trình vừa qua đã để lại cho cả nhóm rất nhiều bài học.
“Cái chúng tôi học được lớn nhất là cách vận hành, từ việc chọn một môn học mới đen xay dung bai giang, tuyen dung tro giang, tuyen sinh học viên, … Tất cả phải thanh mot cong thuc để chỉ cần lam đung nhu the la minh co the thanh cong trong việc mở một lớp học mới”.
Mặc dù đội ngũ trợ giảng đều là những người biet va đuoc đao tao day theo kieu My, song trước hàng nghìn học sinh, cũng có những tình huống khiến thầy cô bối rối và không biết phải xử lý thế nào.
“Lúc này, đằng sau thầy cô còn cần một đội ngũ hậu cần “yểm trợ” hùng hậu để sẵn sàng trong các tình huống không lường trước được. Trước mỗi buổi học diễn ra, chúng tôi cũng đã có sự sắp xếp và phân công nhiệm vụ rõ ràng cũng như phương án dự phòng, ví dụ nếu thầy day chinh o bo Đong thì thay day phu sẽ o bo Tay. Nếu thầy chinh o My thì một thầy khác sẽ o Singapore. Điều này phòng trường hợp khi có su co gi xay ra, luôn sẵn sàng có giáo viên thay thế để lớp học không bị gián đoạn”.
Nhờ vậy, các tiết học trong chương trình diễn ra suôn sẻ và nhận được phản hồi tích cực từ phụ huynh, học sinh.
Theo TS Hùng, công nghệ có vai trò rõ ràng nhất trong việc thu hẹp khoảng cách giáo dục của mọi học sinh dù ở bất cứ đâu trên thế giới. Dùng công nghệ có thể giúp giải quyết nhiều vấn đề.
“Chúng ta đều hiểu rằng, có giáo viên giỏi mới có học sinh giỏi. Nhưng giáo viên giỏi hiện nay chủ yếu tập trung ở một số nơi nhất định. Vì thế, học sinh ở những vùng khó, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa rất khó tiếp cận. Giờ đây, công nghệ có thể giải quyết điều này bằng cách nhân rộng số lượng giáo viên giỏi thông qua việc xây dựng các phần mềm để một giáo viên có thể dạy và tương tác với rất nhiều học sinh ở rất nhiều địa phương khác nhau”.
Áp dụng hình thức giáo dục Online kết hợp Offline – OMO (Online – Merge – Offline), theo TS Hùng, một giáo viên giỏi ở bất cứ đâu cũng có thể dạy học trực tuyến còn học sinh ở bất kỳ đâu đều có cơ hội được học thầy giỏi. Mô hình này đang được một số quốc gia áp dụng, thử nghiệm, trong đó có Trung Quốc.
Các học sinh vẫn tới lớp để học bình thường như trong giáo dục truyền thống để không bị mất đi các tương tác xã hội vốn rất quan trọng cho sự phát triển đồng đều của học sinh. Tuy nhiên các học sinh không nghe giảng từ các thầy cô địa phương nữa mà học trực tuyến từ những thầy cô giáo giỏi nhất cả nước. Lúc này giáo viên đứng lớp sẽ đóng vai trò là trợ giảng để hỗ trợ học sinh trong suốt quá trình học.
Điều này, theo TS Hùng, buộc thầy cô phải tự trau dồi bản thân và đào tạo liên tục để có thể trở thành những người giỏi nhất.
“Đào tạo một giáo viên tốt có thể ảnh hưởng đến cả nghìn học sinh. Nếu một tập thể, rộng hơn là bất kỳ giáo viên nào cũng làm được như vậy thì mọi học sinh trên cả nước cũng sẽ được học những thầy cô giỏi”.
Một trong những điểm đáng mừng, theo TS Hùng là hiện nay, nhiều trẻ em Việt dù chưa bao giờ được đi ra nước ngoài nhưng khả năng tiếng Anh rất tốt và cũng được học nhiều kỹ năng mềm hơn.
Ví dụ, trong chương trình, có em đọc rap, làm ảo thuật, chơi nhạc cụ, … trước các bạn. Được phát triển toàn diện rất quan trọng, bởi khi giai quyet van đe, học sinh không chỉ cần dùng các kiến thức Toán, Lý, Hoá mà phải vận dụng rất tất cả những kiến thức và trải nghiệm đã tích luỹ được để có thể giải quyết được vấn đề đang gặp phải.
Vì vậy, trong chương trình học, TS Hùng và các cộng sự đã moi dien gia đến tu nhiều linh vuc tới để giao lưu với học sinh.
“Trong danh sách các vị khách đặc biệt, chúng tôi đã thuyết phục và moi được nhung nhan vat co sức anh huong lon. Vi du nhu TS Jeremy Frank – một nha khoa hoc nổi tiếng đang làm việc ở NASA. Chúng tôi phải mất tới 6 tuần làm việc với NASA để mời được ông tham gia vào buổi giao lưu với các học sinh.
Tại đây, ông nói chuyện về các nhiệm vụ của mình ngoài không gian. Khi học sinh được giao lưu, đặt câu hỏi, các em sẽ thay được những giấc mơ cao xa. Và không chỉ là ước mơ, đã có những người làm được điểu đó. Những điều tưởng chừng không thể ấy lại trở nên hoan toan co the. Những trải nghiệm này sẽ ít nhiều giúp các em đặt ra các mục tiêu cao hơn và xa hơn cho chính mình.
Hay chung toi cung mời các chuyen gia tới tu Đại học Harvard, chuyên gia của Google, Microsoft tới để nói chuyện. Ket thúc khoa hoc, trẻ sẽ học thêm được rất nhiều kỹ năng, ngoài khả năng lập trình”.
TS Hùng cho rằng, thay vì dùng lý thuyết suông, việc đưa người thật, việc thật vào làm ví dụ cụ thể sẽ giúp trẻ cảm thấy thích thú và thực sự say mê với nội dung của khoá học.
Việc có thêm nhiều hiểu biết về các lĩnh vực khác là điều cần thiết để bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể sẵn sàng đối mặt với môi trường làm việc thay đổi trong tương lai.
“Hoc gioi theo kiểu gà nòi chua đu đe tao ra thanh cong”, TS Hùng nói.
Anh lấy ví dụ, con đuong tu truong chuyen, lớp chọn với các giải thưởng không phải là con đường dành cho số đông.
Ngoài ra, từ trải nghiệm của bản thân và các cộng sự, anh Hùng cho rằng, hầu hết đã trải qua những con đường rất dài trước khi có chỗ đứng như ngày hôm nay.
“Vì vậy, chúng tôi muon giúp lam ngan lai con đường đó bằng cách góp phần trang bị, định hướng mọi thứ ky cang cho trẻ ngay tu khi còn be, đe chung khong can sang My hay Singapore mới có thể thành công. Và khi giúp trẻ biết chúng cần phải làm gì, thì dù khong ra nuoc ngoai, chúng cung co the tu tin canh tranh song phang voi đồng nghiệp quốc tế như một lẽ tự nhiên”.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dạy cho trẻ về tư duy máy tính từ sớm, anh Hùng cho rằng: “Lứa tuổi cấp 2 chính là độ tuổi vàng để chúng ta thực hiện điều đó”.
“Nếu được dạy về tư duy máy tính từ sớm và áp dụng được như một khả năng tự nhiên, trẻ sẽ có khả năng giải quyết hiệu quả mọi vấn đề trong cuộc sống vì có những suy nghĩ logic và tối ưu trong bất kỳ ngành nghề nào mà trẻ sẽ theo đuổi trong tương lai”, TS Hùng nhấn mạnh.
Trẻ em Ấn Độ học lập trình trực tuyến
Trẻ em Ấn Độ học lập trình trực tuyến ngày càng nhiều hơn, các khóa học cũng có thể là sản phẩm xuất khẩu tại quốc gia này.
Shivank Patel, 9 tuổi, sống tại New Delhi học lập trình trực tuyến được một năm. Học lớp 5, Patel xây dựng được một số ứng dụng, trong đó có ứng dụng để quyên góp thức ăn cho trẻ em đường phố. Em từng sinh non với cân nặng chào đời chưa đầy 1kg. Vì vậy, Patel cũng đang xây dựng một nền tảng để giúp các bác sĩ theo dõi trẻ sinh non.
Các lớp học lập trình trực tuyến cho học sinh tiểu học phổ biến ở Ấn Độ trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Phụ huynh có nhu cầu cho con học lập trình và sử dụng thành thạo máy tính vì cho rằng kiến thức về lập trình cũng cần thiết như ngôn ngữ và toán học.
Một học sinh đang tham gia lớp học lập trình tại nhà ở Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: Bloomberg.
Ấn Độ hiện là trung tâm lớn nhất thế giới về học tập trực tuyến. Công ty khởi nghiệp Byju's cung cấp dịch vụ dạy kèm trực tuyến có giá trị cao nhất thế giới ở lĩnh vực kinh doanh công nghệ giáo dục (edtech). Công ty này được định giá 11 tỷ USD, gọi vốn thành công từ nhiều nhà đầu tư trên toàn cầu, trong đó có quỹ Chan-Zuckerberg Initiative của Mark Zuckerberg (người đứng đầu Facebook) và vợ - Priscilla Chan.
Abhishek Gupta, chuyên gia tư vấn tại RedSeer Management Consulting nhận định: "Các khóa học lập trình có thể là sản phẩm xuất khẩu lớn của Ấn Độ".
Trước đó, Ấn Độ tự hào là quốc gia có lượng chứng chỉ khoa học máy tính và lực lượng lao động công nghệ nói tiếng Anh giá rẻ lớn nhất thế giới. Đó là nền tảng thuận lợi để Ấn Độ xuất khẩu các bài học lập trình trực tuyến.
Công ty cung cấp các lớp học trực tuyến công nghệ WhiteHat Jr. đã được Công ty Byju's mua lại với giá 300 triệu USD vào tháng 8. WhiteHat Jr. hiện có 120.000 người dùng trả phí, một nửa trong số đó sống ngoài Ấn Độ. Theo giám đốc điều hành Karan Bajaj, nhu cầu khách hàng cũng đang tăng lên ở Anh và Australia. Ông nói: "Cả thế giới đang là thị trường tốt cho sản phẩm học lập trình trực tuyến".
Có nhiều gói học tập lập trình trực tuyến cho người học lựa chọn, từ gói 8 giờ dành cho người mới bắt đầu, dạy các nguyên tắc cơ bản về lập trình, gói 48 giờ giúp xây dựng ứng dụng đến gói 144 giờ. Học phí dao động từ 25 đến 35 USD một giờ.
Jatinder Kaur, một giáo viên dạy lập trình tại WhiteHat Jr., đang dạy một lớp học trực tuyến tại nhà ở New Delhi. Ảnh: Bloomberg.
WhiteHat Jr có lực lượng giảng dạy toàn nữ gồm 12.000 giáo viên, chủ yếu đến từ Ấn Độ, một số đến từ Philippines. Ayesha Siddiqua, 27 tuổi, sống tại thành phố phía nam Hyderabad, đã từ bỏ công việc nha sĩ với mức lương 15.000 rupee (204 USD) mỗi tháng để trở thành giáo viên dạy lập trình trực tuyến tại WhiteHat Jr. Thu nhập hàng tháng của cô đạt 100.000 rupee. Từ 14h, Siddiqua dạy trẻ em ở Úc và Ấn Độ. Sau khi nghỉ ngơi, cô lên mạng cả đêm để dạy cho học sinh ở Mỹ và Canada. Cô không có ý định quay lại nghề nha sĩ.
Cô Siddiqua nhận xét: "Trong một vài năm nữa, mọi người sẽ nghĩ rằng bạn đã lạc hậu nếu bạn không biết cách lập trình". Còn Patel, cậu bé 9 tuổi đang chuẩn bị đưa ứng dụng của mình lên Cửa hàng Google Play thì nói: "Học lập trình giúp bạn thấy những thách thức mới mỗi ngày. Tôi muốn tạo nhiều ứng dụng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống".
Dạy lập trình và Robotics miễn phí cho 30.000 học sinh Tiếp nối thành công của trại hè, STEAM for Vietnam tiếp tục mang đến những khóa học về lập trình và công nghệ miễn phí với chất lượng quốc tế đến 30.000 học sinh Việt trên toàn cầu. Khóa học lập trình và công nghệ Robotics do STEAM for Vietnam cung cấp miễn phí sẽ khai giảng vào ngày 10/1/2021. Các kỹ sư...