Financial Times: Nga và Ukraine lặng lẽ nối lại đàm phán về lệnh ngừng bắ.n một phần
Nga và Ukraine được cho là đang thảo luận việc ngừng tấ.n côn.g vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau, có thể báo hiệu sự giảm leo thang đáng kể trong xung đột.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu trong cuộc họp báo ở Kiev. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Tờ Financial Times đưa tin Kiev đang tìm cách khởi động lại các cuộc đàm phán do Qatar làm trung gian, nhằm tiến gần đến việc chấm dứt làn sóng tấ.n côn.g vào các cơ sở hạ tầng năng lượng diễn ra từ trước khi Ukraine xâm nhập vào khu vực Kursk của Nga.
Trong suốt cuộc xung đột toàn diện giữa hai nướng láng tiềng, Ukraine đã phải vật lộn với tình trạng mất điện luân phiên do các cuộc tấ.n côn.g bằng thiết bị bay không người lái và tên lửa của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng. Trong mùa hè vừa qua, các cuộc tấ.n côn.g đã làm mất đi một nửa công suất phát điện của đất nước.
Theo một báo cáo trên tờ Kyiv Independent, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết, từ tháng 3 đến tháng 8, Nga đã phá hủy tất cả các nhà máy nhiệt điện và gần như toàn bộ công suất thủy điện ở Ukraine.
Moskva vẫn duy trì liên tiếp các cuộc tấ.n côn.g như vậy, điều này sẽ gây thêm áp lực cho Ukraine trước những tháng mùa đông lạnh giá.
Ngược lại, Kiev đã tăng cường các cuộc tấ.n côn.g bằng thiết bị bay không người lái vào các cơ sở chế biến dầu trên một vùng lãnh thổ rộng lớn của Nga. Ukraine thường không nhận trách nhiệm trực tiếp, nhưng các cuộc tấ.n côn.g của họ đã cản trở bộ máy quân sự của Nga.
Quyền lãnh đạo nhà điều hành lưới điện nhà nước Ukraine, Ukrenergo, Oleksiy Brekht, cho biết Ukraine có thể phải đối mặt với mùa đông khắc nghiệt nhất kể từ khi bắt đầu xung độ và nếu Nga tiếp tục tấ.n côn.g vào cơ sở hạ tầng năng lượng, người dân có thể phải đối mặt với tình trạng mất điện hàng ngày lên tới 8 giờ. .
Video đang HOT
Ông Brekht nói với hãng tin Suspilne của Ukraine trong một cuộc phỏng vấn được công bố ngày 29/10: “Mùa đông sắp tới sẽ là mùa khó khăn nhất trong ba năm qua”.
Ông Serhiy Kovalenko, Giám đốc điều hành nhà cung cấp năng lượng Yasno, cho biết hồi tháng 6 rằng người Ukraine có thể chỉ được cấp điện 6 tiếng/ngày trong những tháng lạnh giá, tùy thuộc vào lượng điện lưới có thể được sửa chữa hay không.
Tuy nhiên, một nhà ngoại giao giấu tên nói với tờ Financial Times rằng đã có “các cuộc đàm phán sơ bộ” về việc cả hai bên nối lại các cuộc thương lượng, trong đó tập trung vào các cơ sở năng lượng.
Công nhân sửa chữa đường dây điện tại Borodianka, tây bắc Kiev, Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Dẫn lời một quan chức Ukraine giấu tên, tờ báo cho biết gần đây cả hai bên đã giảm số vụ tấ.n côn.g vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau.
Advertisements
X
Tuy nhiên, Financial Times cũng cho biết một cựu quan chức Điện Kremlin cho rằng Tổng thống Putin khó có thể đồng ý một thỏa thuận chừng nào quân đội Ukraine chưa bị đẩy ra khỏi tỉnh Kursk. Trong khi đó, một quan chức Ukraine nói rằng, Kiev vẫn có kế hoạch tiếp tục tấ.n côn.g các mục tiêu trong đó có các nhà máy lọc dầu để đẩy Moskva vào bàn đàm phán.
Svitlana Romanko, người sáng lập và giám đốc điều hành của tổ chức Razom We Stand (Ukraine), nói với Newsweek: “Việc ngăn chặn các cuộc tấ.n côn.g này là cần thiết cho sự sống còn và khả năng phục hồi của Ukraine”.
Ông Romanko cho biết: “Với mỗi lần tạm dừng, chúng tôi có thể tập trung vào việc xây dựng lại hệ thống năng lượng không chỉ phục vụ người dân mà còn xây dựng nền tảng cho một tương lai năng lượng tái tạo phi tập trung và an toàn”.
“Các cuộc tấ.n côn.g không ngừng của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine đã gây ra sự tàn phá, làm mất điện cho hàng triệu dân thường, đ.e dọ.a hoạt động của bệnh viện, trường học và các dịch vụ quan trọng, đồng thời khiến cộng đồng phải chịu đựng thời tiết lạnh giá”, ông Romanko nói thêm.
Tổng thống Zelensky trước đây đã nói rằng bất kỳ thỏa thuận nào nhằm bảo vệ các cơ sở năng lượng đều có thể diễn ra trước các cuộc đàm phán hòa bình rộng lớn hơn.
Theo tờ Financial Times, những nỗ lực trước đây để đạt được một thỏa thuận như vậy đã thất bại, bao gồm cả một nỗ lực vào mùa thu năm ngoái nhằm mở đường cho các cuộc đàm phán. Kiev đã nối lại các cuộc tấ.n côn.g bằng thiết bị bay không người lái vào các cơ sở dầu mỏ của Nga hồi tháng 2 và tháng 3 năm nay để gây áp lực với Moskva sau cuộc phản công thất bại vào mùa hè 2023.
Thu Hằng/Báo Tin tức (Theo Newsweek)
4866.htm
Báo Mỹ tiết lộ Nga và Ukraine gần đạt thoả thuận hoà bình năm 2022
Dự thảo thoả thuận cho phép Kiev gia nhập EU nhưng không trở thành thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Cuộc đàm phán giữa đại diện Nga và Ukraine tại Istanbul vào tháng 4/2022. Ảnh: Sputnik
Tạp chí Phố Wall (WSJ) cho biết bản tài liệu dài 17 trang đóng dấu ngày 15/2/2022 bao gồm những chi tiết về dự thảo thỏa thuận hòa bình được Nga và Ukraine thảo luận ngay sau khi xung đột giữa hai nước bùng nổ vào tháng 2/2022. Theo tờ báo này, Kiev duy trì tính trung lập là một trong những yêu cầu quan trọng mà phía Moskva đưa ra. Dự thảo thoả thuận cũng hạn chế quy mô quân đội của Kiev và buộc Ukraine công nhận Crimea là một phần của Nga.
Phản ứng trước tập tài liệu được công bố, Thư ký Báo chí Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng Moskva và Kiev đã đồng ý về một dự thảo hiệp ước hòa bình vài tuần sau khi giao tranh bắt đầu, nhưng Nga không muốn tài liệu này được công khai. "Toàn bộ quá trình đàm phán đã bị chấm dứt do quyết định từ phía Ukraine sau khi có chỉ đạo của Anh", ông Peskov nhấn mạnh.
Nga và Ukraine đã tổ chức hội đàm tại Istanbul vào cuối tháng 3/2022. Ban đầu, Moskva bày tỏ sự lạc quan về tiến trình hòa bình. Tuy nhiên, sau đó, Nga cáo buộc Ukraine đi ngược lại mọi tiến bộ đạt được ở Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời cho rằng họ đã mất niềm tin vào các nhà đàm phán của Kiev.
Truyền thông đưa tin Thủ tướng Anh khi đó là Boris Johnson đã đặc biệt tới Kiev để thuyết phục chính phủ của Tổng thống Volodymyr Zelensky rút khỏi các cuộc đàm phán với Moskva. Điều này cũng đã được nhà đàm phán hàng đầu của Ukraine tại Istanbul David Arakhami xác nhận vào tháng 11/2022.
Về phía mình, cựu Thủ tướng Johnson phủ nhận bất kỳ vai trò nào trong việc làm chệch hướng các cuộc đàm phán hòa bình.
Theo WSJ, dự thảo thỏa thuận hòa bình không đề cập đến những vùng của Ukraine sau này sáp nhập vào Nga. Báo Mỹ chỉ ra vấn đề này dự kiến được thảo luận trong các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Ukraine Zelensky, nhưng điều này chưa bao giờ thành hiện thực.
Báo này cho biết các quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc và Nga dự kiến trở thành những người bảo đảm cho thỏa thuận hòa bình.
Nga và Ukraine đã không ngồi vào bàn đàm phán kể từ các cuộc đàm phán ở Istanbul. Các quan chức Nga đã nhiều lần lên tiếng sẵn sàng giải quyết khủng hoảng thông qua ngoại giao. Moskva đổ lỗi cho Kiev và những nước ủng hộ ở phương Tây vì đã từ chối tham gia đối thoại, đồng thời cho rằng điều này khiến Moskva không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục theo đuổi mục tiêu của mình trên chiến trường.
Kiev và Moskva có thể đàm phán vào cuối năm nay? Một số quan chức Mỹ và châu Âu tin rằng chiến dịch phản công của Ukraine có thể "dọn đường" cho các cuộc đàm phán giữa Kiev - Moskva vào cuối năm nay, và Trung Quốc có thể là bên trung gian đưa Nga vào bàn đàm phán. Binh sĩ Ukraine tập luyện bắ.n sún.g máy từ xe bọc thép chở quân (APC)...