FBI phanh phui vụ tra tấn, sát hại 2 anh em người gốc Việt sau 6 năm
Vụ án bắt cóc, sát hại và phi tang xác 2 anh em người gốc Việt ở Mỹ được làm sáng tỏ sau gần 6 năm. Những kẻ cầm đầu băng đảng ở Philadelphia xuống tay dã man nay đã bị bắt.
Đám người hung hãn trói và bịt mắt anh bằng băng dán, đâm anh ta 8 nhát và xích anh vào xô xi măng, sau đó ném anh xuống sông Schuylkill (phía đông bang Pennsylvania, Mỹ) vào đêm đen.
Tuy nhiên, Tân Voong (hay Tân Vương) vẫn sống sót một cách kỳ diệu và bò lên từ dòng nước đen như mực. Anh vẫy một chiếc ôtô đi qua. Cuối cùng, anh đã nhận dạng được một trong những kẻ sát hại mình và giúp c ảnh sát tìm ra hung thủ.
Lời khai của anh ta đã khiến Lê Minh Tâm, thành viên băng đảng khét tiếng của người Việt ở Nam Philadelphia, băng “ Born to Kill” (khét tiếng những năm 1980-1990 ở New York), bị khép án tử hình vì giết hại Việt và Vũ “Kevin” Huỳnh.
Lê Minh Tâm, gốc Việt, bị tòa án Mỹ kết án tử hình vào tháng 12/2016. Ảnh: Chụp màn hình.
Cả hai anh em là bạn của Vương, cả ba bị đánh đập dã man, vứt xuống sông và để cho chết đuối vào đêm 26/8/2014. Hai anh em họ Huỳnh đã chết, chỉ có anh Vương may mắn sống sót. Nhưng danh tính của những kẻ bịt mặt đã giúp Tâm bắt cóc, tra tấn và giết hại các nạn nhân không thể xác định.
Bây giờ, gần 6 năm sau màn thoát chết thần kỳ của Vương, các nhà chức trách liên bang đã âm thầm truy tố 6 nghi phạm khác, những người đồng phạm với Tâm và giúp ông này thực hiện một trong những vụ sát hại man rợn nhất trong lịch sử băng đảng ở Philadelphia.
Trong các bản cáo trạng chưa được mở trong tháng này, 6 bị cáo gồm một nhân viên nhà hàng dim sum 48 tuổi từ Queens (New York), người từng là nhân vật cấp cao thứ 4 của băng đảng từng tung hoành khu phố Tàu của thành phố New York những năm 1990, và một người là người đàn ông đã thú nhận giúp ông Tâm trốn thoát khỏi Philadelphia khi cảnh sát đang lùng sục ông.
Hồ sơ tòa án mới được công bố và các cuộc phỏng vấn với công tố viên William M. McSwain, các công tố viên và các điều tra viên của FBI cho thấy một câu chuyện dài, kịch tính kể từ đêm anh em Huỳnh bị giết, sau đó mở rộng ra điều tra ở nhiều bang của Mỹ.
Vụ sát hại đẫm máu trong đêm
Lời khai của Vương, 24 tuổi, đưa ra tại phiên tòa xét xử Tâm năm 2016 là khởi đầu cho cuộc điều tra kéo dài hơn 2 năm tiếp sau.
Anh nói với các bồi thẩm viên rằng bạn bè của anh – anh em họ Huỳnh – đã cầu cứu anh vào đêm 26/8/2014 một khoản tiền 300.000 USD để trả khoản nợ tiền ma túy cho các nhà cung cấp từ California. Giới chức biết anh em Việt và Vũ “Kevin” Huỳnh từ lâu bán cần sa ở Nam Philadelphia.
Vương tức tốc xoay sở bằng mọi khả năng. Anh xuất hiện tại nhà của Tâm theo chỉ dẫn ở đường số 72, Eastwick, nhưng chỉ có 41.000 USD tất cả.
Khi đến nơi, Vương phát hiện hai anh em Huỳnh bị trói chân tay và lột sạch quần áo chỉ còn quần lót trong garage đằng sau nhà ông Tâm. Một vài tay súng bịt mặt ở đó. Vương định quay lưng bỏ trốn thì bị đánh bằng báng súng, lột đồ và trói cùng hai anh em Huỳnh.
Họ liên tục hỏi: “Tiền đâu?”. Anh Vương nói với bồi thẩm đoàn rằng câu trả lời của anh không khiến chúng vừa lòng, Tâm và đồng bọn đã tống bọn anh lên chiếc xe van và chở họ đến con sông.
Các nhà chức trách phong tỏa hiện trường vụ án. Ảnh: Chụp màn hình.
Video đang HOT
Vương biết Tâm vì anh em Huỳnh trước đó đã giới thiệu ông ta với anh và gọi là “anh nuôi” của họ. Khi các đặc vụ FBI thẩm vấn Vương sau khi anh thoát chết, anh không thể nhận dạng được bất cứ kẻ bịt mặt nào.
Mike Breslin, lãnh đạo Lực lượng Đặc nhiệm Tội phạm Có tổ chức của FBI ở Philadelphia, nói rằng họ đã lần theo nhật ký điện thoại của Tâm để truy tìm những kẻ tấn công bịt mặt năm đó. Theo ông, đó là trường hợp hiếm hoi vì họ không có một nhân chứng nào.
Nhóm đặc vụ và các nhà phân tích của FBI kiên trì theo đuổi hàng năm trời. “Có những rào cản ngôn ngữ và văn hóa”, Mike Fischer, một đặc vụ, nói. “Căn cứ vào chi tiết rằng bọn chúng có một nhóm. Tôi nghĩ rằng chúng nhận thức được những kẻ còn lại rất tệ và sẽ khai tất những gì chúng biết”.
Cuối cùng, các manh mối dẫn họ đến với Lâm Triệu, nhân viên nhà hàng 48 tuổi ở Queens, người có mối quan hệ đặc biệt với Tâm. Cả hai đều là nhân vật có số má trong băng đảng khét tiếng người Việt “Born to Kill” (sinh ra để giết người).
Băng đảng “Born to Kill”
Các thành viên của “Born to Kill” nổi danh trong các thập niên 1980-1990 với những bộ vest, tóc dựng đứng và đeo kính râm đen, có xu hướng bạo lực.
Chúng đóng trụ sở ở đường Canal trong Chinatown ở Manhattan sầm uất. Băng đảng chủ yếu chiêu dụ người nhập cư Việt Nam từ khi còn nhỏ, nuôi dưỡng với mục đích gây hấn với các tiểu thương Trung Quốc và châu Á trên địa bàn. Chúng để lại nhiều thi thể trên khắp New York và Bắc Jersey.
Lê Minh Tâm. Ảnh: P hilippine Inquirer.
FBI xác định Lâm Triệu là một trong những thủ lĩnh hàng đầu của băng đảng trong bản cáo trạng năm 1993. Hắn bị bắt cùng một loạt tay anh trị trong băng đảng dẫn đến sự tan ra của “Born to Kill”.
Cũng trong năm này, Tâm bị bắt vì vụ ám sát trong một quán bida ở Rochester, New York.
Không nơi nào nhận sau khi ra tù, Mỹ thả Lâm Triệu và Tâm. Triệu sống thầm lặng với vợ con và làm việc trong một nhà hàng ở Queens.
Song các nhà chức trách tin rằng mối quan hệ của ông với băng đảng cũ đã khiến Triệu bị cuốn vào vụ sát hại anh em nhà Huỳnh.
Sống sót thần kỳ sau khi bị ném xuống sông
Theo hồ sơ của tòa, nhà cung cấp cần sa cho anh em Huỳnh ở California đã ủy quyền cho Triệu thu hồi số tiền 300.000 USD nhà Huỳnh nợ.
Lâm Triệu đã đến Philadelphia cùng 3 cộng sự. Hắn bị cáo buộc liên lạc với Tâm để ra lệnh bắt cóc anh em Huỳnh và nếu cần có thể giải đến New York làm con tin. Nhưng Triệu đã trở về nhà (ở Queens, New York), bỏ lại các cộng sự là John Dao, 42 tuổi; Jason Rivera, 34 tuổi; và Trung Lu, 39 tuổi, để hỗ trợ Tâm. Kế hoạch nhanh chóng bị đổ bể.
Khi Vương xuất hiện tại nhà Tâm với chỉ 41.000 USD, Tâm đã quyết định giết cả 3 người.
Các công tố viên tin rằng Tâm cùng 3 người bịt mặt là các cộng sự của Triệu và người thứ 5 là Minh Nguyễn được Tâm thuê để canh chừng bên ngoài. Chúng đã khiêng anh em Huỳnh và Vương vào xe van và chở họ đến bờ sông.
Cảnh sát rà soát khu vực hiện trường vụ án. Ảnh: Inquirer.
“Tôi cảm nhận được cát dưới chân”, Vương khi đó bị bịt mắt và trói, khai. “Sau đó, chúng bắt đầu đâm chúng tôi”.
Vũ Huỳnh bị đâm 32 nhát, còn em trai Việt Huỳnh bị đâm nhát 28. Cổ họng của họ bị rạch và bị xích vào các xô xi măng. Cả hai cùng với Vương bị ném xuống sông.
Vương bị đâm nhiều nhát vào ngực, lưng và cổ. Anh nhớ rõ tiếng nước bắn tung tóe và tiếng khóc thảm thiết của anh em Huỳnh khi dần chìm xuống nước.
Về phần Vương, anh cố gắng nhích đến một tường bê tông ở bờ sông và níu vào để ngoi đầu lên mặt nước. Anh nỗ lực cọ xát miếng băng keo bịt mắt vào bề mặt gồ ghề của bức tường và khoảng 2 đến 3 giờ sau anh đã thoát khỏi dây trói và bò lên bờ.
Khi cảnh sát Philadelphia hỏi Vương vào tối hôm đó rằng ai là người chịu trách nhiệm, anh trả lời: “Lâm Triệu”.
Thực thi công lý
Ba cộng sự Dao, Rivera và Lu trở lại New York vài giờ sau đó. Các nhà điều tra cho biết Triệu rất tức giận khi biết chuyện gì đã xảy ra. Ông ta giận dữ vì những kẻ buôn ma túy chết thì không ai trả nợ.
Triệu bị cáo buộc đã phái họ quay lại Philadelphia để tìm Vương và giết để bịt đầu mối trước khi anh ta ra làm chứng tại phiên tòa xét xử Tâm. Nhưng âm mưu đã thất bại. Tâm bị kết án tử hình vào tháng 12/2016.
Hai năm sau, các đặc vụ đã bắt giữ Triệu ở New York khi ông ta đang đưa con đi học. Triệu không nhận các tội danh thông đồng, tống tiền và buôn bán ma túy. Ông ra sẽ hầu tòa vào tháng 6 tới.
Ba người đàn ông bịt mặt Dao, Rivera và Lu cùng Minh Nguyễn cũng bị buộc tội trong đêm tàn sát đẫm màu.
Người thứ 6 là Hải Nguyễn, 37 tuổi, hồi đầu tháng này đã nhận tội lừa dối các đặc vụ để giúp Tâm trốn thoát khỏi Philadelphia đến New York năm 2014. Phải mất hàng tháng trời lần theo dấu vết, đặc vụ FBI mới bắt được Tâm ở Ashland, bang Virginia trong một khách sạn. Hắn đã trốm trên trần nhà tắm.
Tâm đang chờ ngày thi hành án tử hình. Tất cả bị bắt ngoại trừ Lu, người mà FBI tin rằng đã trốn về Việt Nam. Cơ quan này đang treo thưởng 10.000 USD cho ai cung cấp thông tin về Lu.
Nữ điệp viên tình nguyện chịu tra tấn thay người yêu
Cuốn sách "Code Name Lise" (Mật danh Lise) phác họa chân dung Odette Sansom - nữ điệp viên thời Chiến tranh Thế giới thứ hai có lòng dũng cảm phi thường, người từng tình nguyện chịu tra tấn thay người mình yêu.
Theo tờ Times of Israel, bất chấp những đòn tra tấn không thể tưởng tượng nổi của Đức Quốc xã, bị giam cầm trong trại tập trung và số phận bấp bênh của người yêu và cũng là đồng nghiệp, nữ đặc vụ Odette Sansom của phe Đồng minh không bao giờ phản bội đường dây gián điệp mà mình tham gia ở nước Pháp bị chiếm đóng thời Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Khi hoạt động dưới mật danh Lise, Sansom, nữ điệp viên sinh ra ở Pháp, sống ở Anh, đã hỗ trợ phong trào kháng chiến ở quê hương. Tên thật của bà (có thay đổi sau chiến tranh trong một số cuộc hôn nhân) được ghi trong kỷ lục gián điệp khi bà nhận Huân chương George sau chiến tranh. Bà là người phụ nữ đầu tiên nhận được vinh dự trên, phần thưởng cao quý thứ hai ở Anh.
Mặc dù có nhiều thành tích khiến bà nổi tiếng những năm sau đó, nhưng Sansom phần lớn bị lãng quên sau này. Trong cuốn sách mới xuất bản "Code Nam Lise: The True Story of the Woman Who Became WWII's Most Highly Decorated Spy" (Mật danh Lise: Câu chuyện có thật về người phụ nữ trở thành điệp viên được tặng nhiều huân chương nhất Thế chiến II", tác giả Larry Loftis đã giúp người thế hệ sau biết và hiểu về bà. Tác giả Loftis nói: "Đây là câu chuyện về một nữ anh hùng đặc biệt mà 99% mọi người - 99% sử gia Thế chiến II - có lẽ không biết là ai. Gia đình bà rất phấn khởi khi tôi viết về cuộc đời bà".
Bà Sansom, mất lúc 83 tuổi năm 1995, có một cuộc đời nhiều sự kiện, đặc biệt là trong Thế chiến II. Bà tình cờ bước vào con đường gián điệp và tỏa sáng trong sự nghiệp. Kỹ năng gián điệp của bà được cấp trên của bà là Peter Churchill đánh giá cao. Họ đã hỗ trợ phong trào kháng chiến Pháp mà vẫn tránh khỏi bị sa lưới của ông trùm phản gián Đức Hugo Bleicher.
Sau chiến tranh, Sansom đã làm chứng tại phiên tòa Nuremberg xét xử tội phạm chiến tranh. Bà đã kết hôn với Churchill, biến câu chuyện bịa thời Thế chiến II thành sự thật.
Sinh ra với cái tên Odette Brailly, Sansom là công dân Pháp và là con gái một anh hùng Chiến tranh Thế giới thứ I. Bà gặp một người Anh tên là Roy Patrick Sansom ở Boulogne (Pháp) và kết hôn với người này năm 1931. Bà chuyển tới Anh sống cùng chồng và có ba con gái.
Mùa xuân năm 1942, khi Bộ Hải quân Anh kêu gọi người dân gửi bưu thiếp và ảnh gia đình chụp ở bờ biển nước Pháp để sử dụng cho mục đích chiến tranh, Sansom đã viết thư và nói rằng bà có ảnh chụp ở Boulogne, nhưng lại gửi nhầm thư tới Văn phòng Chiến tranh thay vì Bộ Hải quân. Lá thư khiến Đội Tác chiến Đặc biệt (SOE) của Đại tá Maurice Buckmaster chú ý tới Sansom.
Để làm vỏ bọc, Sansom được tuyển vào Tổ chức Y tá Cấp cứu chuyên hỗ trợ nhân sự cho SOE. Sansom để ba con lại trường của nhà tu kín và đi đào tạo để làm việc với quân kháng chiến Pháp ở nước Pháp đang bị chiếm đóng.
Lúc đầu, khi Sansom muốn gia nhập lực lượng Đồng minh và làm gián điệp, cấp trên không chắc chắn bà có thể thành công hay không xét thấy bà có một số điểm trừ như quá nóng tính và hấp tấp, không có nhiều trải nghiệm thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, khi thấy Sansom có lòng quyết tâm cao, lòng yêu nước, không biết sợ là gì và ý chí mạnh mẽ cống hiến cho quê nhà Pháp, họ đã quyết định tin tưởng bà và giao cho bà công việc quan trọng ở Pháp.
Do thời tiết xấu, Sansom không thể nhảy dù vào Pháp mà phải đi đường biển, cập bến gần Cassis đêm 2/11/1942 và liên lạc với Đại úy Peter Churchill, chỉ huy Spindle - mạng lưới SOE ở Cannes. Bà có mật danh là Lise. Mục tiêu ban đầu của bà là liên lạc với quân kháng chiến Pháp ở French Riviera sau đó chuyển lên Auxerre ở Burgundy để thiết lập căn nhà an toàn cho các đặc vụ. Khi Sansom mới tới Pháp, mạng lưới Spindle trục trặc nội bộ vì tranh cãi giữa đặc vụ chính Andre Girard và người điều hành vô tuyến Adolphe Rabinovitch.
Khi Sansom ở Cannes, Churchill đã xin phép Đại tá Buckmaster để Sansom bỏ sứ mệnh được giao và làm người đưa thư cho mình. Sansom được yêu cầu tìm thực phẩm và nơi ở cho Rabinovitch, người ở Pháp bất hợp pháp nên không có phiếu lương thực. Dần dần, Sansom thân thiết với Churchill và Rabinovitch.
Công việc gián điệp rất căng thẳng với Rabinovitch, Sansom và Churchill. Họ không chỉ đối mặt với các đặc vụ Đức Quốc xã từ Cơ quan Tình báo Quân sự Đức Abwehr mà còn cả các đặc vụ hai mang người Pháp làm việc bí mật cho Đức Quốc xã. Kẻ thù nguy hiểm nhất của họ là Bleicher. Hắn ta là bậc thầy trong công việc phản gián và cảnh sát mật. Bằng cách nào đó, hắn đã lần theo dấu các đặc vụ Đồng minh.
Năm 1943, Bleicher đã biết thông tin về chiến dịch của Churchill ở Pháp. Hắn bắt Sansom và Churchill và đưa họ vào nhà tù Fresnes. Cả hai bị giam dưới sự canh giữ của cận vệ và mật vụ Đức Quốc xã. Bleicher tỏ ra thông cảm một cách đáng ngạc nhiên với những người từng là mục tiêu của hắn.
Bleicher một mặt rất tàn nhẫn và cứ làm việc của mình, mặt khắc hắn lại tiếc vì đã làm việc đó. Hắn bắt họ và biết chuyện gì sẽ xảy ra. Tại nhà tù Fresnes, hắn cảm thấy tội lỗi. Hắn biết họ bị biệt giam, sống khổ sở và hầu như không được ăn gì. Hắn tuồn thức ăn vào bất chấp rủi ro bị bắn. Hắn dường như say mê Sansom.
Trong khi đó, Sansom tự nghĩ ra một câu chuyện để bảo vệ mình và Churchill. Họ sẽ đóng giả là cặp vợ chồng và Churchill sẽ nhận là họ hàng với Thủ tướng Anh dù họ không có mối quan hệ gì. Dù mọi người đều tin câu chuyện đó nhưng Bleicher thì không. Tuy nhiên, hắn chú ý thấy khi Sansom và Churchill bị thẩm vấn, họ đều khai giống nhau. Ý tưởng tuyệt vời đó đã cứu mạng họ, nhưng không thể ngăn Sansom bị tra tấn đau đớn.
Tại Fresnes, Sansom bị thẩm vấn 14 lần và bị tra tấn. Bà nhất quyết không tiết lộ nơi ẩn náu của Rabinovitch và một đặc vụ Anh khác. Bà luôn khăng khăng Churchill không biết gì về hoạt động của mình với hy vọng Churchill sẽ được đối xử nhẹ tay. Nhờ đó, Churchill chỉ bị thẩm vấn hai lần và hai đặc vụ khác được bảo toàn danh tính.
Khi bị giam, Bleicher thường xuất hiện và tìm cách mời Sansom đi Paris với mình để nghe hòa nhạc, ăn tối trong nhà hàng nhằm thuyết phục bà khai. Samsom đã cự tuyệt. Bà bị kết án tử hình với hai tội danh tháng 6/1943. Bà đã nói với Bleicher: "Vậy ông sẽ phải quyết định xem tôi bị tử hình về tội gì vì tôi chỉ chết được một lần thôi". Quá tức giận, Bleicher đã đưa Sansom tới trại tập trung Ravensbruck.
Tại đây, bà bị nhốt vào phòng giam trừng phạt, bị bỏ đói. Sau khi quân Đồng minh đổ bộ vào miền Nam nước Pháp tháng 8/1944, theo lệnh của Đức Quốc xã, phòng giam Sansom không được có ánh sáng, thức ăn trong một tuần và tăng nhiệt độ trong phòng. Sau đó, bà được phát hiện bất tỉnh trong phòng giam. Dù bác sĩ trại tập trung nói rằng Sansom không thể sống nổi quá vài tuần với tình trạng đó, nhưng tình trạng bà khá dần vào tháng 12/1944 khi được đưa tới phòng giam ngầm.
Khi quân Đồng minh cách Ravensbruck vài km, sĩ quan chỉ huy trại đã mang theo Sansom và lái xe tới một căn cứ Mỹ để đầu hàng. Hắn hi vọng mối liên hệ của Sansom với Thủ tướng Churchill có thể giúp hắn thoát bị hành quyết.
Sansom đã sống sót sau chiến tranh và đoàn tụ với Churchill, nhưng Rabinovitch bị bắt ngay trước ngày D-Day và bị chết trong phòng hơi độc tại trại tập trung Rawicz ở Ba Lan.
Theo danviet.vn
Iran dọa xét lại sự hợp tác với IAEA Người phát ngôn Quốc hội Iran Ali Larijani cảnh báo nước này sẽ xem xét lại việc hợp tác với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) nếu các cường quốc châu Âu áp dụng cách tiếp cận bất công trong sử dụng cơ chế tranh chấp thuộc thỏa thuận hạt nhân 2015. Iran chấm dứt tuân thủ những giới hạn...