FAO kêu gọi toàn châu Phi đoàn kết chống đói nghèo
Ngày 30/4, kết thúc Hội nghị khu vực châu Phi của Tổ chức Lương-Nông của Liên hợp quốc ( FAO) tại thủ đô Brazzaville của Cộng hòa Congo, Tổng Giám đốc FAO José Graziano da Silva và các đại diện của 45 nước châu Phi đã kêu gọi tăng cường đoàn kết châu Phi để chống đói nghèo và đảm bảo an ninh lương thực.
Người tị nạn Somalia xếp hàng chờ nhận thực phẩm cứu trợ tại Mogadishu. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Tại cuộc họp, các bên đã thảo luận các hành động tiến tới thành lập Quỹ Tín dụng với nguồn vốn từ các nước châu Phi để hỗ trợ an ninh lương thực của châu lục này, đặc biệt là các khu vực thường xuyên xảy ra khủng hoảng an ninh lương thực như vùng Sừng châu Phi và khu vực Sahel nghèo đói.
Video đang HOT
Các nước xuất khẩu dầu mỏ tại châu Phi có cơ hội lớn để thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội và đưa châu lục này thoát khỏi tình trạng mất an ninh lương thực thường xuyên. Tuy nhiên, các nước này cần đầu tư nguồn tài nguyên dầu lửa vào phát triển nông nghiệp bền vững mà không tàn phá môi trường.
Tổng Giám đốc FAO nhấn mạnh châu Phi hoàn toàn có thể chấm dứt tình trạng mất an ninh lương thực với các cam kết chính trị thực sự cùng với các nguồn lực quốc tế được huy động.
Quỹ Tín dụng giúp xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an ninh lương thực sẽ tăng cường các nguồn lực của châu Phi, thúc đẩy việc ngăn chặn và phản ứng hiệu quả với các cuộc khủng hoảng lương thực ở nhiều khu vực khác của lục địa Đen.
FAO sẽ tham gia tư vấn cho các nước về dự thảo kế hoạch hành động thành lập quỹ này và giành được sự phê chuẩn của các nước châu Phi cũng như kêu gọi các tổ chức xã hội dân sự quốc tế tài trợ để khuyến khích thành lập quỹ.
Tại hội nghị, các nước châu Phi cam kết sẽ tăng cường các nỗ lực để xây dựng môi trường hoà bình và đồng thuận để đảm bảo an ninh lương thực bền vững toàn châu lục.
Các nỗ lực này bao gồm tăng năng suất nông nghiệp và tăng cường tiếp cận thị trường cho nông dân, giảm nguy cơ dễ bị tổn thương trước các mối đe dọa mất an ninh lương thực và dinh dưỡng, cải thiện khả năng quản lý việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên bền vững./.
Theo TTXVN
1,4 triệu người ở Syria đứng trước nguy cơ chết đói
Ngày 15/3, Tổ chức Lương Nông (FAO) của Liên hợp quốc cảnh báo 1,4 triệu người ở Syria đang đứng trước nguy cơ chết đói vì tình trạng bạo lực kéo dài tại nước này gây tổn hại an ninh lương thực.
Syria đang đối mặt với sự tổn hại an ninh lương thực do bạo lực kéo dài. (Nguồn: AFP)
Theo số liệu của Liên hợp quốc, sản lượng ngũ cốc của Syria năm 2011 chỉ đạt 4,2 triệu tấn, ít hơn 10% sản lượng trung bình trong 5 năm trở lại đây.FAO cho rằng Syria cần tăng 1/3 lượng ngũ cốc nhập khẩu để bù lại sự sụt giảm này.
Hãng thông tấn chính thức của Iran IRNA đưa tin một máy bay của Iran chở 40 tấn hàng cứu trợ gồm thuốc men và thiết bị y tế đã tới Syria ngày 15/3.
Đây là chuyến hàng cứu trợ đầu tiên của Iran chuyển cho Syria, đồng minh của Tehran trong khu vực. Số hàng này sẽ được chuyển tới tổ chức Trăng Lưỡi liềm Đỏ Syria.
Theo Đại sứ Iran tại Syria Mohammad Reza Raouf Sheibani, hoạt động cứu trợ này nhằm "củng cố quan hệ và thể hiện sự ủng hộ của Tehran đối với Syria."
Ông Sheibani cho biết thêm các chuyến viện trợ tiếp theo sẽ gồm lương thực, xe cứu thương, lều bạt và chăn mền.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Selouk Unal cho biết trong vòng 24 giờ qua đã có khoảng 1.000 người Syria vượt biên giới sang Thổ Nhĩ Kỳ, nâng tổng số người Syria đăng ký tị nạn tại nước này lên khoảng 14.700 người.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã xây thêm nhiều trại tạm, đủ cho 20.000 người tị nạn Syria, tại tỉnh Sanliurfa, cách biên giới với Syria 910km. Ankara dự kiến số người tị nạn Syria sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tới.
Trong một diễn biến khác, tại Paris, Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe tuyên bố Pháp phản đối việc trang bị vũ khí cho lực lượng đối lập ở Syria, cho rằng việc này có thể gây ra một cuộc nội chiến ở quốc gia Trung Đông này.
Năm 2011, Pháp đã vũ trang cho quân nổi dậy ở Libya để lật đổ nhà lãnh đạo Muamar Gaddafi, song Paris cho rằng lực lượng đối lập ở Syria hiện chia rẽ sâu sắc và không thể hợp nhất thành một lực lượng vũ trang đáng tin cậy, vì vậy nếu cung cấp vũ khí cho một phái đối lập nào đó sẽ có thể gây ra một cuộc nội chiến giữa các cộng đồng Cơđốc giáo, Alawites, Sunnis và Shiites.
Ông Juppe cảnh báo nguy cơ tình hình diễn biến thành "một thảm họa nghiêm trọng hơn hiện nay"./.
Theo TTXVN
Nạn đói tại Somalia chấm dứt Nạn đói đã kết thúc tại Somalia sau sáu tháng kể từ khi Liên Hiệp Quốc tuyên bố nạn đói tại đất nước này. Một phụ nữ Somalia tại khu trại dành cho người chịu ảnh hưởng của nạn đói vào tháng 8.2011 - Ảnh: AFP Tình trạng thiếu lương thực đã được cải thiện tại Somalia nhờ một vụ được mùa và...