Facebook phát triển ra sao trong 13 năm qua?
Facebook ngày nay được hình thành từ ý tưởng của cậu sinh viên năm 2 Mark Zuckerberg bên trong căn phòng ký túc xá tại đại học Harvard nổi tiếng.
Căn phòng Mark Zuchkerberg ở từng thuộc về Wallace Shawn – diễn viên lồng tiếng cho chú khủng long Rex trong phim Toy Story. Tại đây vào cuối năm 2002, Mark đã viết ra trang web mang tên “FaceMash”.
“FaceMash” lấy ý tưởng từ trang Hot or Not đang nổi tiếng khi đó và sử dụng ảnh của các sinh viên mà anh hack được từ dữ liệu trường Harvard. Dù vi phạm quy chế thông tin sinh viên của Harvard, “FaceMash” đã thể hiện khái niệm sơ khai nhất của Facebook – mọi người có thể tìm được nhau online.
Được hưởng ứng từ sinh viên Harvard, Mark vẫn bị kỷ luật và buộc phải gỡ trang “FaceMash”. Ngày 4/2/2004, anh tiếp tục tạo trang TheFacebook.com, mạng xã hội lớn nhất hành tinh (khi đó chỉ xuất hiện trong đại học Harvard) được ra đời.
Một tuần sau đó, Mark bị 3 sinh viên khóa trên là Divya Narendra, Cameron và Tyler Winklevoss kiện do đã đồng ý thực hiện website mang tên HarvardConnection.com cho họ nhưng anh hủy cam kết và đem ý tưởng đó tạo ra TheFacebook.
Trong vòng một tháng, nửa số sinh viên Harvard đã đăng ký thành viên của TheFacebook. Đến tháng 3, website mở rộng sang các trường đại học Yale, Columbia và Standford. Cùng những người bạn học của mình, Mark quyết định phát triển trang mạng xã hội theo hướng kinh doanh.
Video đang HOT
Vài tháng sau đó, TheFacebook bắt đầu xuất hiện quảng cáo, nhằm chi trả cho chi phí liên quan đến máy chủ, cơ sở dữ liệu của người dùng. Cũng trong năm 2004, Mark Zuckerberg bỏ học tại Harvard để tập trung phát triển trang mạng xã hội của mình và đổi tên nó thành Facebook.
Công ty Facebook của Mark có chủ tịch đầu tiên là Sean Parker, người đồng sáng lập dịch vụ chia sẻ nhạc Napster. Sau đó, Facebook dời trụ sở đến văn phòng nhỏ tại thành phố Palo Alto thuộc California, Mỹ.
Facebook khi đó được 500.000 USD đầu tư từ Peter Thiel và Elon Musk – 2 cựu điều hành của PayPal. Đây là cột mốc cho sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội này.
Tháng 5/2005, Facebook gây quỹ đầu tư được 13,7 triệu USD. Năm 2006, tính năng News Feed được tung ra, cho phép người dùng theo dõi hoạt động của nhau theo thời gian thực.
Đầu năm 2008, Sheryl Sandberg gia nhập Facebook và trở thành COO của công ty. Đây cũng là thời điểm smartphone bắt đầu nở rộ, mang lại nhiều người dùng hơn cho Facebook. Công ty dời trụ sở đến Standford Research Park tại Palo Alto.
Cuối năm 2010, Facebook có đến 1 tỷ lượt truy cập mỗi tháng. Trụ sở công ty nhanh chóng trở nên chật chội, Facebook tiếp tục dời quân đến một khuôn viên thuộc quản lý của Oracle.
2011 là thời điểm Facebook thể hiện sức mạnh của mình trong chính trị, đến mức mạng xã hội này bị cấm tại Ai Cập vì người dân phản đối chế độ của tổng thống Hosni Mubarak. Mark Zuckerberg bắt đầu gặp gỡ các lãnh đạo chính trị để bàn về cung cấp internet toàn cầu.
Các luật hôn nhân và quyền con người cũng được Facebook để ý và ủng hộ. Tháng 5/2012, công ty phát hành cổ phiếu công chúng lần đầu (IPO) và huy động được 5 tỷ USD. Sự phát triển của Facebook khi đó được nhận xét là không thể ngăn cản.
Cùng với Facebook, những tên tuổi khác bắt đầu nổi lên như dịch vụ chia sẻ ảnh Intargram, thực tế ảo Oculus hay WhatsApp. Công ty quyết định loại bỏ tất cả “mối đe dọa” bằng việc mua lại các công ty này với tổng số tiền 22 tỷ USD.
Năm 2014, tròn 10 năm Facebook ra đời, mạng xã hội có đến 1,23 tỷ lượt truy cập mỗi tháng, một tỷ trong số đó đến từ thiết bị di động. Để đáp ứng lượng người dùng khổng lồ, Facebook phải nâng cấp cơ sở hạ tầng và nhân lực. Trong năm 2016, công ty đã mở rộng thêm khuôn viên cho 2.800 nhân viên.
Dưới sự lãnh đạo của Mark Zuckerberg, Facebook đang thực hiện sứ mệnh cung cấp Internet cho mọi người trên thế giới. Anh cũng nhắn nhủ với các nhà đầu tư của mình “Chúng ta không tạo nên dịch vụ để kiếm tiền, chúng ta kiếm tiền để phát triển dịch vụ tốt hơn”.
Tháng 12/2015, quỹ Chan Zuckerberg Initiative được thành lập nhằm hỗ trợ phát triển các giải pháp chữa bệnh. Dù đầu tư gần hết tiền bạc của mình vào quỹ từ thiện nhưng Mark vẫn có thể điều hành Facebook tiếp tục phát triển và sinh lời.
Hoàng Vinh
Ảnh: Business Insider
Theo Zing
Facebook tắt quảng cáo trong ngày quốc tang Thái Lan
Mạng xã hội lớn nhất thế giới thông báo tạm ngừng dịch vụ quảng cáo tại Thái Lan trong những ngày quốc tang.
Trên trang dành cho doanh nghiệp, Facebook thông báo tạm dừng đăng bài quảng cáo tại Thái Lan vì nhà vua nước này vừa qua đời. Facebook cho rằng việc tạm không hiển thị các mẩu quảng cáo là một "phong tục văn hoá".
Cách ứng xử này được cho là phù hợp khi hầu hết các dịch vụ, hàng quán... tại đất nước này đều dừng hoạt động trong những ngày treo cờ rủ.
Thông báo từ Facebook đến những khách hàng mua quảng cáo tại Thái Lan.
Theo đó, Facebook không nói rõ ngưng hiển thị quảng cáo trong bao lâu. Nhưng theo thông lệ, quốc tang sẽ kéo dài từ 3-7 ngày. Những nội dung khách hàng đã đăng ký chạy quảng cáo trước đó vẫn được giữ lại để hiển thị sau.
Việc ngừng quảng cáo chỉ có hiệu lực trong phạm vi Thái Lan. Các đối tác tại nước này vẫn có thể chạy quảng cáo tại các thị trường bên ngoài.
Chiều tối 13/10 (theo giờ Việt Nam), quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej từ trần ở tuổi 88 sau thời gian dài điều trị trên giường bệnh.
Là vị vua thứ 9 trong lịch sử 234 năm của vương triều Chakri, ông được dân nhân Thái yêu mến nhờ việc khôi phục định chế hoàng gia và tạo ra ảnh hưởng nhất quán đến các phe phái chính trị ở quốc gia này.
Duy Tín
Theo Zing
Facebook thổi phồng lượt xem video Mạng xã hội lớn nhất thế giới thừa nhận đã phóng đại thời lượng xem video của người dùng trong hai năm qua. Facebook thừa nhận đã tính nhầm thời lượng xem video trung bình của người dùng. Facebook cho biết công ty đã tính nhầm một trong những chuẩn đo video. Lỗi này đang được mạng xã hội chỉnh sửa nhưng nó...