Facebook phải trả 650 triệu USD vì thu thập dữ liệu khuôn mặt
Facebook phải trả cho người dùng ở tiểu bang Illinois bị mạng xã hội này thu thập dữ liệu khuôn mặt số tiền từ 200 đến 400 USD mỗi người.
Theo VOX, tổng số tiền Facebook phải trả cho người dùng ở Illinois là 650 triệu USD. Thỏa thuận này là khoản thanh toán lớn nhất từ trước đến nay đối với một vụ kiện tập thể về vi phạm quyền riêng tư trực tuyến.
Facebook đã phải đồng ý chi 650 triệu USD để tránh vụ kiện về tính năng gắn thẻ. Ảnh: Socialgeek.
Năm 2015, người dùng Facebook ở tiểu bang bang Illinois đã gửi đơn kiện tập thể lên tòa án, cáo buộc mạng xã hội của Mark Zuckerberg sử dụng phần mềm nhận dạng khuôn mặt thông qua tính năng gắn thẻ ảnh (tag) để thu thập dữ liệu trái phép. Theo luật bảo mật sinh trắc học Illinois, việc lấy dữ liệu khuôn mặt mà không có sự đồng ý của người dùng là vi phạm quyền riêng tư.
Trong đơn kiện, nhóm người ở Illinois lập luận rằng, Facebook chưa nhận được sự đồng ý nhưng vẫn tự động bật tính năng gắn thẻ ảnh theo mặc định cho hàng triệu người dùng Illinois. Facebook phủ nhận vấn đề, khẳng định “không làm bất cứ điều gì sai”.
Video đang HOT
Theo báo cáo của NPR, Facebook vẫn cố gắng dàn xếp vụ kiện khi đồng ý trả 550 triệu USD vào tháng 1/2020, tức là những ai ở Illinois bị mạng xã hội này thu thập dữ liệu khuôn mặt sẽ nhận được từ 100 đến 300 USD. Theo phát ngôn viên của Facebook, khi đó, công ty muốn nhanh chóng giải quyết vấn đề. Dù vậy, lời đề nghị đã bị một thẩm phán từ chối với lý do số tiền chưa đủ.
Trước đó, Cơ quan lập pháp Illinois cho rằng vấn đề vi phạm quyền riêng tư của Facebook là nghiêm trọng và cho rằng mạng xã hội này phải trả cho người dùng 1.000 USD mỗi người, với mỗi lần vi phạm.
Cũng theo nguồn tin từ VOX, việc Facebook bỏ thêm 100 triệu USD, nâng tổng số tiền lên 650 triệu USD để thỏa thuận đã được nhóm khởi kiện đồng ý nhưng vẫn chưa được thẩm phán phê chuẩn.
Khoản tiền 650 triệu USD được đánh giá là cao, nhưng vẫn chưa đáng gì nếu vụ kiện được đem ra xét xử. Theo tính toán, Facebook có thể mất 47 tỷ USD nếu vấn đề được xét xử công khai.
Trong báo cáo thu nhập quý I/2020, Facebook đạt doanh thu 18 tỷ USD, phần lớn đến từ quảng cáo.
Không thu thập được dữ liệu của người dùng iOS, Facebook đã cố mua phần mềm gián điệp cực kỳ nguy hiểm để theo dõi
Nguyên nhân là do các phương pháp thu thập dữ liệu người dùng của Facebook trên thiết bị iOS không hiệu quả.
NSO Group, nhóm đứng sau vụ tấn công spyware nhằm vào WhatsApp năm 2019, đã công bố các tài liệu nội bộ tại tòa án, tiết lộ việc Facebook từng cố gắng mua một phần mềm gián điệp có tên "Pegasus".
Pegasus có thể được cài vào thiết bị của người dùng sau khi bấm vào một liên kết dường như vô hại, sau đó thiết bị sẽ bị bẻ khóa và tải phần mềm malware về để theo dõi hoặc đánh cắp dữ liệu.
Dữ liệu được đánh cắp trong trường hợp của Facebook, là những dữ liệu cá nhân nhạy cảm của người dùng. Bao gồm tất cả các tin nhắn, ảnh, thông tin đăng nhập và toàn bộ lịch sử dữ liệu vị trí.
NSO Group cho biết rằng họ chỉ bán phần mềm gián điệp của mình cho "Chính phủ hoặc cơ quan Chính phủ có chủ quyền". Tuy nhiên theo tiết lộ của CEO Shalev Hulio, hai đại diện của Facebook đã tiếp cận NSO Group vào tháng 10 năm 2017, và yêu cầu mua quyền sử dụng một số tính năng cụ thể của Pegasus.
Theo báo cáo của Vice, Facebook mua phần mềm gián điệp Pegasus là vì lo ngại các dữ liệu thu thập từ người dùng các thiết bị của Apple kém hiệu quả hơn Android. Cũng đã từng có rất nhiều báo cáo trước đây về việc này, các thiết bị của Apple luôn đề cao tính bảo mật và hạn chế phần mềm bên thứ 3 thu thập dữ liệu người dùng.
Theo hồ sơ tại tòa án, NSO Group cho biết: "Các đại diện của Facebook nói rằng Facebook lo ngại phương pháp thu thập dữ liệu người dùng thông qua Onavo Protect của họ kém hiệu quả trên thiết bị của Apple so với thiết bị Android. Facebook nói rằng muốn sử dụng những tính năng cụ thể của Pegasus để giám sát người dùng trên các thiết bị Apple, và sẵn sàng trả tiền cho khả năng giám sát đó".
Facebook bị cáo buộc đề xuất trả cho NSO Group một khoảng phí hàng tháng dựa trên mỗi người dùng. Tuy nhiên, NSO Group khẳng định đã từ chối bán phần mềm gián điệp Pegasus cho Facebook.
Facebook đã phát triển một phần mềm có tên là Onavo Protect, được coi là một phần mềm VPN. Onavo Protect được sử dụng chủ yếu để thu thập thông tin từ những ứng dụng khác mà người dùng Facebook cài đặt trên thiết bị của họ.
Onavo Protect đã bị Apple gỡ bỏ khỏi App Store vào năm 2019, sau khi phát hiện ứng dụng này vi phạm các quy tắc bảo mật. Apple cho biết rằng Onavo Protect đã thu thập các dữ liệu không liên quan, để phục vụ mục đích quảng cáo.
Điều thú vị chính là việc NSO Group đã từng tấn công và cài phần mềm gián điệp Pegasus vào ứng dụng WhatsApp của Facebook, trên các thiết bị iOS và Android. NSO Group cho biết họ thực hiện vụ tấn công này theo yêu cầu của Chính phủ của một quốc gia.
NSO Group cho biết rằng phần mềm Pegasus có thể trích xuất bất kỳ dữ liệu nào trên thiết bị của người dùng. Thậm chí nó còn có thể lấy được dữ liệu từ những dịch vụ lưu trữ đám mây có cài đặt trên thiết bị, như iCloud hay Google Drive.
tvd
Facebook, Google dừng chia sẻ dữ liệu người dùng với Hong Kong Facebook, Google và Twitter bắt đầu từ chối các yêu cầu cung cấp dữ liệu người dùng mà họ nhận được từ chính quyền Hong Kong. Facebook thông báo dừng chia sẻ thông tin về người dùng trên mọi nền tảng, như Facebook, WhatsApp và Instagram, cho chính quyền Hong Kong trong khi chờ thêm các đánh giá đầy đủ về mức độ...