Facebook mua lại WhatsApp với giá 16 tỉ USD
Facebook vừa công bố họ đã mua lại ứng dụng nhắn tin di động WhatsApp với giá 16 tỉ USD. Nhân viên của WhatsApp cũng được nhận thêm 3 tỉ USD quyền chọn mua cổ phần trong 4 năm.
WhatsApp Messenger là một ứng dụng nhắn tin di động chạy trên nhiều nền tảng cho phép bạn trao đổi tin nhắn mà không cần phải trả phí SMS. WhatsApp Messenger có sẵn cho iPhone, BlackBerry, Android, Nokia S40, Nokia Symbian, Windows Phone và tất cả những điện thoại này có thể gửi tin nhắn cho nhau. Tại thời điểm được mua lại, WhatsApp đã có 450 triệu người sử dụng hàng tháng và mỗi ngày có thêm 1 triệu tài khoản đăng kí mới.
Thương vụ bao gồm việc Facebook sẽ trả cho công ty sở hữu WhatsApp 4 tỉ USD tiền mặt, 12 tỉ USD còn lại sẽ được quy ra thành cổ phiếu của Facebook. Ngoài ra, trong 4 năm tiếp theo những người sáng lập và các nhân viên WhatsApp sẽ được nhận thêm 3 tỉ USD quyền chọn mua cổ phần Facebook.
Tốc độ tăng trưởng khủng khiếp của WhatsApp
Video đang HOT
Trong thỏa thuận với Facebook thì WhatsApp sẽ tiếp tục là một thương hiệu độc lập tức là Facebook sẽ để WhatsApp phát triển riêng chứ không xác nhập hoàn toàn. Điều đó có nghĩa là trên thị trường ứng dụng nhắn tin WhatsApp và Facebook Messenger vẫn có sự cạnh tranh nhất định.
Trong một bài đăng trên blog cá nhân của mình, CEO của WhatsApp đã trấn an người dùng rằng việc bán lại ứng dụng cho Facebook sẽ không ảnh hưởng gì đến cơ chế hoạt động của WhatsApp.
Chúng ta còn nhớ Facebook đã từng mua lại dịch vụ nhắn tin di động Beluga, để nó hoạt động độc lập trong vài tháng trước khi xác nhập vào Messager và đóng cửa. Và đây là nguyên nhân người dùng WhatsApp lo sợ ứng dụng yêu thích của họ sẽ bị xóa bỏ và tích hợp vào dịch vụ tin nhắn của mạng xã hội Facebook.
Các ứng dụng nhắn tin di động ( OTT) đã phát triển rất mạnh mẽ trong năm qua và nhiều ứng dụng trong số đó đã bị các công ty công nghệ lớn thâu tóm. Điển hình là thương vụ Rakuten mua lại Viber gần đây với giá 900 triệu USD.
WhatsApp đang dẫn đầu thị trường OTT dù chỉ có khoảng 50 nhân viên (trong đó có 32 kĩ sư) và chỉ mới nhận được 8 triệu USD đầu tư. Thương vụ thâu tóm với giá không tưởng này này làm cổ phiếu Facebook giảm 4% trong ngày. Ngược lại, cổ phiếu của dịch vụ nhắn tin BlackBerry BBM tăng 6%.
Đây là vụ thâu tóm lớn nhất của Facebook và cũng là một trong những thương vụ lớn nhất lịch sử công nghệ. Trước đó, Google mua Motorola Mobility với giá 12,5 tỉ USD, Microsoft mua Skype với giá 8,5 tỉ USD và nuốt trọn Nokia chỉ với 7,2 tỉ USD.
Theo The Next Web, Le Figaro.
Bí ẩn sức hấp dẫn của Viber
Với việc đề xuất mua lại Viber Media, gã khổng lồ thương mại điện tử Rakuten của Nhật chuẩn bị bước vào một vùng chiến sự nóng bỏng.
Thế giới của các ứng dụng chat, nhắn tin miễn phí trên nền tảng di động đang chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt với hàng loạt đấu thủ lớn, hùng mạnh. Thành công của Viber cũng không có gì đảm bảo khi mà số lượng người dùng hàng tháng cũng như tốc độ tăng trưởng của ứng dụng này đều đang thua kém các đối thủ cùng hạng. Vậy tại sao Rakuten lại chi tới 900 triệu USD để nhảy vào thị trường này?
Với Rakuten cũng như bất cứ công ty đang cung cấp dịch vụ trực tuyến nào khác, các ứng dụng nhắn tin và liên lạc là thứ tài sản hết sức hấp dẫn, bởi mỗi ngày, người dùng có thể sử dụng những ứng dụng này không biết bao nhiêu lần. Nói cách khác, chúng có khả năng chiếm hữu thời gian cũng như sự chú ý của người dùng smartphone một cách đáng kể. Đây chính là chìa khóa để xây dựng nên một nền tảng vững chắc dành cho mọi dạng dịch vụ di động, nhà phân tích Tim Shepherd của Canalys chia sẻ.
"Thị trường ứng dụng liên lạc đang đầy thách thức nhưng cũng không thiếu trái ngọt", Shepherd nhấn mạnh.
Chắc chắn Rakuten không phải hãng duy nhất hứng thú với ứng dụng nhắn tin. Năm ngoái,Facebook đã ra giá 3 tỷ USD để mua lại Snapchat, một dịch vụ nhắn tin và chia sẻ ảnh cực "hot" của thung lũng Silicon tuy nhiên đã bị phía Snapchat thẳng thừng từ chối. Một đại gia Trung Quốc là Tencent (hãng đang sở hữu ứng dụng nhắn tin ăn khách WeChat) cũng bày tỏ sự quan tâm dành cho Snapchat. Tại Trung Quốc, tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Alibaba cũng đang cố gắng quảng bá cho ứng dụng nhắn tin của riêng mình là Laiwang, trong nỗ lực lôi kéo người dùng smartphone đến mua sắm hoặc sử dụng các dịch vụ mà Alibaba cung cấp.
Theo Rakuten thì Viber hiện có khoảng 300 triệu người dùng đã đăng ký, trong số đó có hơn 100 triệu người dùng thường xuyên. Chắc chắn vị thế của Viber trong nhóm ứng dụng nhắn tin miễn phí là không thể phủ nhận.
Nhưng các đối thủ của Viber không hề dễ chơi chút nào. Xét riêng các dịch vụ gọi điện miễn phí, Viber phải cạnh tranh với Skype, còn trong phân khúc công cụ nhắn tin nhanh IM di động, WhatsApp mới là cái tên thống trị. Do các cựu kỹ sư của Yahoo sáng lập ra, WhatsApp hiện có hơn 300 triệu người dùng thường xuyên mỗi tháng, đông gấp gần 3 lần so với nền tảng người dùng của Viber. Nhưng một ưu điểm của Viber so với WhatsApp là Viber có cung cấp tính năng gọi điện còn WhatsApp thì chưa.
Thị trường ứng dụng OTT đang đặc biệt sôi động tại châu Á, nơi các ứng dụng do các hãng công nghệ châu Á phát triển mở rộng một cách chóng mặt. WeChat đặc biệt phổ biến tại thị trường hàng trăm triệu người dùng smartphone của Trung Quốc nhưng Tencent vẫn mạnh tay chi tới 200 triệu USD năm ngoái để quảng bá cho ứng dụng này ở nước ngoài, từ châu Á cho tới Tây Ban Nha, Nam Phi. Theo ước tính, hiện WeChat có khoảng 272 triệu người dùng thường xuyên mỗi tháng, cả trong nước lẫn quốc tế.
Một gã khổng lồ châu Á khác là Line với các tính năng như nhắn tin, gọi điện, mạng xã hội miễn phí. Hiện Line đang có hơn 300 triệu người dùng đăng ký giống như Viber.
Theo VNE
Viber được công ty Nhật Bản mua với giá 900 triệu USD Gã khổng lồ trực tuyến Nhật Bản Rakuten sẽ mua lại Viber với giá 900 triệu USD để đặt chân vào cuộc chơi OTT. Theo Wall Street Journal, Rakuten, gã khổng lồ thương mại điện tử của Nhật Bản tiết lộ về thương vụ lên đến 900 triệu USD nhằm mua lại Viber Media Inc - công ty đứng sau ứng dụng OTT...