Facebook loại bỏ tài khoản ủng hộ tổng thống ảo và giả mạo thông tin Covid-19
Cuộc truy quét lần này của mạng xã hội Facebook đang nhắm vào những hành vi giả mạo có quy mô và không có nội dung cụ thể.
Facebook đã xóa một số tài khoản lan truyền thông tin sai lệch ở Mỹ trước thềm cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Một nhóm chuyên đùa cợt trực tuyến có trụ sở tại Romania, đóng giả một nhóm người Mỹ gốc Phi tuyên bố họ ủng hộ Tổng thống Donald Trump và sử dụng những cái tên như “BlackPeopleVoteForTrump” để chia sẻ nội dung.
Facebook đang truy quét những thông tin giả mạo trên nền tảng của mình
Theo Nathaniel Gleicher, người đứng đầu chính sách bảo mật của Facebook, thì động cơ của nhóm là không rõ ràng. Đồng thời nhấn mạnh Facebook đã hành động ngăn chặn tổ chức này vì đã sử dụng tài khoản giả mạo để đánh lừa các thuật toán của công ty, chứ không phải nội dung cụ thể mà họ đã đăng tải.
Ngoài ra Facebook còn thực hiện một động thái truy quét lớn hơn khi cấm 303 tài khoản Facebook và 31 tài khoản Instagram có liên kết với Epoch Media Group, nhà xuất bản của The Epoch Times. Những tài khoản được vận hành để thúc đẩy các thuyết âm mưu liên quan đến đại dịch Covid-19 và các cuộc biểu tình Black Lives Matter đang diễn ra ở Mỹ, Canada và nhiều quốc gia khác. Facebook cho biết khoảng 2 triệu tài khoản trên cả hai nền tảng đã theo dõi hoạt động của các tài khoản nói trên.
Đây không phải là lần đầu tiên Facebook có hành động chống lại Epoch Media Group. Vào tháng 8.2019, Facebook đã cấm công ty này hoạt động trên mạng xã hội của họ vì các hoạt động mua quảng cáo mờ ám. Và cũng trong năm 2019, gã khổng lồ mạng xã hội thực hiện cấm 610 tài khoản Facebook và 72 tài khoản Instagram được liên kết với một công ty đang hoạt động như một proxy cho Epoch Media Group.
Tổng thống Trump cao tay 'ép' TikTok bán mình trong 45 ngày ra sao?
ByteDance buộc phải bán TikTok cho Microsoft nếu không muốn ứng dụng này đối mặt với những hình phạt nặng nề hơn từ chính phủ Mỹ.
Theo Reuters, Tổng thống Donald Trump đã hoãn lệnh cấm và cho phép công ty Microsoft tiếp tục đàm phán mua lại nền tảng chia sẻ video TikTok. Đáng chú ý, ông Trump bắt buộc thương vụ phải hoàn thành trước ngày 15/9, khoảng 45 ngày nữa.
Video đang HOT
Ngày 31/7, ông Trump xác nhận "có thể cấm ngay TikTok" vì những cáo buộc liên quan tới việc đánh cắp dữ liệu người dùng, ảnh hưởng an ninh quốc gia Mỹ. Quyết định của ông Trump nhanh chóng được thay đổi sau cuộc gặp mặt trực tiếp với Satya Nadella, CEO của Microsoft.
Microsoft gần đây thể hiện sự quyết tâm mua lại TikTok, nền tảng có khoảng 100 triệu người dùng hàng tháng tại thị trường Mỹ. Nếu Microsoft có TikTok, công ty này sẽ là một đối trọng mới, đủ sức cạnh tranh với các ông lớn mạng xã hội khác như Facebook và Snap.
Việc phải hoàn thành tất cả hoạt động mua, bán hoặc trao đổi trước ngày 15/9, TikTok có khả năng sẽ là công ty phải chịu thiệt nhất trong thương vụ này.
Nếu Microsoft có TikTok, công ty này sẽ trở thành một đối trọng mới với các ông lớn mạng xã hội như Facebook hoặc Snap.
Buộc phải bán nhanh, TikTok sẽ hạ giá
Thương vụ ByteDance bán TikTok cho Microsoft sẽ được giám sát bởi Ủy ban Đầu tư quốc tế (CFIUS) và một ủy ban kinh tế độc lập khác tại Mỹ.
"Mircosoft đánh giá cao sự quan tâm của Tổng thống Trump, công ty chúng tôi đang cân nhắc mua lại TikTok dưới sự xem xét về bảo mật thông tin người dùng và lợi ích kinh tế cả nước Mỹ", đại diện Microsoft cho biết.
ByteDance sau đó cho biết công ty "đang gặp phải những vấn đề phức tạp và khó tưởng tượng" trên con đường toàn cầu hóa ứng dụng của họ.
Tổng thống Trump đặt thời hạn cho thương vụ của Microsoft và TikTok là trước ngày 15/9.
Theo Reuters, TikTok đang được những nhà đầu tư ban đầu của ByteDance định giá khoảng 50 tỷ USD, một con số rất lớn nếu so với ứng dụng Snap đang có mức vốn hóa thị trường là 33,6 tỷ USD.
Với việc ông Trump đặt một cột mốc thời gian giao dịch là trước 15/9, đồng thời xác định lý do hoãn là vì tôn trọng quyền lợi kinh tế của Microsoft, TikTok bị đẩy vào tình thế rất khó khăn: phải bán mình cho Microsoft và phải bán nhanh.
Microsoft chưa cho biết số tiền công ty này sẵn sàng bỏ ra và hình thức giao dịch là như thế nào. Nhưng nhiều khả năng, Microsoft có thể ép giá của thương vụ thấp hơn con số 50 tỷ USD rất nhiều để buộc TikTok sớm hoàn thành trước ngày 15/9.
Theo thỏa thuận được đề xuất, Microsoft cho biết họ sẽ tiếp quản các hoạt động của TikTok tại Mỹ, Canada, Australia và New Zealand. Công ty cam kết tất cả dữ liệu người dùng TikTok Mỹ sẽ được đặt tại Mỹ.
Thuật toán của TikTok có thể bị copy
Theo Reuters, ông Trump ban hành lệnh cấm ứng dụng TikTok có thể sẽ ảnh hưởng tới kết quả của cuộc tranh cử sắp tới của ông, khi nền tảng chia sẻ video này được sử dụng bởi rất nhiều người dùng trẻ. Vì vậy, một số nhà lập pháp của đảng Cộng hòa đã thuyết phục ông Trump để thương vụ Microsoft và TikTok được tiếp tục.
"Đó là thương vụ mà nhiều bên cùng có lợi", Lindsey Graham, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bình luận trên Twitter.
Trang tin China Daily có ý kiến khác khi xác định ByteDance là "nạn nhân" khi chính phủ Mỹ không thể cung cấp bằng chứng chính xác về việc công ty này làm ảnh hưởng an ninh quốc gia Mỹ.
Một vấn đề quan trọng khác của cuộc đàm phán là tách TikTok ra khỏi cơ sở hạ tầng và quyền truy cập của ByteDance nhằm giảm bớt lo ngại của chính phủ Mỹ về tính trọn vẹn của dữ liệu người dùng.
Cũng cần lưu ý, ByteDance có một ứng dụng chia sẻ video ở thị trường Trung Quốc là Douyin, ứng dụng này được ví là "anh em sinh đôi" với TikTok khi cả 2 được phát triển trên cùng một cơ sở dữ liệu và có thuật toán giống hệt nhau.
Bán TikTok cho Microsoft có thể làm ảnh hưởng tới Douyin, ứng dụng đang có 400 triệu người dùng tại thị trường Trung Quốc.
Đầu năm 2020, công ty Trung Quốc Kunlun Tech đã phải bán lại ứng dụng kết nối bạn bè Grindr với giá 620 triệu USD sau khi bị CFIUS yêu cầu thoái vốn. Năm 2018, CFIUS từng buộc tổ chức China Ant Financial chấm dứt hoạt động mua lại ứng dụng MoneyGram vì lo lắng thương vụ sẽ làm ảnh hưởng tới dữ liệu công dân Mỹ.
ByteDance với sự thành công của TikTok và Douyin, đã được định giá khoảng 140 tỷ USD vào tháng 1/2020. Tuy nhiên, việc liên tiếp bị chính phủ Mỹ lên tiếng chỉ trích về yếu tố bảo mật thông tin người dùng, đặc biệt là sự can thiệp của CFIUS, giá trị của công ty này chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng trong thời gian tới.
Microsoft cho biết công ty không có ý định chia sẻ tiếp về giá trị trao đổi hoặc những thông tin chi tiết về điều khoản của thương vụ.
Ivanovic đã lấy lại Facebook, khẳng định thủ phạm là hacker Việt Nam Khoảng 2 tuần sau khi bị hacker Việt chiếm tài khoản tích xanh để bán hàng online, Facebook của Branislav Ivanovic - cựu cầu thủ Chelsea mới quay về với chủ cũ. Thời gian qua, báo chí trong nước đã liên tục đăng tải thông tin về việc tài khoản Facebook của Branislav Ivanovic - cựu cầu thủ Chelsea bị hack bởi hacker...