Facebook, Google có thể phải thay đổi mô hình kinh doanh
Giới chức EU vừa thông qua một số quy tắc mang tính bước ngoặt nhằm kiềm chế sự bành trướng của những gã khổng lồ công nghệ.
Giới chức EU vừa thông qua một số quy tắc mang tính bước ngoặt nhằm kiềm chế sự bành trướng của những gã khổng lồ công nghệ như Alphabet – công ty mẹ Google, Amazon, Apple, Facebook hay Microsoft. Tuy nhiên theo Reuters, việc thực thi bộ quy tắc mới có thể bị giới hạn do nguồn lực các cơ quan quản lý còn nhiều hạn chế.
Cụ thể, các nhà lập pháp EU đã phê duyệt 2 quy định mới dành cho các hãng công nghệ lớn, gồm Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) và Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA) nhằm kiểm soát các nội dung bất hợp pháp. Quy định này theo đó sẽ khiến các hãng công nghệ lớn buộc phải thay đổi mô hình kinh doanh, ít nhất là tại châu Âu.
Theo Reuters, các Big tech sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt lên đến 10% doanh thu toàn cầu hàng năm nếu vi phạm quy tắc DMA và 6% nếu vi phạm quy tắc DSA. Ủy ban châu Âu đã thành lập một đội 80 quan chức để điều tra, xử phạt các hãng công nghệ nếu vi phạm quy định. Một gói hỗ trợ trị giá 12 triệu euro (12,3 triệu USD) cũng đã được đưa ra hồi tháng trước nhằm phục vụ công tác điều tra trong khoảng thời gian bốn năm.
Thierry Breton, Ủy viên Thị trường nội bộ EU cho biết đội ngũ giám sát sẽ tập trung vào từng vấn đề khác nhau như đánh giá rủi ro, khả năng tương tác của các dịch vụ nhắn tin và truy cập dữ liệu trong quá trình thực hiện 2 quy tắc. Các cơ quan quản lý cũng sẽ thành lập Trung tâm minh bạch thuật toán châu Âu với các chuyên gia về dữ liệu và thuật toán để hỗ trợ những công ty công nghệ thực thi.
“Chúng tôi đã bắt đầu vai trò mới, bao gồm việc chuyển đổi các nguồn lực hiện có, đồng thời tăng cường đội ngũ nhân lực bao gồm 100 người làm việc toàn thời gian vào năm tới và năm 2024 để thuận tiện cho việc giám sát”, ông Breton nói.
Trước đó, Tổ chức Người tiêu dùng Châu Âu (BEUC) đã bày tỏ sự quan ngại về những giới hạn của cơ quan lập pháp.
“Chúng tôi đã đưa ra cảnh báo vào tuần trước rằng nếu Ủy ban không thuê thêm các chuyên gia để giám sát hoạt động các Big Tech, việc thực thi bộ quy tắc mới có thể bị cản trở”, phó Tổng giám đốc BEUC Ursula Pachl cho biết.
Video đang HOT
Được biết DMA được đưa ra nhằm khiến các công ty công nghệ thiết lập lại dịch vụ nhắn tin với khả năng tương tác cùng ứng dụng khác, đồng thời cho phép người dùng truy cập vào dữ liệu của họ. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể quảng cáo sản phẩm cạnh tranh và giao dịch với khách hàng ngoài nền tảng.
Đặc biệt, các công ty này sẽ không được phép ưu tiên dịch vụ của mình hoặc ngăn cản người dùng gỡ bỏ phần mềm hoặc ứng dụng cài đặt sẵn. Hai quy tắc mới được cho là sẽ ảnh hưởng nặng nề đến Google và Apple.
Trong khi đó, DSA cấm hành vi quảng cáo nhắm mục tiêu vào trẻ em dựa trên các dữ liệu nhạy cảm như tôn giáo, giới tính, chủng tộc và quan điểm chính trị. Những thủ thuật lừa người dùng cung cấp dữ liệu cá nhân cũng bị cấm hoàn toàn.
Apple và Google trước đó đã có động thái đáp trả quyết liệt nhằm ngăn chặn DMA và DSA được thông qua.
“Chúng tôi lo rằng DMA sẽ tạo ra lỗ hổng bảo mật quyền riêng tư không cần thiết cho người dùng. Một số điều khoản còn không cho phép chúng tôi kiếm tiền từ các tài sản trí tuệ vốn được đầu tư rất nhiều trước đó”, đại diện Táo khuyết cho biết hồi tháng 3.
WhatsApp, iMessage sắp phải cho phép người dùng gửi tin nhắn đến một nền tảng khác?
Liên minh châu Âu EU đang cân nhắc một quy định mang tính bước ngoặt dự kiến được thông qua vào đầu tháng Bảy tới.
Bloomberg đưa tin, Liên minh châu Âu EU đang cân nhắc một quy định mang tính bước ngoặt dự kiến được thông qua vào đầu tháng Bảy tới. Quy tắc này yêu cầu các dịch vụ nhắn tin lớn phải chia sẻ người dùng với đối thủ bằng cách hỗ trợ họ gửi tin nhắn qua lại giữa các nền tảng. Những tập đoàn được nhắc tới trong tuyên bố bao gồm iMessage, ứng dụng WhatsApp và Facebook Messenger của Meta. EU cũng có khả năng áp dụng quy định mới với Google Chat và Microsoft Teams, song chưa đưa ra quyết định chính thức.
Trước đó, giới chức EU đã nỗ lực ngăn chặn các hành vi phản cạnh tranh giữa những công ty công nghệ lớn. DMA, một đạo luật thị trường kỹ thuật số vừa thông qua, được kỳ vọng có thể hỗ trợ các vụ kiện chống độc quyền mà chính phủ theo đuổi trong suốt thời gian qua. Chúng bao gồm vụ kiện nhằm vào Alphabet khi tập đoàn này cố tình cài đặt sẵn dịch vụ tìm kiếm trên điện thoại Android; Amazon sử dụng dữ liệu người bán để làm nổi bật sản phẩm, hay Apple kiểm soát các ứng dụng được bán trên Appstore.
Trước đây, ý tưởng cho phép các ứng dụng nhắn tin tương tác với nhau chưa bao giờ xuất hiện trong các vụ kiện chống độc quyền của Liên minh châu Âu. Do vậy, việc EU bất ngờ đưa ra yêu cầu mới đã vấp phải sự hoài nghi từ chính các quan chức trong Ủy ban châu Âu và các nước thành viên.
Người thích thì ca ngợi khả năng tương tác như một công cụ để ngăn các công ty lớn thâu tóm khách hàng. Người chê thì quan ngại sự phức tạp khi người dùng phải xây dựng lại các danh sách liên hệ của mình.
" Chúng ta phải làm rõ mối quan hệ sở hữu tập trung đầy rắc rối này bằng mọi giá", Cory Doctorow, tác giả kiêm nhà hoạt động chuyên về quyền kỹ thuật số cho biết.
Alex Stamos, cựu giám đốc điều hành Meta
Cũng theo Doctorow, mục tiêu hàng đầu mà quy tắc mới cần hướng đến là các mạng xã hội như Facebook. Hiện giới chức Mỹ đang tranh luận về những quy định tương tác áp dụng cho các phương tiện truyền thông xã hội. Các nhà lập pháp châu Âu cũng có động thái tương tự, song đến nay vẫn chưa chính thức thông qua dự luật nào.
" Các nhà lập pháp thậm chí không thể tưởng tượng được cách thức mà các phương tiện truyền thông xã hội có thể tương tác", ông Cory Doctorow nói.
Theo một số chuyên gia, quy định mới của EU có thể dẫn đến rủi ro an ninh trong việc mở các dịch vụ nhắn tin, đồng thời cũng đặt câu hỏi liệu sự thay đổi này có thực sự khiến các gã khổng lồ công nghệ thu hẹp sự bành trướng.
Hồi tháng 3, trang tin tức công nghệ Verge nhận định rằng kế hoạch này có thể hủy hoại WhatsApp và quyền riêng tư của người dùng. Trong khi đó, Wired cho biết ý tưởng này "chắc chắn sẽ thất bại."
" Việc yêu cầu tăng cường tương tác mà không tạo ra bất kỳ rủi ro nào về quyền riêng tư hoặc bảo mật cũng giống như việc ra lệnh cho các bác sĩ chữa bệnh ung thư vậy", Alex Stamos, cựu giám đốc điều hành Meta chia sẻ.
Theo Bloomberg, EU yêu cầu các gã khổng lồ công nghệ phải duy trì " mức độ bảo mật, bao gồm cả mã hóa end-to-end, nếu có". Thế nhưng, không phải mọi dịch vụ nhắn tin đều áp dụng cách thức giống nhau. Chẳng hạn như WhatsApp và iMessage được mã hóa theo kiểu end-to-end, trong khi Facebook Messenger và Microsoft Teams thì không như vậy. Việc kết nối các nền tảng theo đó trở nên vô cùng khó khăn, nhất là khi bản thân Meta còn chưa thể "trơn tru" mã hóa trên các nền tảng của mình.
WhatsApp, iMessage sắp phải cho phép người dùng gửi tin nhắn đến một nền tảng khác?
Theo Ian Brown, chuyên gia hàng đầu về quy định Internet, các công ty muốn kết nối với nền tảng mã hóa end-to-end như WhatsApp sẽ phải hỗ trợ tất cả các chi tiết kỹ thuật của tin nhắn, bao gồm mã hóa. Ông cho rằng quá trình soạn thảo dự luật gần như đã giải quyết được những lo ngại mà Stamos đưa ra và Ủy ban dự kiến có thể đưa ra bản kế hoạch cụ thể vào năm tới.
" Tôi mừng vì mọi người đang theo dõi quá trình này một cách rất cẩn thận. Tôi thực sự muốn xem những phản hồi tốt dựa trên văn bản cuối cùng của DMA", Brown nói.
Nếu dự luật được thông qua, các công ty công nghệ lớn sẽ phải cho phép người dùng gửi tin nhắn cho đối phương ở một nền tảng khác, bắt đầu từ năm 2024. Hai năm sau đó, họ sẽ phải hỗ trợ tương tác cho các group nhóm, sau đó đến cuộc gọi thoại và video.
Theo Gary Kramlich, người điều hành một ứng dụng có tên Pidgin, giới chức EU sẽ phải nỗ lực rất nhiều mới có thể tương tác kết hợp các tính năng phức tạp của mọi dịch vụ nhắn tin hiện đại, chẳng hạn như thêm tệp đính kèm và tùy chọn để chỉnh sửa tin nhắn đã được gửi đi.
" Mục tiêu đạt khả năng tương thích 100% với một trong các nền tảng trò chuyện là điều vô cùng khó", Gary Kramlich nói.
Việt Nam mở cửa với thế giới nhưng sẽ không phụ thuộc vào công nghệ Việt Nam là điểm đến tiềm năng của các Big Tech, nhưng chúng ta cũng cần có tầm nhìn xa, để tránh sự phụ thuộc vào các nền tảng nước ngoài. Trong vài năm trở lại đây, thế giới đang chứng kiến nhiều sự thay đổi khó lường, không tuân theo quy luật truyền thống. Đó là những thách thức đến từ sự...