Big Tech Trung Quốc chỉ còn là cái bóng của chính mình
Nỗi sợ hãi đã khiến ngành công nghiệp Internet vang danh một thời của Trung Quốc ‘rụt vòi’, khó trở lại thời kỳ huy hoàng trước đây.
Trên các sàn giao dịch chứng khoán New York và Hong Kong, không khí tươi vui dần trở lại với các hãng công nghệ Trung Quốc. Cổ phiếu Alibaba hay Tencent đã bật tăng từ vùng đáy, đem đến triển vọng về một thị trường giá lên.
Dù vậy, khi trao đổi với các lãnh đạo, doanh nhân và nhà đầu tư mạo hiểm, bức tranh ảm đạm hơn nhiều, bất chấp các dấu hiệu cho thấy chính phủ Trung Quốc đang “nới tay” đối với lĩnh vực công nghệ. Những người trong ngành miêu tả cảm giác hoang mang, tê liệt cùng với nhận thức rõ ràng về việc không thể nào quay lại thời kỳ tăng trưởng đỉnh cao của hai thập kỷ trước.
Trụ sở Ant Group tại Hàng Châu.
Alibaba và Tencent được dự báo tăng trưởng doanh thu một chữ số trong năm 2022, sụt giảm sau nhiều năm rầm rộ mở rộng. Một doanh nhân chia sẻ, anh đã bán cổ phần trong một kỳ lân công nghệ và e ngại thành lập doanh nghiệp mới cho tới khi những quy định của chính phủ rõ ràng hơn.
“Việc trấn áp công nghệ Trung Quốc đã xảy ra và không thể nào quay trở lại. Áp lực pháp lý đối với các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc có thể tạm dừng vào lúc này, xét tới nền kinh tế trì trệ, nhưng không phải không có khả năng nhà chức trách sẽ siết chặt gọng kìm một lần nữa”, doanh nhân giấu tên bày tỏ.
Video đang HOT
Ngành công nghiệp Internet nghìn tỷ của Trung Quốc đang trỗi dậy sau một cuộc “bể dâu”. Ant Group của Jack Ma đã sẵn sàng khôi phục vụ IPO bị hoãn, video game được cấp phép sau thời gian đóng băng, Bắc Kinh có thể sớm cho phép Didi Global hoạt động bình thường.
Trong các cuộc gọi hội nghị vài tuần qua, các quan chức hàng đầu đều tin tưởng vào một kỷ nguyên mới, nơi họ có thể một lần nữa tập trung phát triển sản phẩm và gặt hái lợi nhuận. Chẳng hạn, Koolearn Technology – công ty giáo dục trực tuyến gần như bị xóa sổ mùa hè năm ngoái do quy định cấm dạy thêm – ghi nhận cổ phiếu tăng gấp đôi giá trị chỉ trong 1 ngày sau khi lấn sân sang thị trường thương mại điện tử.
Cổ phiếu Alibaba tăng 60% từ vùng đáy hồi tháng 3 tại Hong Kong, dù giá trị của nó vẫn chỉ bằng một nửa so với vùng đỉnh lập được năm 2020. Chỉ số Nasdaq Golden Dragon China Index – bao gồm các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ – tăng 52% từ vùng đáy của năm nay và bằng khoảng 60% so với vùng đỉnh.
Xin Lijun, Giám đốc bán lẻ của “gã khổng lồ” thương mại điện tử JD.com, nhận định Bắc Kinh đang dần tung ra một số tín hiệu chính sách, song không có khả năng quay lại những ngày “cưỡi ngựa không cần dây cương”.
Sau khi nhà chức trách chặn kế hoạch IPO của Ant Group năm 2020 khiến thị trường vốn toàn cầu được phen chấn động, các startup có lý do để lo lắng. Các nhà sáng lập cho biết hàng loạt quy định ban hành từ năm 2021 khiến cuộc sống của họ khó khăn hơn. Các quy tắc chi phối mọi thứ, từ kinh tế số đến loại hình giải trí nào được cho phép trên mạng xã hội. Sự giám sát kỹ lưỡng mọi khía cạnh đã dẫn đến hiệu ứng “rùng mình”. Vốn đầu tư từ Mỹ biến mất, không có dấu hiệu quay lại. JPMorgan nằm trong số các tổ chức của Phố Wall từng gọi Trung Quốc là “không đầu tư được”.
Đặt các cổ phiếu phục hồi sang một bên, Trung Quốc vẫn đang trải qua thời kỳ suy thoái về vốn đầu tư mạo hiểm, dù từng được xem là đối thủ số một của Silicon Valley. Giá trị các thương vụ trong nước giảm khoảng 40% so với một năm trước, xuống 34 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2022, theo dữ liệu từ hãng nghiên cứu Preqin. Trong khi đó, các quỹ đầu tư mạo hiểm và tư nhân huy động được 6,2 tỷ USD, giảm hơn 90% so với 5 tháng đầu năm 2021.
Ngay cả những người hưởng lợi khi Trung Quốc nới lỏng quy định cũng đối mặt với khó khăn. Dù nhà chức trách bật đèn xanh cho Baidu ra game mới từ tháng 4, công ty đã tạm dừng bộ phận phát hành và phát triển game, thu hẹp quy mô. Trong số 105 hãng game được cấp phép, ít nhất 11 hãng không còn hoạt động bình thường, theo Bloomberg. Một số xưởng game đã giải thể. Số khác đóng cửa website hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng.
Đóng băng cấp phép game dẫn đến làn sóng sa thải và tinh giản các nhà phát triển game trên toàn thị trường. Nó là ngõ cụt đối với nhiều xưởng game vừa và nhỏ, theo Jesse Sun, chuyên gia “săn đầu người” tại hãng tư vấn Gamehunter.
Trong kịch bản tốt nhất, những ông lớn kiêu ngạo một thời của Trung Quốc nay chỉ tìm kiếm tăng trưởng một chữ số. Họ e ngại theo đuổi các dự án táo bạo trong kỷ nguyên quy định tự phát. Ant Group gần như không có khả năng thực hiện thương vụ IPO lớn nhất thế giới. Didi nghĩ lại về kế hoạch mở rộng thị trường quốc tế. Tencent và Alibaba nói sẽ tập trung vào các ván bài an toàn hơn như mạng xã hội, thương mại trực tuyến trong khi dần nhường lại vị trí dẫn đầu trong các lĩnh vực đột phá như fintech.
Trung Quốc siết chặt việc sử dụng thuật toán của Big Tech
Người dùng ở Trung Quốc sẽ có quyền kiểm soát hoặc tắt cách họ bị theo dõi, nhắm mục tiêu.
Theo Nikkei, các nhà quản lý Trung Quốc đang bóp nghẹt nền tảng mô hình kinh doanh của những gã khổng lồ internet trong nước bao gồm Alibaba, Tencent và ByteDance, bằng cách hạn chế việc sử dụng thuật toán để xác định những gì người dùng đọc, xem và mua hàng trực tuyến.
Trung Quốc hạn chế các công ty công nghệ sử dụng thuật toán để xác định những gì người dùng đọc, xem và mua hàng trực tuyến
Dựa theo quy tắc mới có hiệu lực vào ngày 1.3 tới, người dùng sẽ có quyền tắt các đề xuất thuật toán trên ứng dụng, xem hoặc xóa các từ khóa mà thuật toán sử dụng để nhắm mục tiêu vào họ. Quy định mới là một phần trong chiến dịch của Bắc Kinh nhằm kiềm chế sức mạnh phát triển "nhanh như nấm" của lĩnh vực này trên internet. Các quy tắc phần lớn tuân theo bản dự thảo được phát hành vào năm ngoái, do Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC), Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin, Bộ Công an và Cục Quản lý Thị trường Nhà nước cùng xây dựng.
Theo Kendra Schaefer, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu chính sách công nghệ của công ty tư vấn Trivium China tại Bắc Kinh cho biết, "quy định mới phản ánh một số mối quan tâm lớn nhất của xã hội Trung Quốc hiện nay, bao gồm kiểm soát nội dung trực tuyến, khủng hoảng dân số già, tính minh bạch của các công ty công nghệ lớn, hành vi chống cạnh tranh". Chính quyền đang "tìm cách thoát ra khỏi một tương lai nơi thuật toán được sử dụng để ăn mòn sự thống nhất xã hội hoặc làm trầm trọng thêm vấn đề thị trường".
Cơ quan quản lý của Trung Quốc thời gian qua đã tăng cường giám sát việc sử dụng thuật toán của các công ty công nghệ và cam kết đấu tranh chống lại hành vi lạm dụng có thể được xem là "bắt nạt" về công nghệ.
Tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ dữ liệu lớn, những gã khổng lồ internet đã sử dụng thuật toán để đưa ra đề xuất cho người dùng và nhắm mục tiêu đến họ bằng quảng cáo. Công nghệ này gây ra tranh cãi ngày càng tăng về cách Big Tech quản lý thông tin có sẵn cho người dùng cá nhân và tận dụng quyền truy cập của họ vào dữ liệu cá nhân để thu lợi.
Một trong những mối quan tâm đặc biệt được chú ý là thực tiễn "phân biệt giá theo thuật toán", trong đó dữ liệu cá nhân của người mua sắm trực tuyến được dùng để tính toán các mức giá khác nhau dựa trên những gì một người có thể sẵn sàng chi trả. Quy định mới sẽ cấm phân biệt đối xử về giá dựa trên thuật toán. Các công ty công nghệ sẽ được yêu cầu phải tiết lộ công khai quy tắc và cơ chế cơ bản của thuật toán đề xuất mà họ sử dụng, và cho phép người dùng dễ dàng tắt các dịch vụ đó. Ngoài ra, quy định mới còn ngăn chặn hành vi có thể gây nghiện internet cho trẻ vị thành niên và đưa ra yêu cầu về cách thuật toán có thể nhắm mục tiêu đến người cao tuổi.
Quy định cũng yêu cầu các công ty internet tăng cường quản lý việc đăng ký người dùng và bảo vệ quyền riêng tư phù hợp với luật mới ban hành về quyền riêng tư cá nhân. Một trong những bổ sung nổi bật nhất so với dự thảo quy định là việc cấm các nhà cung cấp thông tin internet sử dụng thuật toán để tạo ra hoặc phổ biến thông tin giả.
Giới quản lý Trung Quốc đã đưa ra quy tắc dự thảo vào tháng 8.2021 để lấy ý kiến công chúng. Kể từ tháng 11.2021, các nhà điều hành ứng dụng truyền thông xã hội hàng đầu đại lục, bao gồm ứng dụng video nổi tiếng Douyin của ByteDance, Kuaishou và Xiaohongshu đã cập nhật chính sách bảo mật để thêm nội dung liên quan đến việc đề xuất thuật toán.
Big Tech Trung Quốc mất đi sức hút với giới trẻ Từng được coi là tấm vé vàng đảm bảo cho tương lai, nhưng giờ đây nhiều người trẻ Trung Quốc đã không còn mặn mà với việc có được một chỗ trong những công ty công nghệ lớn nhất đại lục. Xiang Zikui, một phụ nữ sống ở Thâm Quyến, làm việc cho bộ phận trò chơi tại một trong những công ty...