Facebook cam kết chống tin giả – ý thức trách nhiệm hay chiêu trò PR?
Có nên phó mặc cho Facebook tự thực hiện lời hứa chống tin giả hay không là một câu hỏi lớn cho nhiều nước.
Tháng 12/2018, Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch hành động nhằm chống lại tình trạng bóp méo thông tin. Đức là nước đi đầu ở Liên minh Châu Âu (EU) trong cuộc chiến chống tin giả.
Ở châu Á, Singapore và Malaysia đang nhen nhóm ra quy định về nội dung xấu lan truyền trên mạng xã hội. Campuchia, Pakistan, Hàn Quốc hay Indonesia đều ban hành những điều luật nhằm minh bạch hóa quảng cáo trên mạng xã hội.
Việc ngăn chặn tin giả, tin sai tràn lan trên mạng xã hội như Facebook bằng luật là cần thiết, nhưng nhiều nước trên thế giới cũng đang vất vả để có được một đạo luật phù hợp. Thậm chí khi đã được thông qua, đạo luật này cũng vấp phải những tranh cãi nảy lửa.
Không thể tin Facebook
Trong khi đó, có nên phó mặc cho Facebook tự thực hiện được chuyện này hay không cũng là một dấu hỏi lớn. Facebook và các ông lớn mạng xã hội khác có thực sự cảm thấy trách nhiệm đối với cuộc chiến chống tin giả hay chỉ tung ra một vài công cụ trong ngắn hạn để phục vụ mục đích PR?
Mạng xã hội tự đề ra luật ngăn chặn tin giả vì cảm thấy có trách nhiệm hay đó chỉ là chiêu trò PR?
Trong lúc chưa tìm ra được một giải pháp thống nhất, những hậu quả từ tin giả, tin sai vẫn còn tràn lan ở nhiều nơi trên thế giới.
Việc đưa ra luật điều chỉnh về nội dung chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhất là khi nội dung trên mạng xã hội tràn lan và không theo một chuẩn mực nào như hiện nay.
Vài năm trước, ông chủ Facebook Mark Zuckerberg còn tự tin khẳng định đại đa số tin trên Facebook là “thật”. Thế nhưng, chỉ một thời gian ngắn sau, Zuckerberg lại cam kết: “Facebook đang làm hết sức để ngăn chặn vấn nạn tin giả”.
Để cho thấy nỗ lực của mình, mạng xã hội với 1,7 tỷ người dùng này sau đó đưa ra công cụ đo lường để “đánh giá độ tin cậy” và “xếp hạng tín nhiệm” cho người dùng; đồng thời tuyên bố đang hợp tác với tổ chức độc lập để đẩy mạnh việc xác tín nội dung lan truyền trên trang.
Không chỉ Facebook, các trang mạng xã hội và ứng dụng nhắn tin khác cũng tích cực tự đưa ra những biện pháp để ngăn chặn sự phát tán của tin giả, tin sai sự thật.
Twitter tung ra bot để giúp xử lý các tài khoản tự động, tài khoản trùng lặp. Google gỡ bỏ tính năng nguồn có thẩm quyền (authoritative sources). WhatsApp hạn chế chuyển tiếp tin nhắn. Tuy vậy một số ứng dụng như LINE, WeChat và Weibo lại để người dùng tự khám phá cách hạn chế thông tin sai sự thật.
Những nỗ lực này liệu có mang lại hiệu quả?
Một nghiên cứu của Đại học Stanford cho rằng, một mặt nào đó, công cụ của Facebook có kết quả khả quan, còn của Twitter thì chưa thấy rõ.
Tuy vậy, nếu phân tích kỹ, những điều chỉnh nhằm “hạn chế tin giả, tin sai sự thật” từ phía Facebook đơn giản chỉ là thêm trí tuệ nhân tạo, thêm các đoạn mã, hay vá lỗi trong ngắn hạn mà thôi.
Video đang HOT
Cả hai đối tác kiểm chứng thông tin của Facebook ở Philippines (một trong những quốc gia có lượng người dùng cao nhất Đông Nam Á) than phiền công cụ mạng xã hội này cung cấp mang tính định kiến và cho kết quả không chính xác. Bản thân Facebook cũng chật vật tìm kiếm đối tác để cung cấp tiện ích này cho khu vực châu Á, ngoài Philippines, Ấn Độ và Indonesia.
Sunday Times, trang báo lớn và uy tín nhất của Anh, nhận định việc truyền đi thông điệp “đang làm tất cả để chống tin giả” hay tung ra những công cụ trong ngắn hạn chỉ nhằm phục vụ mục đích truyền thông của Facebook mà thôi. Mạng xã hội này chưa bao giờ xem lại một cách nghiêm túc cách thức kinh doanh và mô hình vận hành của mình.
Tháng 11/2018, Hạ nghị sĩ Mỹ David Cicilline cũng từng nêu rõ quan điểm trên Twitter: “Không thể tin tưởng vào việc Facebook tự lập ra các điều luật để đối phó với tin giả”.
Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra ở thời điểm này là: Mạng xã hội tự đề ra luật ngăn chặn tin giả vì cảm thấy có trách nhiệm hay đó chỉ là chiêu trò PR?
Các nước xiết chặt quản lý
Trong cuộc chiến tin giả, điều khó khăn hơn cả là đưa ra phán xét: Chính xác tin giả là gì?
Có thể thấy rõ một điều phần lớn tin giả, tin sai sự thật được tung ra nhằm mục đích chính trị. Hàng loạt ví dụ có thể kể đến: Nga cố gắng gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Mỹ năm 2016, cổ súy thù địch đối với người Rohingya ở Myanmar hay gần đây nhất là cuộc tổng tuyển cử ở Brazil.
Pháp, Đức, Singapore, Malaysia hay Campuchia đều cảm nhận được sự đe dọa của vấn nạn tin giả. Luật thành văn, được ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền là điều cấp thiết.
Pháp, Đức, Singapore, Malaysia hay Campuchia đều cảm nhận được sự đe dọa của vấn nạn tin giả. Luật thành văn, được ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền là điều cấp thiết.
Trước thời điểm cuộc bầu cử toàn EU, từ tháng 1-5/2019, các công ty công nghệ và các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter hay Google phải gửi báo cáo hàng tháng về việc cập nhật tiến trình trong hoạt động loại bỏ tin tức giả.
Ngoài ra, EU còn xây dựng một hệ thống cảnh báo nhanh mới, với việc tăng cường ngân sách và bổ sung đội ngũ chuyên gia, các công cụ phân tích dữ liệu thông tin. EU cũng yêu cầu các hãng công nghệ cần chứng minh tiến triển đối với việc thực hiện các cam kết.
Tại Đức, luật NetzDG về xử lý vấn đề tin giả, tin sai sự thật, các nội dung bôi xấu, nhục mạ, phát ngôn quá khích, kích động bạo lực chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2018. NetzDG cho phép chính phủ Đức yêu cầu các mạng xã hội phải gỡ bỏ các “nội dung trái luật” nếu không muốn bị phạt, với số tiền lên đến 50 triệu euro (1.300 tỷ đồng).
Sau khi Đức phê chuẩn luật mới, Facebook cho biết sẽ phải tuyển thêm 3.000 nhân viên từ đội ngũ hiện tại lài 4.500 để tham gia công tác thẩm định, kiểm duyệt nội dung trên Facebook.
Năm 2018, Dự luật chống tin tức giả mạo đã được đưa lên bàn nghị sự của Hạ viện Malaysia. Theo dự luật, các đối tượng chủ ý tạo ra, in ấn, xuất bản hoặc lan truyền tin tức giả mạo sẽ bị phạt tiền đến 500.000 ringgit (gần 2,8 tỷ đồng) hoặc bị bỏ tù đến 10 năm; hoặc bị phạt tù lẫn tiền.
Nhưng thực tế việc ban hành điều luật cũng vấp phải những tranh cãi nảy lửa.
Đạo luật về tin giả của Malaysia bị cho là có nội dung quá rộng, hình sự hóa cả hành vi làm và chia sẻ tin giả, bất kể người chia sẻ có biết đấy là tin giả hay không.
Trong khi đó, Luật NetzD của Đức bị phản biện rằng hạn chế tự do ngôn luận và tạo ra hiệu ứng domino khi chính phủ Singapore, Philippines và cả Nga đang xem NetzDG của Đức như một “hình mẫu”. Và có thể, khi luật ở các quốc gia này được xây dựng xong sẽ còn hà khắc hơn ở Đức.
So sánh chi tiết nội dung các luật kiểm soát ngôn luận của Đức và Malaysia, có thể thấy rằng có nhiều cách tiếp cận để giải quyết vấn đề lan truyền tin giả trong thực tế.
Đức quản lý các công ty mạng xã hội và tạo ra một cơ chế tự quản nhất định cho các công ty này. Cơ chế này dù có khiếm khuyết nhưng vẫn có một mức độ “trao quyền” cho các nền tảng mạng nhất định. Malaysia thì quy trách nhiệm chủ yếu cho những người dùng mạng xã hội.
Người dùng không vô can
Nhưng nhiều nghiên cứu lại chỉ ra rằng bản thân đối tượng sử dụng mạng xã hội cũng phải chịu trách nhiệm trong việc lan truyền, phát tán tin giả.
Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy chia sẻ tin giả trên Facebook trên thực tế tương đối hiếm. Nghiên cứu đó chỉ ra những người trên 65 tuổi ở Mỹ đã chia sẻ tin tức giả trên Facebook nhiều hơn gần bảy lần so với nhóm tuổi trẻ nhất trong cuộc khảo sát. Đồng thời, những người theo phe bảo thủ chia sẻ tin giả nhiều hơn.
Nhiều nghiên cứu lại chỉ ra rằng bản thân đối tượng sử dụng mạng xã hội cũng phải chịu trách nhiệm trong việc lan truyền, phát tán tin giả.
Báo cáo tin tức kỹ thuật số năm 2018 của Viện nghiên cứu báo chí Reuters cho thấy thông tin sai lệch là một vấn đề xảy ra ở cả ngoại tuyến (offline) cũng như trực tuyến (online) – gây khó khăn cho các phương tiện truyền thông xã hội khi kiểm soát thông tin. Đồng thời, báo cáo cũng chỉ ra phần lớn người dùng ở 37 quốc gia/vùng lãnh thổ được khảo sát có mức độ tin cậy thấp trong việc coi mạng xã hội như một nguồn tin tức.
Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, hậu quả của tin giả lan truyền trên Facebook trong vụ cổ súy thù địch đối với người Rohingya ở Myanmar, trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2016, trong bạo lực cộng đồng ở Ấn Độ hay gây hoang mang trong cộng đồng là điều không thể chối cãi.
Hệ quả của tin sai sự thật sẽ rõ ràng hơn khi nhiều nghiên cứu mới được công bố. Còn hiện tại, chính bản thân người dùng phải tự kiểm duyệt về tính xác thực của thông tin đầu tiên.
Theo Zing
Phạm Đức Huy: Từ Ballboy đến 'Quý ngài tin cậy' của bóng đá Việt Nam
10 năm kể từ khi là một cậu nhóc với ước muốn trở thành cầu thủ chuyên nghiệp, Phạm Đức Huy giờ đây đã trở thành thành viên của thế hệ VÀNG 2018...
Nhạc nào cũng nhảy
Cái tên Phạm Đức Huy bắt đầu được giới chuyên môn cũng như người hâm mộ chú ý từ hồi lên tuyển U19 năm 2013. Từ đó đến nay, Huy "râu" trở thành cái tên quen mặt ở mọi đợt tập trung các lứa đội tuyển Việt Nam. Điểm nhấn đáng chú ý nhất khi nói về tiền vệ này, đó chính là sự đa năng đến dị biệt.
Bất luận phải chơi ở vị trí nào, mỗi khi ra sân, anh cố gắng luôn "cháy" hết mình trên sân cỏ
Trước khi nổi lên ở vị trí tiền vệ phòng ngự tại giải U23 châu Á hồi đầu năm, chàng tiền vệ người Hải Dương từng chơi ở rất nhiều vị trí khác nhau. Khi khoác áo U23 Việt Nam dưới thời HLV Toshiya Miura đến Nguyễn Hữu Thắng, hay trước đó là U19 Việt Nam dưới sa bàn của Guillaume Graechen, và khi trở về CLB Hà Nội, Đức Huy đã có hàng loạt trải nghiệm đa dạng từ tiền vệ, hậu vệ trái, phải rồi cả tiền vệ tấn công.
Không giỏi nhất ở vị trí cụ thể nhưng hiếm có cầu thủ nào ở Việt Nam lại chơi ổn ở tất cả các vị trí như Phạm Đức Huy. Cũng giống như James Milner (Liverpool), nhận xét ban đầu về cầu thủ đã chơi hơn 500 trận tại giải Ngoại hạng Anh là khỏe, xông xáo, cần cù. Đức Huy thì sao, giống y hệt.
Trận đầu đối đầu với U23 Malaysia, Võ Huy Toàn - cầu thủ rất được tin dùng khi ấy bị chấn thương giữa trận, Đức Huy là cái tên được chọn và đã tỏa sáng để chiếm luôn suất đá chính ở trận sau đó với U23 Nhật Bản. Trận cuối cùng vòng bảng gặp U23 Macau, thầy Miura lại xếp anh đá hậu vệ phải và đó cũng không là vấn đề gì với tiền vệ sinh năm 1995.
Chiến binh bền bỉ, hy sinh, thầm lặng của đội tuyển Việt Nam
Đức Huy ăn mừng bàn thắng nhân đôi cách biệt trong trận chung kết lượt đi AFF Cup
Không thường xuyên ghi bàn, cũng chẳng hay kiến tạo, Đức Huy thuộc mẫu cầu thủ hoạt động thầm lặng trong một tập thể. Sau những năm tháng lặng lẽ, mãi đến giải U23 châu Á hồi đầu năm, tên tuổi của Đức Huy mới được người hâm mộ thực sự biết đến rộng rãi.
Đá cặp cùng Xuân Trường thông minh, điềm tĩnh nhưng yếu trong khoản tranh chấp tay đôi thì Đức Huy chính là người hỗ trợ cực kỳ đáng tin cậy. Cắt bóng, thu hút đối phương qua đó tạo điều kiện cho đồng nghiệp phát huy nhãn quan chiến thuật là công việc Huy đã làm, và làm cực tốt.
Sự hy sinh đáng quý của Đức Huy là điều rất cần trong một tập thể. Tại giải đấu ở Thường Châu (Trung Quốc), cầu thủ 23 tuổi từng khiến nhiều người phải xúc động khi kìm nén nỗi đau mất người thân để tập trung tối đa cho công việc. Đó là thời điểm người bác ruột của anh vừa qua đời.
"Em mong các anh phóng viên, nhà báo đừng về nhà em làm phóng sự hay viết bài gì ạ. Em cảm ơn!", Đức Huy đã viết như thế sau khi đăng tải tấm ảnh đen lên mạng xã hội để tưởng nhớ về người bác quá cố.
Nhiều "muối", hóm hỉnh trên mạng, Đức Huy cũng dần bớt "boring" trên sân cỏ
Phút 25, nhận đường nhả bóng của Phan Văn Đức, từ khoảng cách tầm 20m, Đức Huy tung ra một cú nã đại bác bằng chân trái, sân trơn khiến Đức Huy trượt trụ nhưng điều đó lại khiến cho đường bóng trở lên khó đoán hơn. Bóng găm thẳng vào lưới dù cho thủ môn đội bạn đã bay người hết cỡ.
Đức Huy luôn là một hình ảnh thầm lặng giữa một tập thể nhiều ngôi sao
Tỏa sáng bằng một siêu phẩm trong một trận chung kết, dưới áp lực của gần 9 vạn khán giả, trước trận đấu liệu có ai hy vọng người ghi bàn sẽ là Đức Huy? Không chỉ lập siêu phẩm trong trận chung kết lượt đi mà những thống kê còn chỉ ra, Đức Huy đã hoàn thiện bản thân ra sao ở khả năng hỗ trợ tấn công.
Theo thống kê của V.League Stats, Đức Huy tại giải đấu lần này đã chơi tất cả 348 phút. Trong vai trò tiền vệ phòng ngự song Đức Huy đã sở hữu cho mình 4 đường chuyền có thể dẫn tới bàn thắng (trung bình một lần/ trận). Nên nhớ, anh chàng mới chỉ góp mặt trong 4 trận gần nhất của tuyển Việt Nam (trong đó có 3 trận từ vòng bán kết).
Bên cạnh sự sáng tạo ngày một cải thiện, Đức Huy cũng tiếp tục duy trì phẩm chất sở trường tại giải lần này. Xuyên suốt các trận đã đấu, người ta không còn lạ gì hình ảnh của một Đức Huy xông xáo, nhiệt huyết, quả cảm, luôn chiến đấu đến từng giọt sức lực cuối cùng khi được thầy trao cơ hội.
Sau 348 phút đã thi đấu, trung bình mỗi trận anh thực hiện 1,6 pha cắt bóng (cao nhất trong số các tiền vệ) và đặc biệt anh tắc bóng thành công 2,3 lần/ trận. Trong khi tỷ lệ chuyền bóng chính xác đạt mức 79%. Có thể nói, trong số 4 tiền vệ trung tâm của ĐT Việt Nam lần này, Đức Huy là người mang lại sự tin cậy cao nhất cả về phong độ lẫn sự bền bỉ. Anh không mẫn cảm với chấn thương như Hùng Dũng hay Huy Hùng, đồng thời phong độ cũng ổn định hơn hẳn so với Xuân Trường.
Sau AFF Cup 2018, Đức Huy và toàn đội chỉ được nghỉ phép 3 ngày, trước khi hội quân trở lại chuẩn bị Asian Cup 2019. Một giải đấu có tầm vóc và mức độ khốc liệt gấp bội phần so với chiến dịch khu vực vừa qua. Vẫn biết là thế song anh chàng vẫn tỏ ra lạc quan. "Hãy cứ làm việc chăm chỉ và hết mình. Cộng thêm cả may mắn, thì tất cả giấc mơ đều thành sự thật!", Huy "râu" bày tỏ trong một sự kiện gần đây.
Theo Báo Mới
Nếu đã bước qua tuổi 40, bạn nhất định phải làm được 5 việc này cuộc sống mới thanh thản Nếu đã bước sang tuổi 40, bạn nhất định phải biết những điều này để cuộc sống an nhiên, thanh thản. 5 việc mà bước sang tuổi 40 trở đi, mỗi người đều không nên làm 1. Sau tuổi 40, đừng nhồi nhét quá nhiều thứ vào cuộc sống Thực ra chỉ cần ngẫm nghĩ kỹ, sinh mệnh của một người nói dài...