F88 và chuyện quản lý hoạt động cho vay dưới chuẩn ngân hàng
Đối với hoạt động kinh doanh tài chính theo hình thức cho vay tín chấp và cho vay bằng biện pháp cầm cố tài sản, F88 là doanh nghiệp hoạt động với quy mô lớn, phạm vi rộng.
Điều đáng nói, hoạt động của công ty này đang tồn tại vấn đề.
Trong ngày 6/3, Công an TP.HCM, các quận, huyện đã tổ chức kiểm tra, khám xét hàng loạt chi nhánh F88 thuộc Công ty CP Kinh doanh F88. Diễn biến này xảy ra ngay sau khi Công an TP.HCM phối hợp cùng Công an quận Gò Vấp khám xét trụ sở của Văn phòng đại diện F88 nằm trên đường Nguyễn Oanh, phường 17, quận Gò Vấp trong buổi sáng cùng ngày.
Trao đổi với VietNamNet, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường cho hay, CQĐT sẽ làm rõ hoạt động tài chính của công ty này được thực hiện như thế nào, đặc biệt là việc huy động vốn và cho vay, thu hồi nợ có tuân thủ quy định của pháp luật hay không.
Công an phong tỏa, khám xét Văn phòng đại diện F88 tại TP.HCM. Ảnh: Linh An
Theo thông tin ban đầu từ phía cơ quan chức năng, doanh nghiệp này hoạt động theo Luật Doanh nghiệp chứ không đăng ký hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng, nên không căn cứ vào Luật Ngân hàng, Luật Các tổ chức tín dụng để giải quyết.
Theo luật sư Đặng Văn Cường, đối với các tổ chức hoạt động tài chính nhưng không đăng ký hoạt động tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng, việc hoạt động của họ được điều chỉnh bởi các quy định của Bộ luật dân sự về giao dịch dân sự, về hợp đồng vay tài sản.
Video đang HOT
Các giao dịch dân sự vay tài sản là một trong các loại giao dịch dân sự thông dụng, phổ biến trong đời sống xã hội. Hoạt động cho vay tài sản có thể trở thành “nghề nghiệp” nếu như các tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh hoạt động tài chính. Và F88 là một trong những doanh nghiệp như vậy.
Doanh nghiệp này đăng ký kinh doanh hoạt động cho vay cầm đồ theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định của Bộ luật dân sự mà không đăng ký hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng. Bởi vậy, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp này phải tuân thủ các quy định của pháp luật về cho vay tài sản như quy định về lãi suất, về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Rủi ro của người đi vay
Thời gian qua, không ít các đối tượng cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự thông qua các hoạt động hụi, họ hoặc các công ty tài chính đã bị cơ quan chức năng phát hiện xử lý. Hoạt động cho vay lãi suất cao, trái luật và kéo theo đó thường là hình thức đòi nợ bằng cách đe dọa nạn nhân được gọi là hoạt động “tín dụng đen”.
Đây là hoạt động cho vay trái pháp luật và đòi nợ trái pháp luật gây nhức nhối trong dư luận. Người đi vay có thể gặp rủi ro, nguy hiểm, bị bóc lột tàn nhẫn. Nhưng nhiều người vì nhu cầu cấp thiết, nhưng lại không thể tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng nên vẫn chấp nhận vay lãi cao để có tiền giải quyết công việc cá nhân.
Luật sư Đặng Văn Cường chỉ ra thực tế, những trường hợp có nhu cầu vay tiền ở các tổ chức tín dụng nhưng không đủ điều kiện để cho vay được gọi là nhóm “dưới chuẩn” ngân hàng. Nhóm này rất lớn trong xã hội, đây là mảnh đất màu mỡ cho hoạt động cho vay dân sự.
Theo quan điểm của luật sư Giang Hồng Thanh (Văn phòng luật sư Giang Thanh), nhu cầu vay tiền của người dân là nhu cầu chính đáng. Đối với những người đáp ứng đủ điều kiện tương đối chặt chẽ của các tổ chức tín dụng, họ có thể được vay tiền từ ngân hàng. Nhưng những người không đủ điều kiện, hoặc cần một nguồn tài chính nhanh chóng, kịp thời, họ không còn sự lựa chọn nào khác là tìm đến những nơi cho vay linh hoạt, thuận tiện kiểu như F88.
Bởi dù sao nó vẫn ít rủi ro hơn những nơi cho vay kiểu “xã hội đen”. Nói thế không có nghĩa F88 hoạt động hoàn toàn đúng pháp luật. Việc chấn chỉnh mô hình cho vay kiểu F88 là cần thiết.
Luật sư Giang Hồng Thanh cho rằng, vấn đề đặt ra là, người dân sẽ phải đến đâu nếu họ không được ngân hàng đáp ứng? Lúc đó sẽ lại phát sinh nhiều hệ lụy tiêu cực khác khi một người thực sự cần hỗ trợ tài chính mà không thể bấu víu được ở đâu.
Cho nên giải pháp để giải quyết vấn đề này có thể thực hiện như sau: Hoặc là Cơ quan có thẩm quyền cho phép các tổ chức tín dụng hoạt động như mô hình kiểu F88, nghĩa là tối giản hóa thủ tục, giải ngân nhanh chóng một lượng tiền nhỏ đủ đáp ứng nhu cầu cấp bách của người vay;
Hoặc là Nhà nước có hướng dẫn chi tiết, cụ thể, rõ ràng để mô hình cho vay dưới chuẩn ngân hàng căn cứ vào đó tiến hành các hoạt động hỗ trợ tài chính cho người dân mà không lo có ngày bị “sờ gáy”.
Cựu Tổng giám đốc Ngân hàng DAB bị đề nghị thêm 20 năm tù
Đã mang 3 án (2 án chung thân, một án 10 năm tù) sáng nay 15/3, ông Trần Phương Bình tiếp tục bị đại diện VKSND TP Hồ Chí Minh đề nghị thêm mức án 20 năm tù về những sai phạm trong vay vốn tại Ngân hàng DAB.
Ngày 15/3, TAND TP Hồ Chí Minh tiếp tục phiên sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Phương Bình (cựu Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á - DAB) cùng các đồng phạm gồm: Nguyễn Đức Tài (cựu Giám đốc Sở Giao dịch thuộc DAB), Phùng Ngọc Khánh (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP M&C), Nguyễn Thị Ngọc Vân, Nguyễn Văn Thuận, Nguyễn Chí Công, Vũ Thị Thanh Hoa và Trần Hoài Ân (các bị cáo nguyên là các cán bộ Ngân hàng DAB) về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", gây thiệt hại cho Ngân hàng DAB tổng số tiền trên 5.500 tỷ đồng.
Bị cáo Trần Phương Bình tại tòa, sáng 15/3.
Đại diện VKSND TP Hồ Chí Minh đã đề nghị HĐXX tuyên phạt các bị cáo Trần Phương Bình 20 năm tù (cộng với các bản án trước, bị cáo Trần Phương Bình phải chịu hình phạt chung là chung thân). Bị cáo Phùng Ngọc Khánh 18 -19 năm tù (cộng với bản án cũ, tổng cộng bị cáo Khánh phải chịu mức hình phạt chung là 30 năm tù). Tương tự, các bị cáo khác bị đề nghị: Nguyễn Đức Tài 8-10 năm tù, Nguyễn Chí Công từ 6-8 năm tù, Trần Hoài Ân từ 6-7 năm tù, Vũ Thị Thanh Hoa từ 4-6 năm tù, Nguyễn Thị Ngọc Vân Vân từ 2-3 năm tù, Nguyễn Văn Thuận từ 2- 2 năm 6 tháng tù. Hầu hết các bị cáo trên đều từng bị kết án trong các vụ án khác có liên quan đến Ngân hàng DAB.
Về trách nhiệm dân sự, đại diện VKSND TP Hồ Chí Minh đề nghị HĐXX tuyên buộc bị cáo Phùng Ngọc Khánh chịu trách nhiệm bồi thường số tiền hơn 5.500 tỷ đồng cho DAB. Đồng thời, đại diện VKS còn đề nghị HĐXX tuyên kê biên 18 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có diện tích 41.960,72m2 do Công ty M&C đang sở hữu tiếp tục giao cho DAB quản lý để đảm bảo việc thi hành án của bị cáo...
Trước đó, trong phần xét hỏi, cả ông Trần Phương Bình và Phùng Ngọc Khánh đều thừa nhận thời điểm làm thủ tục vay tiền của Ngân hàng Đông Á,Công ty M&C có dùng 18 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đứng tên Công ty M&C) để làm tài sản thế chấp cho khoản vay của nhóm 5 công ty (1.680 tỉ đồng). Tuy nhiên, hai bên chỉ ký hợp đồng thế chấp, sau đó không thực hiện công chứng và cũng chưa đăng ký giao dịch bảo đảm
Bị cáo Phùng Ngọc Khánh - cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty M&C cho biết, theo quy định về hạn mức cấp tín dụng của ngân hàng, một doanh nghiệp không được vay quá 15% vốn tự có nên dùng 5 công ty để chia nhỏ các khoản vay để vay được số tiền lớn hơn.
Các bị cáo khác nguyên là cán bộ tại DAB đều khai thực hiện theo chỉ đạo của ông Bình, bản thân không hưởng lợi từ các khoản vay.
Theo hồ sơ vụ án, DAB cho 5 công ty thuộc nhóm M&C Phùng Ngọc Khánh vay tiền, ông Bình là người ký phê duyệt đồng ý cho vay. Tuy nhiên, số tiền cho vay đã không được bên vay sử dụng theo mục đích vay, mà dùng để trả nợ cho các khoản vay khác của M&C. Đến nay, 5 công ty đã ngừng hoạt động dẫn đến không có khả năng hoàn trả cho DAB hơn 5.500 tỷ đồng (trong đó gần 3.700 tỷ đồng là tiền lãi). Tài sản được thế chấp cho các khoản vay này được định giá tại thời điểm khởi tố vụ án (24/5/2022) chỉ gần 185 tỷ đồng
Đang "cõng" án chung thân, cựu TGD Ngân hàng DAB Trần Phương Bình ra hầu toà lần 4 Với vai trò là Tổng giám đốc DAB, ông Trần Phương Bình đã thực hiện hành vi trái pháp luật, chỉ đạo cấp dưới lập, ký hợp thức hồ sơ cho vay vốn trái mục đích, gây thiệt hại cho Ngân hàng DAB hàng ngàn tỷ đồng. Sáng 14/3, TAND TP Hồ Chí Minh mở phiên sơ thâm xét xử ông Trần Phương...