EU và Pháp hỗ trợ giảm thiểu biến đổi khí hậu cho 4 tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ
Liên minh Châu Âu (EU) và Pháp, thông qua Cơ quan phát triển Pháp (AFD), cùng hợp tác hỗ trợ tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi của các đô thị loại nhỏ ở Bắc Trung bộ Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam, Liên minh Châu Âu (EU) và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) đã ký các hiệp định tài trợ của một dự án chung mới, “Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cho bốn tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ” (Dự án CRUIV), nhằm làm giảm mức độ dễ bị tổn thương của 5 đô thị trước các vấn đề về khí hậu. Việc ký kết diễn ra trong bối cảnh các đợt thiên tai gần đây gây ảnh hưởng nặng nề tới miền Trung Việt Nam đã cho thấy tầm quan trọng của loại hình dự án này trong việc nâng cao khả năng chống chịu lâu dài của các địa phương.
Chính phủ Việt Nam, Liên minh Châu Âu (EU) và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) đã ký các hiệp định tài trợ của một dự án “Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cho bốn tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ” (Dự án CRUIV).
Được đồng tài trợ với khoản viện trợ không hoàn lại 5 triệu Euro từ Liên minh Châu Âu (EU), khoản vay ODA 123 triệu Euro từ Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và ngân sách của các tỉnh 28 triệu Euro, dự án CRUIV sẽ mang lại lợi ích cho các tỉnh Bắc Trung bộ của Việt Nam gồm: Phát Diệm tỉnh Ninh Bình, Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa, Hoàng Mai tỉnh Nghệ An, Hương Khê và Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh, tất cả các đô thị này đều rất dễ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Mục tiêu chính của Dự án là tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi của năm đô thị này và người dân ở đây trước thiên tai và các tác động của biến đổi khí hậu.
Miền Trung Việt Nam thường xuyên phải gánh chịu những biến động về thời tiết. Diễn biến hai tháng qua là đặc biệt nghiêm trọng, với các cơn bão nhiệt đới và trận bão lớn xảy ra liên tiếp. Những tác động của các đợt thiên tai này rất nặng nề.
Video đang HOT
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan có thể gia tăng về cường độ và tần suất. Do đó, dự án CRUIV hỗ trợ cho nhu cầu cấp thiết về thích ứng với biến đổi khí hậu và là một phần trong các khoản đầu tư dài hạn cần thiết cho các địa phương dễ bị tổn thương, nhằm cải thiện khả năng chống chịu và phục hồi với biến đổi khí hậu, ngăn ngừa thiệt hại về người, về vật chất và tài nguyên.
Ngài Giorgio Aliberti, Đại sứ EU tại Việt Nam, cho biết: “Các đợt thiên tai tàn phá ở miền Trung Việt Nam cho thấy thích ứng với biến đổi khí hậu là hết sức cấp thiết đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam, do đó điều quan trọng là phải hỗ trợ Việt Nam trên con đường hướng tới một tương lai với khả năng chống chịu và phục hồi tốt. Khi ngày càng có nhiều người dân sinh sống ở các thành phố, cơ sở hạ tầng đô thị chính là chìa khóa để tăng cường khả năng chống chịu. Khoản viện trợ không hoàn lại của EU sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho việc xây dựng năng lực điều phối và thông tin liên lạc của chính quyền địa phương, phát triển các hệ thống thông tin và phòng ngừa rủi ro cũng như tổ chức công tác vận hành và bảo trì cơ sở hạ tầng. Điều này hoàn toàn phù hợp với các ưu tiên toàn cầu của EU về các thành phố bền vững”.
Đô thị Ngọc Lặc, nằm ở miền núi tỉnh Thanh Hóa, nơi có sông Cầu Chày chảy qua, là một trong 5 đô thị được thụ hưởng dự án CRUIV.
Ông Fabrice Richy, Giám đốc AFD tại Việt Nam cho biết thêm: “Chương trình quan trọng này hoàn toàn phù hợp với nhu cầu lâu dài của Việt Nam và sứ mệnh của AFD tại Việt Nam vì các hoạt động của chúng tôi nhằm hỗ trợ việc thực hiện Thỏa thuận Paris, cụ thể là thông qua việc nâng cao khả năng chống chịu và phục hồi của các thành phố và địa phương dễ bị tổn thương. Sự kết hợp giữa vốn vay ODA của AFD với viện trợ không hoàn lại của EU là một lợi thế quan trọng cho sự thành công của Dự án và tính bền vững của cơ sở hạ tầng đô thị. Tôi cũng xin được cùng EU bày tỏ lời chia buồn chân thành tới các tỉnh, chính quyền địa phương và những người dân bị ảnh hưởng bởi những trận thiên tai gần đây.”
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và thiên tai. Nhiệt độ nóng dần và nước biển dâng, cũng như tần suất và cường độ gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan kết hợp với sự gia tăng dân số và đô thị hóa đang làm tăng nguy cơ xói mòn bờ biển, lũ lụt đô thị và hạn hán. Nhất quán với các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và các Mục tiêu về Phát triển Bền vững, EU và AFD đang tích cực hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tăng cường sử dụng năng lượng "sạch" để ứng phó với BĐKH
TP.HCM đã và đang triển khai nhiều kế hoạch hành động để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ngày 23-11, Sở TN&MT TP.HCM đã tổ chức hội thảo "Tổng kết kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2017-2020 và định hướng giai đoạn 2021-2030".
Kéo giảm tỷ lệ thất thu nước sạch
Đại diện văn phòng biến đổi khí hậu (Sở TN&MT TP.HCM), đã báo cáo kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) trên địa bàn TP giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2030, cụ thể:
Trong lĩnh vực công nghiệp, TP thực hiện công tác kiểm toán năng lượng, xây dựng mô hình quản lý năng lượng ở doanh nghiệp có mức tiêu thụ năng lượng trên 6 triệu kWh/năm. Ngoài ra, TP còn tổ chức các hội thảo, tập huấn và tuyên truyền cho các cơ sở công nghiệp về các quy định và thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả,...
Trong lĩnh vực quản lý chất thải, TP đã ban hành kế hoạch thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, đầu tư phát triển hạ tầng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đồng bộ. Ngoài ra, TP còn triển khai các dự án xử lý chất thải rắn kết hợp thu hồi năng lượng và tài chế tài nguyên, tái chế để xử lý chuyển đổi rác thải thành năng lượng, phân bón compost và nhựa.
Trong lĩnh vực quản lý nước, TP phối hợp nghiên cứu, khai thác nước thô từ hồ Dầu Tiếng và Trị An cho những nhà máy xử lý nước sạch trên địa bàn để phục vụ người dân trong điều kiện BĐKH. Bên cạnh đó, TP còn tăng cường công tác quản lý sử dụng hiệu quả viện trợ phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực quản lý nước. Ngoài ra, TP còn triển khai lắp đặt thử nghiệm năm loại đồng hồ nước thông minh. Nhờ đó đã kéo giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch của TP còn 23,44%.
TP.HCM tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và năng lượng sạch thay cho nhiên liệu truyền thống. Ảnh: CN
Trong lĩnh vực giao thông vận tải, TP.HCM đa dạng hóa các nguồn nhiên liệu và phát triển hạ tầng cung cấp năng lượng mới (năng lượng tái tạo và các năng lượng sạch hơn so với nhiên liệu truyền thống), tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích việc sử dụng các phương tiện chạy bằng điện hoặc các nhiên liệu mới, đầu tư và phát triển các trạm nạp khí CNG. Ngoài ra, TP cũng đã đầu tư nhiều dự án kiểm soát triều cường gồm các cống, đê bao, nạo vét trục thoát nước.
Vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động ứng phó BĐKH của TP.HCM vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.
Theo văn phòng biến đổi khí hậu (Sở TN&MT TP.HCM), liên quan đến vấn đề kinh phí thực hiện vẫn còn gặp hạn chế. Cụ thể là thời gian triển khai kinh phí phải nằm trong năm tài chính trong khi công tác quản lý liên sở đòi hỏi phải có thời gian để trao đổi thống nhất giữ các bên liên quan nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, nguồn vốn ngân sách hạn chế và phải ưu tiên cho các lĩnh vực cấp bách khác. Đồng thời, khả năng huy động nguồn lực xã hội dành cho BĐKH còn hạn chế.
Bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM cho biết, mặc dù những thành quả đạt được trong hoạt động ứng phó BĐKH của TP.HCM vẫn còn hạn chế nhưng TP cũng đã có những thành quả nhất định, đặc biệt giữa TP. Hà Nội và TP.HCM vẫn luôn hợp tác rất chặt chẽ trong việc triển khai kế hoạch hành động quốc gia. Trong thời gian tới, các cấp, ngành cần chung tay đóng góp ý tưởng, kinh phí để tìm ra hướng tiếp cận hiệu quả hơn trong ứng phó với BĐKH và thực hiện tăng trưởng xanh cho TP.
Đề xuất phương án hiệu quả trong thiết kế nhà tránh lũ và ứng phó biến đổi khí hậu Với công việc chuyên môn đang theo đuổi, đoàn viên, thanh niên Bộ Xây dựng mong muốn góp ý kiến đề xuất để có những phương án nâng cao hiệu quả trong thiết kế điển hình hóa nhà tránh lũ và ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH). Ngày 24/11 tại Hà Nội, Đoàn Thanh niên Bộ Xây dựng phối hợp cùng Tổ...