EU trừng phạt thêm 11 người, Nga “phớt lờ” không quan tâm
Tại phiên họp ngày 9-7 tại Brussel (Bỉ), Liên minh châu Âu EU đã nhất trí đưa thêm 11 người vào “danh sách đen”, những nhân vật này bị cấm đi lại và phong tỏa tài sản do liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine. Tuy nhiên, Nga lại cho rằng chấm dứt đổ máu ở Ukraine còn quan trọng hơn danh sách này của EU.
Nguồn tin giấu tên cho biết “danh sách mới chủ yếu bao gồm tên các nhà lãnh đạo ly khai ở phía Đông Ukraine”. Thông tin cụ thể sẽ được công bố trên tờ báo chính thức của EU trong những ngày tới.
Cho đến nay, EU đã áp đặt lệnh trừng phạt cấm đi lại và phong tỏa tài sản lên 61 cá nhân là người ở Nga hoặc Ukraine, cùng với đó là hai công ty năng lượng tại bán đảo Crimea.
Dòng người Ukraine chạy sang Nga lánh nạn
Trước đó, trong cuộc họp báo ở Slovenia ngày 8-7, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng ông không còn quan tâm đến những thỏa thuận được chờ đợi thông qua ở Liên minh châu Âu hay thời hạn xem xét các danh sách đen. Điều mà Nga quan tâm đến lúc này là ngăn chặn sự đổ máu ở miền Đông Ukraine. Bên cạnh đó, ông Lavrov cũng bày tỏ hi vọng Liên minh châu Âu EU sẽ kiên trì với quan điểm mà hai bên đã thống nhất tại Berlin ngày 2-7 trong các cuộc hợp của tổ chức này.
Kể từ khi Kiev tiến hành các hoạt động quân sự liên quan đến việc sử dụng xe bọc thép, pháo hạng nặng, và các cuộc không kích nhằm vào lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine, hàng trăm người đã thiệt mạng, các tòa nhà bị phá hủy và hàng chục nghìn người khác đã buộc phải vượt biên, sang tị nạn ở Nga.
Theo ANTD
Video đang HOT
Quân đội Ukraine giành lại thêm 2 thành phố ở miền đông
Chính phủ Ukraine cho biết quân đội đã giành lại quyền kiểm soát thêm 2 thành phố khác ở miền đông từ lực lượng ly khai thân Nga, trong khi các đám đông tuần hành tại thủ thủ vùng Donetsk để ủng hộ phe ly khai.
Các binh sĩ Ukraine thu gom các hộp vũ khí và đạn dược tại một tòa nhà ở miền đông do phe ly khai chiếm giữ trước đó.
Trang web của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho biết quốc kỳ Ukraine đã được kéo lên tại 2 thành phố Artyomivsk và Druzhkivka hôm qua 6/7.
Diễn biến trên xảy ra chỉ một ngày sau khi các lực lượng chính phủ làm chủ Sloviansk, thành trì của phe ly khai ở miền đông Ukraine.
Artyomivsk và Druzhkivka không được xem là có tầm quan trọng chiến lược giống Sloviansk nhưng việc giành lại chúng cho thấy các lực lượng chính phủ hiện đang nắm đà tiến.
Bất chấp những thất bại trên, lực lượng ly khai vẫn đang kiểm soát các thủ phủ Donetsk và Luhansk và các khu vực quan trọng khác.
Tuy nhiên, quan chức an ninh câp cao Ukraine Mykhaylo Koval cho hay Luhansk và Donetsk giờ đây đang bị bao vây cho tới khi các lực lượng ly khai tại đó đầu hàng.
"Có một kế hoạch chiến lược rõ ràng, vốn đã được phê chuẩn. Các thành phố này sẽ hoàn toàn bị phong tỏa. Các biện pháp sẽ buộc lực lượng ly khai phải hạ vũ khí", ông Koval nói.
Tuần hành lớn ủng hộ phe ly khai
Những người ủng hộ phong trào ly khai trong cuộc tuần hành tại Donetsk ngày 6/7.
Cũng trong ngày hôm qua 3/7, các đám đông đã tham gia một cuộc tuần hành tại thành phố Donetsk để ủng hộ lực lượng ly khai.
Trong cuộc tuần hành tại Donetsk, hàng nghìn người đã vẫy cờ Nga và Cộng hòa nhân dân Donetsk tự phong để ủng hộ các tay súng ly khai. Nhiều người đã kêu Tổng thống Nga Vladimir Putin trợ giúp họ.
Pavel Gubarev, thống đốc của Cộng hòa nhân dân tự Donetsk, nói với đám đông tuần hày: "Chúng ta sẽ bắt đầu một cuộc chiến phe pháo thực sự quanh Donetsk. Chúng ta sẽ nhấn chìm những kẻ độc ác trong máu".
Trong một diễn biến khác, các tay súng ly khai đã tái tổ chức tại Donetsk và tấn công các trụ sở nhà tù quốc gia ở Donetsk trong một nỗ lực nhằm kiếm vũ khí.
Còn Tổng thống Poroshenko nói rằng việc giành lại Sloviansk hôm 5/7 là "khởi đầu của một bước ngoặt trong cuộc chiến chống lại lực lượng ly khai".
Tuy nhiên, ông Poroshenko cảnh báo còn quá sớm để ăn mừng.
Cuộc khủng hoảng chính trị hiện thời tại Ukraine nổ ra hồi tháng 11 năm ngoái khi Tổng thống Viktor Yanukovych quyết định không ký kết một thỏa thuận liên kết với EU.
Quyết định trên đã dẫn tới các cuộc biểu tình ở Kiev, và Tổng thống Yanukovych cuối cùng bị lật đổ.
Các diễn biến tại Ukraine đã khiến Nga nổi giận. Mátxcơva sau đó đã sáp nhập vùng Crimea của Ukraine.
Bạo lực đã bùng phát ở đông Ukraine hồi tháng 4, khi lực lượng ly khai thân Nga tuyên bố độc lập tại các vùng Donetsk và Luhansk.
Ukraine và phương Tây cáo buộc Nga kích động tình trạng bất ổn tại đông Ukraine, nhưng Kremlin kịch liệt bác bỏ điều này.
An Bình
Theo Dantri/BBC, RT
Phần lớn vũ khí Trung Quốc trong quân đội Albania không thể tác chiến Slovenia, Croatia và Albania đều được trang bị nhiều vũ khí cũ do Nam Tư, Liên Xô và Trung Quốc sản xuất. Trong đó, phần lớn vũ khí của Albania nhập từ Trung Quốc đều đã mất khả năng tác chiến. Trang mạng thông tin tổng hợp CNQP Nga ngày 30-6 cho biết, lực lượng vũ trang Albania cùng toàn bộ cơ sở...