EU ’sốc và kinh hoàng’ về cái chết của công dân da màu George Floyd
Đại diện Cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell ngày 2/6 cho biết EU “sốc và kinh hoàng” về vụ công dân da màu George Floyd người Mỹ tử vong sau khi bị cảnh sát bắt giữ, đồng thời lên án đây là hành động “lạm quyền”.
Đại diện Cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell trong cuộc họp báo tại Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Borrell kêu gọi chính quyền Mỹ kiềm chế “sử dụng vũ lực thái quá” khi các cuộc biểu tình về vụ việc này đang lan rộng ra khắp nước Mỹ và Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh cho quân đội can thiệp.
Phát biểu với báo giới, ông Borrell nhấn mạnh: “Chúng tôi lên án chủ nghĩa phân biệt chủng tộc dưới mọi hình thức… Chúng tôi tin rằng người Mỹ sẽ phối hợp với nhau để hàn gắn đất nước”.
Cái chết của một người đàn ông gốc Phi George Floyd tại sở cảnh sát bang Minnesota đã làm dấy lên làn sóng biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc trên toàn nước Mỹ trong những ngày qua. Hiện hàng chục thành phố của Mỹ đã áp đặt lệnh giới nghiêm ở mức độ chưa từng thấy kể từ sau các cuộc bạo động bùng phát sau vụ ám sát nhà hoạt động Martin Luther King Jr. năm 1968.
Làn sóng biểu tình ủng hộ phong trào chống phân biệt chủng tộc tại Mỹ cũng đã lan rộng ra các nước khác. Từ ngày 31/5, một số cuộc biểu tình đã diễn ra tại Canada, Anh, Đức và New Zeland bất chấp các biện pháp giãn cách xã hội thời kỳ dịch bệnh COVID-19.
4 cảnh sát bị bắn trong cuộc biểu tình bạo lực ở Mỹ
Bốn cảnh sát ở thành phố St Louis, bang Missouri, đã bị bắn hôm 1/6 trong cuộc biểu tình bạo lực phản đối vụ việc của George Floyd.
Người biểu tình đốt cháy một trung tâm thương mại ở Los Angeles, cướp phá các cửa hàng ở thành phố New York và đụng độ với cảnh sát ở St Louis - bang Missouri. Tại đây, bốn sĩ quan được đưa đến bệnh viện, tuy nhiên vết thương không quá nghiêm trọng, theo Reuters.
"Các sĩ quan vẫn đang bị bắn ở trung tâm thành phố và chúng tôi sẽ chia sẻ thêm thông tin nếu có", cảnh sát thành phố St Louis viết trên Twitter.
Cảnh sát New York cố gắng trấn áp người biểu tình hôm 2/6. Ảnh: Reuters.
Trước đó vài giờ, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có thể triển khai quân đội để tránh tình trạng biểu tình bạo lực lan rộng.
"Các thị trưởng và thống đốc phải triển khai mạnh mẽ lực lượng hành pháp cho tới khi tình trạng bạo lực được dập tắt. Nếu bất kỳ thành phố hay tiểu bang nào từ chối đưa ra động thái cần thiết để bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân, tôi sẽ triển khai quân đội Mỹ và nhanh chóng giải quyết vấn đề cho khu vực đó", ông Trump nói hôm 1/6.
Sau bài phát biểu, tổng thống Mỹ đi tới nhà thờ St. John gần đó, chụp ảnh cùng con gái Ivanka và Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr. Những người biểu tình ôn hòa ngay bên ngoài cổng Nhà Trắng đã bị giải tán bằng hơi cay, lựu đạn choáng và đạn cao su để ông Trump có thể đến thăm nhà thờ.
Cùng ngày 1/6, lực lượng cảnh sát ở thành phố Buffalo cũng bị người biểu tình tấn công. Video được một người ở gần hiện trường đăng tải cho thấy khoảng 21h30 tối 1/6, một xe SUV đã lao vào nhóm các sĩ quan cảnh sát tại cuộc biểu tình phản đối vụ việc của George Floyd. Cú đâm khiến một người bị cán dưới bánh xe. Ít nhất hai người bị thương được đưa tới bệnh viện.
Cảnh sát bắn hơi cay giải tán biểu tình trước chuyến thăm của TT Trump
Lực lượng an ninh dùng hơi cay và đạn cao su để giải tán người biểu tình trước khi ông Trump đi từ Nhà Trắng tới nhà thờ St. John.
Cảnh sát trưởng New York quỳ gối ủng hộ người biểu tình Cảnh sát trưởng của Sở Cảnh sát New York Terence Monahan đã quỳ xuống và ôm người đi biểu tình tại công viên vào tối hôm 1/6. Cảnh sát trưởng New York quỳ gối và ôm chặt người biểu tình Vị quan chức cấp cao nhất của Sở Cảnh sát New York (NYPD) đã thể hiện tinh thần đoàn kết bằng cách quỳ...