EU kêu gọi tránh làm bùng nổ tình hình Trung Đông
Ngày 3/2, đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại Josep Borrell đã kêu gọi các bên tránh leo thang căng thẳng ở Trung Đông sau khi Mỹ tiến hành các cuộc không kích nhằm vào các địa điểm ở Syria và Iraq.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp của các Ngoại trưởng EU ở Brussels, ông Josep Borrell cho rằng mỗi bên nên cố gắng tránh khiến cho tình hình bùng nổ. Ông chỉ ra rằng Trung Đông như “một thùng thuốc súng có thể phát nổ”, với cuộc xung đột ở Dải Gaza, tình hình bạo lực dọc biên giới Liban, các vụ đánh bom ở Iraq và Syria và các cuộc tấn công nhằm vào tuyến vận tải Biển Đỏ. Do đó, EU kêu gọi các bên tránh leo thang căng thẳng.
Lời kêu gọi được đưa ra trong bối cảnh Mỹ mới tiến hành các cuộc không kích nhằm vào hơn 80 địa điểm được cho là của các lực lượng vũ trang khu vực tại Iraq và Syria trong ngày 2/2. Trước đó, một căn cứ quân sự của Mỹ ở Jordan bị tấn công bằng máy bay không người lái, khiến nhiều người thiệt mạng và người bị thương. Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết sẽ thực hiện các hành động đáp trả.
EU cũng đang chuẩn bị triển khai một sứ mệnh Hải quân ở Biển Đỏ để giúp bảo vệ các tàu hàng quốc tế trước nguy cơ bị lực lượng Houthi ở Yemen tấn công. Ông Borrell cho biết sứ mệnh này có nhiệm vụ bảo vệ, không thực hiện các cuộc tấn công trên đất liền nhằm vào lực lượng Houthi.
Trong diễn biến liên quan, văn phòng Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani cho biết 16 người thiệt mạng, trong đó có cả dân thường và 25 người khác bị thương trong các vụ không kích của lực lượng Mỹ nhằm vào các địa điểm tại nước này. Văn phòng Thủ tướng Iraq chỉ trích các cuộc không kích là hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ nước này, đồng thời cho biết chính quyền Baghdad không được thông tin trước về các cuộc không kích.
Thông báo từ Văn phòng Thủ tướng Iraq nêu rõ sự hiện diện của liên quân do Mỹ đứng đầu trong khu vực đã trở thành lý do dẫn tới sự đe dọa an ninh và ổn định tại Iraq, khiến nước này liên lụy xung đột khu vực và quốc tế.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Iran cũng ra thông báo cho rằng các cuộc không kích của Mỹ đã vi phạm chủ quyền và độc lập lãnh thổ Iraq và Syria, thêm một sai lầm chiến lược có thể làm gia tăng căng thẳng tại khu vực đầy bất ổn này.
EU vạch ra kế hoạch hòa bình 10 điểm để chấm dứt xung đột Israel - Hamas
Nỗ lực trên của EU được đưa ra khi các bộ trưởng ngoại giao của khối gặp nhau ngày 22/1 cùng với một số bên liên quan chính ở Trung Đông để thảo luận về tình hình ở Gaza và những tác động rộng hơn của cuộc xung đột Israel - Hamas đối với khu vực.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: consilium.europa.eu
Theo mạng tin châu Âu EurActiv ngày 21/1, EU đã soạn thảo một kế hoạch 10 điểm cho một giải pháp toàn diện, đáng tin cậy về cuộc xung đột Israel - Hamas, mặc dù điều này cần sự quyết tâm tham gia của các nước thành viên EU và khối này cũng phải nỗ lực hết mình.
"Xét đến tình hình hiện tại và bất chấp những khó khăn cũng như bất ổn rõ ràng, đã đến lúc chuẩn bị cho hòa bình toàn diện giữa Israel và Palestine", dự thảo tài liệu nêu rõ trong phần giới thiệu.
Nỗ lực trên của EU được đưa ra khi các bộ trưởng ngoại giao của khối gặp nhau ngày 22/1 cùng với một số bên liên quan chính ở Trung Đông để thảo luận về tình hình ở Gaza và những tác động rộng hơn của cuộc xung đột Israel - Hamas đối với khu vực.
Theo bản báo cáo do Cơ quan ngoại giao EU (EEAS) chuẩn bị, kế hoạch của EU vạch ra một loạt bước đi mà cuối cùng có thể mang lại hòa bình cho Dải Gaza, thành lập một nhà nước Palestine độc lập, bình thường hóa quan hệ giữa Israel và thế giới Arab, đồng thời đảm bảo an ninh lâu dài trong khu vực.
Theo lá thư gửi kèm dự thảo gửi tới các quốc gia thành viên, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh EU Josep Borrell cho biết lộ trình dự thảo cũng nhằm xây dựng dựa trên nguyên tắc đã thống nhất,rằng chỉ có giải pháp chính trị bền vững, lâu dài cho cuộc xung đột Israel-Hamas mới mang lại hòa bình cho người dân và ổn định cho khu vực.
Đại diện đặc biệt của EU về Tiến trình Hòa bình Trung Đông, Sven Koopmans, đã tiến hành tham vấn sơ bộ với Ai Cập, Jordan, Saudi Arabia, Liên đoàn các quốc gia Arab và các đối tác quan trọng khác, để tìm ra điểm chung nhằm khôi phục tiến trình hòa bình.
Ông Koopmans cũng đã đề xuất tổ chức một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về vấn đề này cùng các cuộc tham vấn với các quan chức của các nước thành viên EU trong thời gian sớm nhất.
Trước cuộc tấn công của Hamas vào Israel ngày 7/10/2023, EU đã lên kế hoạch giúp hướng đến một sáng kiến hòa bình mới tập trung vào Trung Đông, được gọi là "Nỗ lực Ngày Hòa bình", nhằm bắt đầu lại các cuộc đàm phán giữa Israel và Palestine.
Một cuộc họp vào tháng 9 năm ngoái ở New York bên lề khóa họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã quy tụ gần 50 ngoại trưởng từ châu Âu và Trung Đông để phát triển kế hoạch trên. Tuy nhiên, do cuộc chiến ở Gaza, kế hoạch đó đã bị đình trệ.
Ông Borrell vào tháng 11/2023 cũng đã đưa ra một dự thảo khung cho Gaza thời hậu chiến, kêu gọi Israel không chiếm đóng lâu dài, chấm dứt sự cai trị của Hamas và vai trò của Chính quyền Palestine trong việc kiểm soát vùng lãnh thổ này.
Tòa nhà bị phá hủy sau một vụ tấn công bằng tên lửa tại Arbil, Iraq, ngày 16/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Lộ trình hòa bình
Theo kế hoạch mới được soạn thảo, một tiến trình hòa bình trong tương lai sẽ dẫn đến một Nhà nước Palestine độc lập tồn tại bên cạnh Israel và bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa Israel với thế giới Arab.
"Thật phi thực tế khi cho rằng Israel và Palestine trong tương lai gần sẽ trực tiếp tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình song phương để đạt được hòa bình toàn diện, chưa nói đến việc kết thúc các cuộc đàm phán như vậy mà không có sự tham gia mạnh mẽ của quốc tế", kế hoạch mới của EU lưu ý.
Báo cáo cho biết thêm: "Palestine sẽ cần một giải pháp thay thế chính trị cho Hamas, trong khi Israel sẽ cần tìm ra ý chí chính trị để tham gia vào các cuộc đàm phán có ý nghĩa hướng tới giải pháp hai nhà nước".
Một yếu tố quan trọng trong lộ trình hòa bình mới của EU là "Hội nghị hòa bình trù bị" có sự tham gia của EU, Mỹ, Ai Cập, Jordan, Saudi Arabia, Liên đoàn Arab và Liên hợp quốc.
Những bên tham gia sẽ liên lạc thường xuyên với các quan chức Israel và Palestine ở mọi bước và bất kỳ lúc nào, được gọi là các bên xung đột, nhưng ban đầu cả hai sẽ không bị buộc phải ngồi lại với nhau.
Dải Gaza và Bờ Tây sẽ có đại diện là Chính quyền Palestine (PA) và Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), thay vì Hamas - lực lượng đã cai trị dải đất này kể từ khi tiếp quản năm 2007 và bị EU và Mỹ chỉ định là một tổ chức "khủng bố".
Hội nghị hòa bình sẽ có một năm để thiết kế khung kế hoạch hòa bình, có tính đến phản hồi từ tất cả các bên liên quan, các nghị quyết của Liên hợp quốc, kết luận của Hội đồng châu Âu và các nỗ lực hòa giải trước đó.
Sau khi được soạn thảo, kế hoạch sẽ được trình bày với các bên xung đột và được sử dụng làm cơ sở chính cho các cuộc đàm phán cuối cùng.
Theo đề xuất, một yếu tố thiết yếu của Kế hoạch Hòa bình là việc phát triển các biện pháp đảm bảo an ninh mạnh mẽ cho Israel và Nhà nước Palestine độc lập trong tương lai, với điều kiện là công nhận ngoại giao lẫn nhau đầy đủ và sự hội nhập của cả Israel và Palestine trong khu vực. Kế hoạch cũng nên bao gồm Gói Hỗ trợ Hòa bình như một động lực khuyến khích cho hai bên xung đột.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu các quốc gia thành viên EU và các bên liên quan trong khu vực có sẵn sàng chấp nhận kế hoạch chi tiết về kế hoạch hòa bình của khối hay không.
EU đang nỗ lực để có một lập trường thống nhất về cuộc xung đột ở Gaza khi những nước ủng hộ Israel như Đức đã từ chối lời kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức mà các quốc gia như Tây Ban Nha và Ireland đưa ra.
Nghị viện châu Âu hồi đầu tuần trước trong một cuộc bỏ phiếu đã kêu gọi ngừng bắn vĩnh viễn trong cuộc xung đột Israel - Hamas, nhưng cho biết điều này phải có điều kiện là Hamas phải thả các con tin mà họ bắt giữ trong các cuộc tấn công ngày 7/10 năm ngoái, cũng như phi quân sự hóa hoàn toàn Gaza.
Theo các nhà ngoại giao EU, các sự kiện vào tháng 10/2023 đã khiến các quan chức và nhà ngoại giao châu Âu mất cảnh giác, đồng thời phản ứng chắp vá và lộn xộn của châu Âu trong tuần đầu tiên của cuộc xung đột đã ảnh hưởng đến uy tín của khối trong khu vực, vốn chỉ đang dần được khắc phục kể từ đó.
Với việc Ngoại trưởng Israel Israel Katz và người đồng cấp Palestine Riyad al-Maliki dự kiến sẽ tham gia các cuộc thảo luận riêng vào ngày 22/1, các nhà ngoại giao EU cho biết họ nhằm mục đích tìm hiểu quan điểm của mỗi bên về các cách chấm dứt bạo lực trên thực địa và các bước tiếp theo hướng tới một nền hòa bình lâu dài hơn.
Các quốc gia thành viên EU - cùng với Mỹ - tin rằng việc thành lập một nhà nước Palestine vẫn là cách khả thi duy nhất để đảm bảo một nền hòa bình lâu dài. Tuy nhiên, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm 18/1 đã thẳng thừng bác bỏ ý kiến này và tuyên bố sẽ tiếp tục cuộc tấn công quân sự ở Gaza cho đến khi tiêu diệt Hamas và thả tất cả con tin.
EU kêu gọi hợp tác với Trung Đông để chấm dứt giao tranh ở Gaza Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông - Bắc Phi, ngày 13/1, Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell đã hối thúc châu Âu phải đoàn kết và hợp tác với các đối tác Trung Đông để thúc đẩy chấm dứt tình trạng xung đột ở Dải Gaza. Các tòa...