EU hy vọng Nam Phi có thể thuyết phục Nga ngừng xung đột với Ukraine
Đại diện cấp cao EU về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell mới đây cho biết ông hy vọng Nam Phi sẽ sử dụng mối quan hệ tốt đẹp với Nga để thuyết phục nước này chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Ngoại trưởng Nam Phi Naledi Pandor [phải] và người Đại diện cấp cao EU Josep Borrell. Ảnh: Euractiv
Phát biểu cùng với Ngoại trưởng Nam Phi Naledi Pandor tại thủ đô Pretoria hôm 27/1, ông Borrell cho biết EU không yêu cầu Nam Phi chọn bên mà chỉ kêu gọi các nước trên thế giới tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc.
“Đây không chỉ là cuộc chiến của châu Âu. Nó đang xảy ra trên đất châu Âu nhưng ảnh hưởng đến toàn thế giới”, ông Borrell nói.
Về phần mình, Ngoại trưởng Pandor lưu ý rằng giải pháp cho các vấn đề hiện tại nằm ở chủ nghĩa đa phương và mọi người phải tìm kiếm tiếng nói chung.
Video đang HOT
“Không chỉ Nam Phi và các quốc gia châu Phi khác phải đóng vai trò tìm kiếm hòa bình. Tất cả chúng ta phải tìm cách đàm phán để giải quyết mối quan tâm của tất cả các bên liên quan”, bà Pandor nêu rõ.
Chuyến thăm của ông Borrell tới Nam Phi diễn ra vài ngày sau khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng có cuộc hội đàm tại Pretoria với người đồng cấp Pandor. Nam Phi là một trong những đối tác quan trọng nhất của Nga trên một lục địa bị chia rẽ vì cuộc xung đột ở Ukraine và những nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập Moskva liên quan đến chiến dịch quân sự của nước này.
Trong chuyến thăm, ông Borrell cũng đề cập đến tranh chấp về xuất khẩu trái cây có múi từ Nam Phi sang EU, cho biết vấn đề đang được giải quyết ở cấp cao nhất. Nam Phi và EU đã không đạt được thỏa thuận về các hạn chế cứng rắn của EU dẫn đến việc ngừng xuất khẩu cam của Nam Phi sang EU gần sáu tháng trước.
Vào tháng 7 năm ngoái, EU đã thực hiện các quy tắc kiểm dịch thực vật mới yêu cầu tăng cường xử lý lạnh đối với cam nhập khẩu từ châu Phi trong bối cảnh lo ngại về một loại dịch hại ảnh hưởng đến trái cây có múi.
Nga cáo buộc phương Tây gây áp lực với các nước để hỗ trợ Ukraine
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng phương Tây đang gây áp lực "chưa từng có" đối với các nước đang phát triển để các nước này hỗ trợ Ukraine.
Ngoại trưởng Nga tới Eritrea Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với Nga Nga: Mỹ và NATO là các bên tham gia xung đột ở Ukraine
Ngoại trưởng Nga Lavrov (trái) có chuyến thăm bất ngờ tới châu Phi. Ảnh: EPA
Theo trang tin Africanews.com ngày 26/1, tuyên bố trên của Ngoại trưởng Nga Lavrov được đưa ra tại thủ đô Luanda của Angola trong chuyến công du châu Phi để tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế trong bối cảnh phương Tây đang tìm cách cô lập Moskva liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Trong chuyến thăm và làm việc tại Angola, ông Lavrov đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Téte António và Tổng thống Angola.
Cuộc xung đột ở Ukraine là chủ đề chính của các cuộc đàm phán với những quan chức Angola, những người đã đề nghị ông Lavrov đánh giá tình hình thực địa. Người đứng đầu ngành ngoại giao Nga chỉ trích các đồng minh phương Tây, cáo buộc họ "biến Ukraine thành một phần của cuộc chiến hỗn hợp" chống lại Nga.
Ông Lavrov cũng đánh giá cao cuộc trao đổi với Tổng thống Loureno, người mà nhà lãnh đạo ngoại giao hàng đầu của Nga đã thảo luận chi tiết về quan hệ song phương cũng như đưa ra quan điểm chung để phát triển trong các lĩnh vực khác nhau.
"Chúng tôi sẽ làm điều đó bất chấp áp lực từ Mỹ và các đối tác", ông Lavrov nói, đồng thời chỉ ra nhiệm vụ tiếp theo là chuẩn bị cuộc họp liên chính phủ về hợp tác khoa học và kinh tế, thương mại giữa hai bên.
Theo ông Lavrov, bên cạnh các bước cần thiết để thực hiện hợp tác chiến lược giữa hai nước, đại diện hai bên cũng trao đổi khá nhiều về bối cảnh quốc tế hiện tại và về sự ủng hộ của phương Tây đối với Ukraine cũng như cuộc chiến hỗn hợp chống Nga.
Ngoại trưởng Lavrov chỉ trích: "Chúng tôi đã nêu quan điểm của mình dựa trên các mối quan hệ giữa hai nước, lưu ý về áp lực chưa từng có đối với các nước đang phát triển ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh về vấn đề này".
Theo ông Lavrov, Nga và các bên đã có những sáng kiến gần đây như thiết lập giao dịch bằng bằng đồng tiền riêng đối với các quốc gia BRIC là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, cũng như đối với các quốc gia ở Mỹ Latinh và Caribe. Ngoại trưởng Nga cho biết thêm, vấn đề này sẽ được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh của nhóm trên vào cuối tháng 8 tới tại Durban của Nam Phi, nơi một nhóm các nước châu Phi, bao gồm cả Tổng thống Angola, sẽ được mời tới dự.
Tại Liên hợp quốc, ban đầu, Angola không chỉ trích chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Nhưng đến tháng 10/2022, quốc gia châu Phi này đã bỏ phiếu phản đối việc Moskva sáp nhập một số vùng lãnh thổ Ukraine.
Nga và Angola đang chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh song phương lần thứ hai trong lịch sử hai nước, dự kiến vào tháng 4 tới tại Luanda.
BRICS cân nhắc hệ thống thanh toán mới để loại bỏ sự thống trị của đồng USD Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS muốn tạo ra một hệ thống thanh toán công bằng không có đồng USD, nhằm không bị phụ thuộc vào các nước giàu có hơn. Đồng USD. Ảnh: THX/TTXVN "Chúng tôi luôn lo ngại về thực tế với sự thống trị của đồng USD nên chúng tôi cần phải xem xét giải pháp thay thế....