EU hoãn cuộc họp trù bị với Mỹ để phản đối thỏa thuận tàu ngầm với Australia

Theo dõi VGT trên

Hai nhà ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) cho biết đại sứ các nước của khối này đã hoãn cuộc họp trù bị cho một hội đồng thương mại và công nghệ mới được thiết lập giữa EU và Mỹ dự kiến diễn ra vào ngày 29/9 để phản đối thỏa thuận tàu ngầm giữa WashingtonCanberra, sau khi Australia từ bỏ hợp đồng tàu ngầm với Pháp.

EU hoãn cuộc họp trù bị với Mỹ để phản đối thỏa thuận tàu ngầm với Australia - Hình 1
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian (phải) và người đồng cấp Australia Marise Payne trong cuộc họp báo chung công bố thoả thuận mua tàu ngầm giữa hai nước, tại Sydney (Australia) ngày 19/12/2016. Ảnh: AFP/TTXVN

Một tài liệu trong chương trình nghị sự công khai cũng cho thấy cuộc họp giữa 27 phái viên của EU đã bị rút lại, nhưng không đưa ra lý do. Hai nhà ngoại giao cho hay Ủy ban châu Âu (EC) đã yêu cầu hoãn cuộc họp này.

Theo kế hoạch trước đó, cuộc họp của Hội đồng EU-Mỹ mới ra đời, được công bố tại một hội nghị thượng đỉnh xuyên Đại Tây Dương vào tháng 6, sẽ diễn ra ở Pittsburgh thuộc bang Pennsylvania, miền Đông nước Mỹ.

Tuần trước, Mỹ, Anh và Australia đã công bố thiết lập mối quan hệ đối tác an ninh ba bên, có tên gọi AUKUS, ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Theo quy định của AUKUS, Washington và London sẽ cung cấp cho Canberra công nghệ và năng lực triển khai các tàu ngầm hạt nhân. Trong khuôn khổ AUKUS, Anh và Mỹ cam kết cung cấp cho hải quân Australia công nghệ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Australia đã từ bỏ hợp đồng mua 12 tàu ngầm chạy bằng năng lượng thông thường trị giá 66 tỷ USD với Pháp để ủng hộ AUKUS, động thái khiến Paris tức giận. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cho rằng đây là “sự phản bội” sau khi nước này đã xây dựng một quan hệ tin cậy với Australia

Cũng trong ngày 21/9, Đức cho rằng việc Australia từ bỏ hợp đồng tàu ngầm với Pháp là một lời cảnh tỉnh khác đối với EU trong việc củng cố quyền tự chủ của mình, đồng thời lưu ý rằng sẽ rất khó để xây dựng lại niềm tin đã mất sau động thái này.

Phát biểu với phóng viên trước thềm cuộc họp với những người đồng cấp ở Brussels (Bỉ), Bộ trưởng châu Âu của Đức Michael Roth nhấn mạnh: “Chúng ta không thể hoàn toàn dựa vào người khác, mà phải hợp tác. Chúng ta phải khắc phục những bất đồng (trong nội bộ EU) và có chung tiếng nói… Tất cả chúng ta cần ngồi xuống bàn thảo luận; niềm tin đã mất phải được gây dựng lại – và điều này rõ ràng sẽ không dễ dàng. Tuy nhiên, chúng ta muốn thực hiện việc đóng góp mang tính xây dựng”.

Trước đó, ngay sau khi AUKUS được công bố, người phát ngôn của EC Peter Stano cho biết vấn đề này sẽ được thảo luận trong nội bộ EU để đánh giá các tác động.

Lý do Australia rút khỏi thoả thuận tàu ngầm 65 tỉ USD với Pháp

Australia có nhiều lý do "chính đáng" để rút khỏi thoả thuận khủng với Pháp, nhưng tranh chấp giữa hai bên có thể sẽ cần được phân xử tại toà án.

Lý do Australia rút khỏi thoả thuận tàu ngầm 65 tỉ USD với Pháp - Hình 1
Công ty Naval Group của Pháp hạ thuỷ tàu ngầm thế hệ mới Suffren SSN, lớp Barracuda ngày 12/7/2019. Australia đã quyết định rút khỏi hợp đồng chế tạo 12 tàu ngầm lớp Barracuda với Naval Group. Ảnh: AFP

"Một nhát dao sau lưng", đó là cách Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian mô tả việc Australia xé bỏ thỏa thuận tàu ngầm trị giá h 65 tỉ USD với nước này, thay vào đó là thoả thuận tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân từ Mỹ.

Tháng 6 năm nay, Australia đã phát tín hiệu rằng họ đang tìm kiếm một lối thoát cho hợp đồng khủng với Pháp, được ký vào năm 2016 với công ty DCNS (nay là Naval Group) để đóng 12 tàu ngầm diesel-điện Barracuda.

Video đang HOT

Trả lời một ủy ban của Thượng viện về các vấn đề với dự án, Bộ trưởng Quốc phòng Australia, Greg Moriarty cho biết: "Tôi thấy rõ rằng chúng ta đang gặp phải những thách thức... trong 12-15 tháng qua". Ông Moriarty cho biết chính phủ đã xem xét các lựa chọn của mình, bao gồm cả những gì họ có thể làm nếu "không thể tiếp tục" thỏa thuận với Pháp.

Trước đó, vào tháng 4, chính phủ Australia đã từ chối ký hợp đồng cho giai đoạn tiếp theo của dự án tàu ngầm Pháp, cho Naval Group hạn đến tháng 9 này để tuân thủ các yêu cầu. Ngoài ra, có những thông tin cho rằng từ đầu năm nay Canberra đã tìm cách "duỗi" khỏi thoả thuận với Pháp.

Dưới đây là những lý do Australia muốn rút khỏi hợp đồng và điều gì có thể xảy ra tiếp theo - theo trang Politico.

An ninh mạng

Rắc rối bắt đầu xảy ra gần như ngay lập tức sau khi Canberra chọn nhà thầu Pháp thay vì ứng viên từ Đức và Nhật Bản vào tháng 4/2016.

Tháng 8 năm đó, trước khi thỏa thuận được chính thức ký kết nhưng sau khi nó được công bố, công ty DCNS (Naval Group) thừa nhận họ đã bị tấn công mạng, khiến 22.000 tài liệu liên quan đến khả năng chiến đấu của các tàu ngầm Scorpene đang được đóng ở Ấn Độ bị rò rỉ, làm dấy lên lo ngại về an ninh đối với dự án của Australia.

Bộ Quốc phòng Australia đã cảnh báo nhà chế tạo tàu ngầm rằng họ muốn dự án của mình được bảo vệ ở cấp cao nhất.

Và trong khi các chính trị gia từ Đảng Tự do trung hữu cầm quyền của Australia tìm cách hạ thấp tác động của vụ tấn công mạng nhằm vào tàu ngầm Barracuda, phe đối lập đã nhảy vào, đưa ra một số tiết lộ và kêu gọi đình chỉ các cuộc đàm phán với công ty Pháp.

Lý do Australia rút khỏi thoả thuận tàu ngầm 65 tỉ USD với Pháp - Hình 2
Tàu ngầm FS Suffren lớp Barracuda của Pháp. Ảnh: DGA

Ngân sách cạn kiệt

Mặc dù vậy, cuối năm đó, Australia đã ký thỏa thuận quốc phòng lớn nhất trong lịch sử nước này với DCNS, nhằm chế tạo 12 tàu ngầm diesel thông thường Shortfin Barracuda Block 1A.

Canberra được cho là đặc biệt quan tâm đến gói thầu của Pháp vì khả năng chuyển đổi tàu ngầm Barracuda từ động cơ diesel sang năng lượng hạt nhân - công nghệ vốn coi là "chất độc chính trị" sau thảm họa Fukushima ở Nhật Bản, nhưng chính phủ Australia tin rằng nó có thể trở nên dễ dàng hơn trong thời gian gần đây.

Dự án trên dự kiến tiêu tốn 50 tỷ đôla Australia - AUD (36,4 tỉ USD). Nhưng con số này kể từ đó đã tăng gần gấp đôi. Ở lần tính toán gần đây nhất, thoả thuận chế tạo các tàu Barracuda dự kiến có chi phí khoảng 90 tỉ AUD (65,5 tỉ USD).

Đó mới là chi phí khi chưa tính phí bảo trì. Từ tháng 11/2019, Bộ Quốc phòng đã báo cáo với một uỷ ban Thượng viện là Canberra sẽ phải chi 145 tỉ AUD (105,5 tỉ USD) trong suốt thời gian hoạt động của đội tàu ngầm Barracuda.

Và đó vẫn chưa phải là tất cả. Australia khẩn cấp cần tàu ngầm mới để thay thế 6 tàu ngầm lớp Collins đã cũ, dự kiến "nghỉ hưu" vào năm 2026. Nếu không có tàu ngầm, Australia có thể rơi vào trạng thái nhạy cảm trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Trung Quốc. Nhưng chiếc tàu ngầm Barracuda đầu tiên lại không thể được bàn giao cho đến tận năm 2035 hoặc muộn hơn, khi hoạt động chế tạo dự kiến kéo dài đến những năm 2050.

Để tránh khoảng trống đó, chính phủ Australia đầu năm nay tuyên bố sẽ đóng mới hoàn toàn 6 chiếc tàu ngầm lớp Collins với chi phí hàng tỉ đô-la.

Lý do Australia rút khỏi thoả thuận tàu ngầm 65 tỉ USD với Pháp - Hình 3
Tàu ngầm do Naval Group chế tạo. Ảnh: AFP

Trì hoãn các mốc thời gian

Một số trì hoãn cũng khiến dự án tàu ngầm bị đình trệ, Bộ quốc phòng Australia và Naval Group đã phải gia hạn nhiều mốc lớn trong hợp đồng.

Vào năm 2018, chính phủ Australia đã rất tức giận về việc trì hoãn ký kết một thỏa thuận đối tác chiến lược quan trọng về các tranh chấp liên quan đến bảo đảm và chuyển giao công nghệ, đến mức Bộ trưởng Quốc phòng khi đó là Christopher Pyne được cho là đã từ chối gặp Bộ trưởng Lực lượng Vũ trang Pháp Florence Parly và các giám đốc điều hành Naval Group khi họ đến thăm Australia. Thỏa thuận cuối cùng được ký kết vào tháng 2/2019.

Vấn đề việc làm

Nhưng có lẽ điểm mấu chốt chính trong thương vụ đã bị huỷ bỏ là bất đồng về sự tham gia của ngành công nghiệp địa phương.

Khi công bố thỏa thuận với Pháp vào năm 2016, Thủ tướng Australia khi đó là Malcolm Turnbull nhấn mạnh các tàu ngầm Barracuda sẽ được chế tạo ở Australia, với 90% đầu vào là từ trong nước và duy trì 2.800 việc làm tại địa phương. Đây được xem như một nỗ lực để hỗ trợ chính phủ của ông trước cuộc bầu cử diễn ra vài tuần sau đó.

Nhưng lời hứa về hàng nghìn việc làm cho người Australia và lợi ích cho ngành công nghiệp địa phương đã sớm tan biến. Năm 2020, Naval Group điều chỉnh con số 90% đầu vào địa phương xuống còn 60%. Đến năm 2021, công ty của Pháp xoá bỏ điều khoản này với lý do ngành công nghiệp đóng tàu ngầm của Australia vẫn chưa phát triển.

"Kế hoạch B"

Rõ ràng là thỏa thuận tàu ngầm Pháp- Australia đã gặp khó khăn trong nhiều năm. Vậy điều gì đã khiến Canberra đến lúc này chính thức rút khỏi.

Nói một cách đơn giản, thì họ cần một giải pháp thay thế khả thi, như Bộ trưởng Quốc phòng Moriarty đã khéo trình bày trước Thượng viện vào tháng 6: "Tôi sẽ không gọi đó là Kế hoạch B, tôi muốn nói là lập kế hoạch dự phòng thận trọng".

Tham gia AUKUS, một liên minh mới giữa Australia - Mỹ - Anh sẽ giúp ba nước chia sẻ thông tin và công nghệ dễ dàng hơn, đồng thời mở đường cho Canberra sở hữu những chiếc tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên. Thủ tướng Scott Morrison hôm 16/9 cho biết, các tàu ngầm mới sẽ được đóng ở Adelaide, "với sự hợp tác chặt chẽ của Anh và Mỹ".

Rõ ràng là Paris không hài lòng với Australia, họ còn tức giận hơn với Mỹ.

Ngoại trưởng Pháp, Jean-Yves Le Drian cho biết động thái này gợi nhớ đến người tiền nhiệm của Tổng thống Mỹ Joe Biden: "Điều khiến tôi quan tâm cũng là hành vi của người Mỹ. Quyết định không đoán được, đơn phương và tàn bạo này dường như rất giống với những gì ông Trump từng làm. Các đồng minh không làm vậy với nhau. Điều đó là không thể chấp nhận".

Lý do Australia rút khỏi thoả thuận tàu ngầm 65 tỉ USD với Pháp - Hình 4
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian. Ảnh: AFP/Getty Images

Chuyện gì xảy ra tiếp theo

Thượng nghị sĩ Australia, Rex Patrick, một người chỉ trích dữ dội dự án tàu ngầm với Pháp, phát biểu với truyền thông địa phương rằng Canberra đã chi khoảng 2 tỷ AUD cho dự án. "Sẽ có một khoản chi phí để thoát ra. Nhưng chi phí để làm điều đó cơ bản là ít hơn đáng kể với việc tiếp tục theo đuổi", ông Patrick nói với ABC.

Ngoại trưởng Le Drian đã chỉ ra rằng Paris sẽ chống lại động thái của Canberra: "Chuyện này vẫn chưa kết thúc. Chúng ta có hợp đồng. Người Úc cần cho chúng ta biết cách họ rút khỏi nó. Chúng ta sẽ cần lời giải thích. Chúng ta có một thỏa thuận liên chính phủ được ký kết rất sôi nổi vào năm 2019, với các cam kết chính xác, kèm theo các điều khoản; làm thế nào để họ rút khỏi nó? "

Vào năm 2017, chính phủ Australia đã tiết lộ các điều khoản của một trong các hợp đồng với Naval Group, theo đó Canberra hoặc công ty Pháp có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng "khi khả năng thực hiện thỏa thuận của một bên bị ảnh hưởng cơ bản bởi các sự kiện, hoàn cảnh hoặc vấn đề đặc biệt.

Liệu sự chậm trễ, chi phí vượt mức và những cam kết bị huỷ bỏ có dẫn đến "sự kiện ngoại lệ" như vậy hay không, dường như đây là một câu hỏi dành cho các tòa án.

Nếu Canberra quyết định rút, thì hợp đồng đã quy định: "Các bên sẽ tham khảo ý kiến để xác định xem có thể tìm thấy điểm chung để cho phép tiếp tục Thỏa thuận hay không. Nếu không tìm thấy điểm chung nào trong vòng 12 tháng, việc chấm dứt sẽ có hiệu lực sau 24 tháng kể từ khi nhận được của thông báo ban đầu để chấm dứt".

Thời điểm đó dường như trở nên rõ ràng với thông báo của liên minh AUKUS: Các nhà lãnh đạo cho biết họ sẽ làm việc trong 18 tháng tới để tìm ra cách tốt nhất cung cấp công nghệ cho các tàu ngầm hạt nhân mới của Australia - công nghệ mà cho tới nay Mỹ mới chỉ chia sẻ cho quốc gia duy nhất trên thế giới là Anh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tai nạn máy bay tại Hàn Quốc: Tìm thấy lông chim và máu trong động cơ máy bayTai nạn máy bay tại Hàn Quốc: Tìm thấy lông chim và máu trong động cơ máy bay
19:57:16 17/01/2025
TikTok lên tiếng về tin tỷ phú Elon Musk mua lạiTikTok lên tiếng về tin tỷ phú Elon Musk mua lại
08:49:54 16/01/2025
Hành động đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc khiến nhiều người rơi nước mắtHành động đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc khiến nhiều người rơi nước mắt
07:36:13 17/01/2025
Cơn ác mộng với những người mất nhà vì thảm họa cháy rừng ở MỹCơn ác mộng với những người mất nhà vì thảm họa cháy rừng ở Mỹ
09:17:55 16/01/2025
Ukraine không đàm phán với Tổng thống Putin bất chấp nguy cơ mất lãnh thổUkraine không đàm phán với Tổng thống Putin bất chấp nguy cơ mất lãnh thổ
13:33:27 17/01/2025
Hình ảnh hiếm hoi của Tổng thống Hàn Quốc sau khi bị bắtHình ảnh hiếm hoi của Tổng thống Hàn Quốc sau khi bị bắt
06:59:40 17/01/2025
Chuyên gia nhận định UAE có thể tổ chức cuộc gặp giữa ông Putin và ông TrumpChuyên gia nhận định UAE có thể tổ chức cuộc gặp giữa ông Putin và ông Trump
13:42:54 16/01/2025
Hơn 1.000 tù nhân Mỹ tham gia chữa cháy rừng ở Los AngelesHơn 1.000 tù nhân Mỹ tham gia chữa cháy rừng ở Los Angeles
06:28:27 17/01/2025

Tin đang nóng

Nhà báo dùng điện thoại quay clip xe múc đất đá rồi "gợi ý quà Tết"Nhà báo dùng điện thoại quay clip xe múc đất đá rồi "gợi ý quà Tết"
21:27:21 17/01/2025
Điều tra vụ 4 người trong một gia đình tử vong ở Hà NộiĐiều tra vụ 4 người trong một gia đình tử vong ở Hà Nội
20:57:53 17/01/2025
Bí mật về quê sau 11 năm ở Hàn Quốc, chàng trai tặng bố mẹ 'món quà' bất ngờBí mật về quê sau 11 năm ở Hàn Quốc, chàng trai tặng bố mẹ 'món quà' bất ngờ
23:07:07 17/01/2025
Vụ gần 47 tỷ đồng gửi Sacombank "bốc hơi": Tạm dừng phiên tòaVụ gần 47 tỷ đồng gửi Sacombank "bốc hơi": Tạm dừng phiên tòa
21:52:39 17/01/2025
Nóng: Sao nam 10X bị lừa bán sang biên giới Thái Lan được giải cứu thành công, nhìn ngón tay cái ai cũng thấy khiếp sợNóng: Sao nam 10X bị lừa bán sang biên giới Thái Lan được giải cứu thành công, nhìn ngón tay cái ai cũng thấy khiếp sợ
23:45:51 17/01/2025
Cành đào huyền có giá "ngã ngửa", chính chủ đăng ảnh lập tức có người trả gấp 10 lần giá mua!Cành đào huyền có giá "ngã ngửa", chính chủ đăng ảnh lập tức có người trả gấp 10 lần giá mua!
21:28:36 17/01/2025
Tài sản lớn nhất của 'trùm phản diện' Hoàng Phúc tuổi U.60Tài sản lớn nhất của 'trùm phản diện' Hoàng Phúc tuổi U.60
23:21:50 17/01/2025
Năm SOOBIN nổi đình đám với hit Phía Sau Một Cô Gái, Hoa hậu Thanh Thủy mới học lớp 9Năm SOOBIN nổi đình đám với hit Phía Sau Một Cô Gái, Hoa hậu Thanh Thủy mới học lớp 9
21:14:51 17/01/2025

Tin mới nhất

Tổng thống Joe Biden nói gì trong thông điệp chia tay?

Tổng thống Joe Biden nói gì trong thông điệp chia tay?

06:38:29 18/01/2025
Tổng thống Mỹ Joe Biden có bài phát biểu chia tay từ phòng Bầu dục khi ông chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ vào tuần tới.
10 thời điểm then chốt trong cuộc xung đột Israel - Hamas

10 thời điểm then chốt trong cuộc xung đột Israel - Hamas

22:32:04 17/01/2025
Trong hơn 15 tháng, cuộc xung đột giữa Israel và Hamas đã xảy ra hàng loạt biến cố lớn không chỉ ở Dải Gaza mà còn trên cả khu vực.
Ông Trump và ông Biden đều nhận công về thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza

Ông Trump và ông Biden đều nhận công về thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza

22:23:55 17/01/2025
Theo ông Trump, thỏa thuận ngừng bắn trên chỉ có thể xảy ra nhờ thắng lợi lịch sử của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi tháng 11.2023.
WHO cảnh báo về dịch bệnh Marburg

WHO cảnh báo về dịch bệnh Marburg

22:20:10 17/01/2025
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho hay dịch bệnh Marburg dường như đang bùng phát tại Tanzania, đồng thời cảnh báo nguy cơ lây lan ở quốc gia Đông Phi này và trong khu vực ở mức cao.
Hé lộ ưu tiên của chính quyền Trump 2.0

Hé lộ ưu tiên của chính quyền Trump 2.0

22:18:01 17/01/2025
Ứng viên cố vấn an ninh quốc gia trong chính quyền sắp tới đã tiết lộ một số ưu tiên cần thực hiện sau khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ.
'Tình huống đặc biệt nguy hiểm' giữa cháy rừng Los Angeles

'Tình huống đặc biệt nguy hiểm' giữa cháy rừng Los Angeles

22:10:13 17/01/2025
CNN ngày 15.1 đưa tin Cơ quan Thời tiết quốc gia Mỹ cảnh báo về tình huống đặc biệt nguy hiểm tại nhiều khu vực thuộc Los Angeles và Ventura (bang California), do có khả năng xảy ra gió giật giữa giai đoạn cháy rừng.
Chặng đường khó khăn của kinh tế Trung Quốc

Chặng đường khó khăn của kinh tế Trung Quốc

20:23:49 17/01/2025
Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã công bố các biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ nhất trong nhiều năm nhằm vượt qua những khó khăn từ tình trạng khủng hoảng nợ kéo dài trên thị trường bất động sản và chi tiêu tiêu dùng chậm.
Tăng cường giao lưu kết nối giữa thế hệ trẻ Việt Nam - Trung Quốc

Tăng cường giao lưu kết nối giữa thế hệ trẻ Việt Nam - Trung Quốc

20:04:31 17/01/2025
Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, Việt Nam và Trung Quốc có thể hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng ổn định, bền vững, tận dụng lợi thế địa lý và năng lực sản xuất của cả hai bên.
Tổng thống Zelensky thừa nhận thực tế 'phũ phàng' với tham vọng gia nhập NATO

Tổng thống Zelensky thừa nhận thực tế 'phũ phàng' với tham vọng gia nhập NATO

19:48:53 17/01/2025
Bốn quốc gia mà Tổng thống Zelensky nói tới bao gồm Mỹ, Hungary, Slovakia và Đức đều phản đối việc Ukraine gia nhập NATO vì nhiều lý do khác nhau.
Việt Nam hoan nghênh Hoa Kỳ đưa Cuba ra khỏi 'danh sách các quốc gia được cho là tài trợ khủng bố'

Việt Nam hoan nghênh Hoa Kỳ đưa Cuba ra khỏi 'danh sách các quốc gia được cho là tài trợ khủng bố'

19:46:33 17/01/2025
Đại hội đồng Liên hợp quốc, vì quyền lợi chính đáng của nhân dân Cuba, vì hòa bình ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Mỹ và trên thế giới.
Hàn Quốc: CIO xin lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol

Hàn Quốc: CIO xin lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol

19:39:43 17/01/2025
Ông Yoon đang bị giam giữ tại một trung tâm giam giữ từ đêm 15/1, sau khi các điều tra viên bắt giữ ông tại nhà riêng và đưa ông đến văn phòng CIO ở Gwacheon, phía Nam thủ đô Seoul, để tiến hành hơn 10 giờ thẩm vấn.
Pakistan: Cựu Thủ tướng Imran Khan và vợ bị kết án tù trong vụ án tham nhũng

Pakistan: Cựu Thủ tướng Imran Khan và vợ bị kết án tù trong vụ án tham nhũng

18:47:06 17/01/2025
Sau khi bị kết án, ông Khan nhấn mạnh ông không có ý định thỏa hiệp hay tìm kiếm sự giảm nhẹ hình phạt. Bà Bushra Bibi, người vừa được tại ngoại, đã bị bắt ngay tại tòa sau khi bản án được công bố.

Có thể bạn quan tâm

Lật mở hồ sơ tội ác lừa đảo, tra tấn man rợ, buôn người xuyên biên giới của em chồng Triệu Vy

Lật mở hồ sơ tội ác lừa đảo, tra tấn man rợ, buôn người xuyên biên giới của em chồng Triệu Vy

Sao châu á

06:34:58 18/01/2025
Thông tin nhà chồng cũ của Triệu Vy có liên quan đến vụ án lừa đảo xuyên biên giới gây chấn động dư luận Trung Quốc những ngày qua.
Hoa hậu Vbiz tiết lộ 1 điều khác lạ sau 15 ngày về Việt Nam với chồng thứ 3 kém tuổi

Hoa hậu Vbiz tiết lộ 1 điều khác lạ sau 15 ngày về Việt Nam với chồng thứ 3 kém tuổi

Sao việt

06:31:50 18/01/2025
Sau khi về nước, Hoa hậu Diễm Hương liên tục chia sẻ hình ảnh đi vui chơi, ăn uống bên bạn bè. Bên cạnh đó, cặp đôi này cũng xuất hiện ở các sự kiện giải trí lớn nhỏ.
3 loại hạt tốt cho tim mạch lại không lo tích mỡ bụng

3 loại hạt tốt cho tim mạch lại không lo tích mỡ bụng

Sức khỏe

06:28:12 18/01/2025
Hạt hướng dương chứa nhiều chất xơ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm cholesterol, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và giảm cảm giác thèm ăn, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Trời lạnh và khô, chị em nên mua thêm loại nguyên liệu này về nấu 3 món ngon vừa giàu collagen giúp da mịn đẹp mà giá rất rẻ

Trời lạnh và khô, chị em nên mua thêm loại nguyên liệu này về nấu 3 món ngon vừa giàu collagen giúp da mịn đẹp mà giá rất rẻ

Ẩm thực

06:16:16 18/01/2025
Bây giờ chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn 3 cách làm món ăn ngon từ loại nguyên liệu rất rẻ tiền này để cải thiện làn da khô trong mùa đông nhé!
Màn ảnh Hàn lại có siêu phẩm lãng mạn: Nữ thần công sở đẹp mê đắm, đỉnh cao nhan sắc chính là đây!

Màn ảnh Hàn lại có siêu phẩm lãng mạn: Nữ thần công sở đẹp mê đắm, đỉnh cao nhan sắc chính là đây!

Phim châu á

06:03:06 18/01/2025
Trong số các phim Hàn sắp chiếu, có một tác phẩm rất đáng chú ý mang tên My dearest nemesis (tạm dịch: Kẻ thù không đội trời chung yêu dấu).
Một nam rapper Việt sở hữu bản hit khiến trưởng nhóm đại mỹ nhân mê tít, "bông hồng lai" Kpop cũng không ngoại lệ

Một nam rapper Việt sở hữu bản hit khiến trưởng nhóm đại mỹ nhân mê tít, "bông hồng lai" Kpop cũng không ngoại lệ

Nhạc việt

06:00:56 18/01/2025
Không Sao Cả tạo trend trên các ứng dụng video, được dàn idol Kpop hưởng ứng nhiệt tình, thậm chí còn leo lên top 1 nhạc viral của Spotify Hàn Quốc.
Phim Việt giờ vàng chưa chiếu đã hot rần rần: Remake từ bom tấn Trung, nữ chính xinh hơn cả bản gốc

Phim Việt giờ vàng chưa chiếu đã hot rần rần: Remake từ bom tấn Trung, nữ chính xinh hơn cả bản gốc

Phim việt

06:00:18 18/01/2025
Hiện tại chưa biết câu chuyện trong phim sẽ được triển khai theo hướng nào nhưng chỉ thông qua sự góp mặt của dàn cast kể trên, khán giả đã đặt kỳ vọng rất lớn vào Cha Tôi Người Ở Lại.
"Tình cũ" Kim Tae Hee khuynh đảo màn ảnh suốt 6 năm giờ danh tiếng tụt dốc, diễn đỉnh nhưng đóng phim nào cũng "xịt"

"Tình cũ" Kim Tae Hee khuynh đảo màn ảnh suốt 6 năm giờ danh tiếng tụt dốc, diễn đỉnh nhưng đóng phim nào cũng "xịt"

Hậu trường phim

05:59:44 18/01/2025
Anh từng là cái tên lừng lẫy, khuynh đảo màn ảnh với loạt tác phẩm đình đám. Thế nhưng trong những năm gần đây, sức nóng của anh không còn được như xưa.
Solskjaer trở lại ghế nóng, chuẩn bị đối đầu Mourinho

Solskjaer trở lại ghế nóng, chuẩn bị đối đầu Mourinho

Sao thể thao

00:59:51 18/01/2025
Ole Gunnar Solskjaer sắp được bổ nhiệm làm HLV trưởng của Besiktas - đội bóng giàu truyền thống ở Thổ Nhĩ Kỳ. Besiktas hiện chưa có thuyền trưởng chính thức sau khi sa thải Giovanni van Bronckhorst hồi tháng trước.
Dọn nhà, cặp đôi vứt nhầm gần 800 triệu đồng tiền mặt vào thùng rác

Dọn nhà, cặp đôi vứt nhầm gần 800 triệu đồng tiền mặt vào thùng rác

Lạ vui

00:59:26 18/01/2025
Trong lúc bất cẩn, cặp vợ chồng trẻ đã ném nhầm 230.000 Nhân dân tệ (gần 800 triệu đồng) tiền tiết kiệm vào túi giấy rồi vứt đi. Khi phát hiện ra, cả hai vội gọi người giúp tìm kiếm.
Taylor Swift rơi vào vòng xoáy kiện tụng quấy rối tình dục

Taylor Swift rơi vào vòng xoáy kiện tụng quấy rối tình dục

Sao âu mỹ

23:37:06 17/01/2025
Cuộc chiến pháp lý giữa Justin Baldoni và Blake Lively xoay quanh vụ kiện quấy rối tình dục sau khi ra mắt phim It Ends With Us có diễn biến mới, khi mới đây cái tên Taylor Swift đã được nhắc đến.