EU dự kiến bổ sung 12 nước vào danh sách rửa tiền
Ngày 5/5, một tài liệu dự thảo cho thấy, Ủy ban châu Âu (EC) chuẩn bị bổ sung 12 nước vào danh sách các quốc gia gây rủi ro tài chính cho Liên minh châu Âu (EU) vì yếu kém trong quản lý rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Theo tài liệu trên, các nước bị đưa vào danh sách đen bao gồm Bahamas, Barbados, Botswana, Campuchia, Ghana, Jamaica, Mông Cổ, Mauritius, Myanmar, Nicaragua, Panama và Zimbabwe. Theo đánh giá, các quốc gia trong danh sách đen “đặt ra các mối đe dọa đáng kể cho hệ thống tài chính của EU”.
Dự kiến được công bố vào ngày 7/5, tài liệu sẽ mở rộng danh sách đen hiện tại, nhưng không đưa Saudi Arabia và các vùng lãnh thổ của Mỹ, vốn đã được thêm vào danh sách trước đó.
Theo luật của EU, các ngân hàng, công ty tài chính và thuế khác có nghĩa vụ kiểm tra kỹ hơn đối với những khách hàng của họ có giao dịch với các quốc gia này. Công ty của các quốc gia kể trên cũng bị cấm nhận tài trợ mới của EU.
Dự thảo đưa ra danh sách 22 quốc gia sẽ phải được theo dõi chặt chẽ, mặc dù sự kiểm tra sẽ chỉ bắt đầu được áp dụng từ tháng 10, đây là một cách tiếp cận mềm dẻo mà EC cho biết là do sự gián đoạn bởi đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 hiện nay.
Video đang HOT
Các quốc gia đã có tên trong danh sách là Afghanistan, Iraq, Vanuatu, Pakistan, Syria, Yemen, Uganda, Trinidad và Tobago, Iran và Triều Tiên.
Siết chặt thanh toán thẻ tín dụng
Thời gian qua Ngân hàng Nhà nước liên tục có những điều chỉnh để chấn chỉnh hoạt động thẻ tín dụng và thẻ ATM.
Theo các chuyên gia kinh tế, thời gian qua Ngân hàng Nhà nước liên tục có những điều chỉnh để chấn chỉnh hoạt động thẻ tín dụng và thẻ ATM cho thấy các cơ quan quản lý đang nỗ lực trong việc minh bạch hoá việc sử dụng thẻ, hạn chế tình trạng gian lận thẻ.
Nhiều quy định theo hướng siết chặt hơn hoạt động của thẻ ATM và thẻ tín dụng. Ảnh minh họa: NBC Washington
Đặc biệt, hiện Ngân hàng Nhà nước đang trình Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 19/2016 quy định về hoạt động thẻ ngân hàng. Theo đó, dự thảo sửa đổi, bổ sung nhiều quy định theo hướng siết chặt hơn hoạt động của thẻ ATM và thẻ tín dụng.
Cụ thể, dự thảo sửa đổi, bổ sung các hành vi, bao gồm: cấm sử dụng thẻ để thanh toán ra nước ngoài cho các giao dịch kinh doanh, mua bán ngoại tệ, chứng khoán trên sàn thương mại điện tử nước ngoài; cấm sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Cấm thực hiện, tổ chức thực hiện hoặc tạo điều kiện để người khác thực hiện các hành vi giao dịch thẻ gian lận, giả mạo; giao dịch thanh toán khống tại đơn vị chấp nhận thẻ.
Riêng đối với thẻ tín dụng, Dự thảo quy định thẻ tín dụng chỉ được sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ; nạp, rút tiền mặt theo thỏa thuận giữa chủ thẻ với tổ chức phát hành thẻ. Không được sử dụng hạn mức thẻ tín dụng để chuyển khoản (hoặc ghi có) vào tài khoản thanh toán, thẻ trả trước, ngoại trừ trường hợp chuyển khoản (hoặc ghi có) vào tài khoản thanh toán, thẻ trả trước của đơn vị chấp nhận thẻ với mục đích thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng những sửa đổi bổ sung trên của dự thảo là hợp lý, đây đều là những hoạt động ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh, an toàn tiền tệ của quốc gia.
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu ví dụ: Trường hợp chủ thẻ sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán ở nước ngoài bằng ngoại tệ, thì sẽ khó cho việc kiểm soát ngoại hối và dẫn đến "c-hảy máu" ngoại tệ.
"Hay nếu mua một món đồ và việc thanh toán món đồ đó có liên quan tới rửa tiền hay không, các ngân hàng rất khó kiểm tra, nếu khách hàng đó không có tiền sử rửa tiền trong quá khứ", ông Nguyễn Trí Hiếu nói.
Dự thảo thông tư mới này của Ngân hàng Nhà nước được xây dựng trong bối cảnh hoạt động thanh toán "khống" qua thẻ tín dụng diễn ra phổ biến, công khai. Nhiều đơn vị chấp nhận thẻ không phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ nhưng vẫn quẹt thẻ để khách hàng rút tiền mặt, đồng thời hưởng phí dịch vụ.
Thực tế cho thấy, với mức phí thấp hơn so với việc rút tiền qua ATM, thậm chí được miễn lãi 45 ngày, nhiều chủ thẻ tín dụng cấu kết với các cửa hàng để rút tiền bằng các giao dịch khống, không mua hàng nhưng vẫn rút tiền và trả phí ngoài cho cửa hàng.
Chị Nguyễn Minh Giang (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho hay theo giới thiệu của một người bạn, đã tìm đến một điểm cho rút tiền từ thẻ tín dụng tại đường Đại Cồ Việt. Tại đây, nhân viên dùng thẻ tín dụng do chị Giang cung cấp, cà qua máy POS và đưa một hóa đơn tạm tính mua hàng hóa tương ứng với số tiền rút rồi yêu cầu ký vào trước khi nhận tiền một cách nhanh chóng. Phí rút tiền được tính là 2% trên tổng số tiền rút.
Vào tháng 8/2019 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành văn bản 6410/NHNN-TT gửi các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, văn phòng đại diện các tổ chức thẻ quốc tế, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh thành phố, yêu cầu tăng cường kiểm soát, giám sát hoạt động phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 19/2016 quy định về hoạt động thẻ ngân hàng, được nhìn nhận có thêm hành lang pháp lý nhằm siết chặt hơn hoạt động của thẻ ATM và thẻ tín dụng./.
Theo Thùy Dương/BNEWS/TTXVN
Nới quy định cho ví điện tử Thanh toán không dùng tiền mặt luôn được các cơ quan quản lý tìm các giải pháp thúc đẩy. Vì thế, một số quy định cần được "nới" hợp lý để hoạt động này được nhiều người sử dụng hơn. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư 23/2019/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư...