EU đạt thỏa thuận quan trọng về thị trường carbon
Các nhà đàm phán Liên minh châu Âu (EU) ngày 18/12 đã đạt được thỏa thuận về việc cải cách thị trường carbon của khối, vốn là công cụ chính sách chủ chốt của EU trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Một nhà máy điện than tại Garzweiler, Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong tuyên bố, Bộ trưởng Môi trường CH Séc (nước đang là Chủ tịch luân phiên EU), ông Marian Jurecka nhấn mạnh thỏa thuận sẽ cho phép EU đáp ứng các mục tiêu về khí hậu trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, đồng thời đảm bảo hỗ trợ hiệu quả cho người lao động và doanh nghiệp nhỏ dễ bị tổn thương nhất.
EU đặt mục tiêu đến năm 2030 giảm 55% lượng khí thải so mức ghi nhận năm 1990, đóng góp đáng kể cho nỗ lực toàn cầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Để đạt được mục tiêu này, thị trường carbon của EU cần được cải cách để cắt giảm khí thải nhanh hơn, yêu cầu khoảng 10.000 nhà máy điện và nhà máy công nghiệp mua giấy phép phát thải CO2.
Các nhà đàm phán bất đồng về thời điểm chấm dứt cấp giấy phép phát thải CO2 miễn phí mà EU dành cho các ngành công nghiệp của khối để bảo vệ họ trước sự cạnh tranh của các nước ngoài khối. Số lượng những giấy phép này sẽ giảm xuống khi EU áp thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu – biện pháp được đưa ra để bảo vệ các công ty của EU trước các đối thủ ngoài khối.
Trong một thông báo, Hội đồng châu Âu cho biết sau 30 giờ đàm phán, bắt đầu từ ngày 16/12, các nhà đàm phán đã nhất trí nâng mục tiêu cắt giảm khí thải ở các ngành trong Hệ thống Thương mại khí thải châu Âu lên tổng cộng 62% vào năm 2030. Họ cũng quyết định điều chỉnh tổng mức trần phát thải trong 2 năm tới lần lượt là 90 và 27 triệu tín chỉ carbon, đồng thời mức trần này giảm 4,3%/năm từ năm 2024 – 2027 và 4,4% từ năm 2028 – 2030. Một quỹ xã hội vì khí hậu sẽ được lập để hỗ trợ các hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ và những người lái xe dễ bị tổn thương nhất đối phó với tác động của thị trường mua bán phát thải của EU.
Thỏa thuận trên vẫn cần được Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu chính thức thông qua.
Nga siết chặt nguồn cung khí đốt, Đức tái khởi động lại nhà máy điện than đầu tiên
Cùng với việc soạn thảo sắc lệnh tiết kiệm khí đốt, do Nga siết chặt nguồn cung khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 (Dòng chảy phương Bắc 1), Đức đã phải khởi động lại nhà máy điện than đầu tiên và cân nhắc việc ngừng loại bỏ năng lượng hạt nhân.
Một nhà máy điện than tại Garzweiler, Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Đức đã khởi động lại nhà máy điện than Mehrum trong nỗ lực tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng nguồn cung khí đốt hiện nay. Đây là nhà máy điện than đầu tiên hoạt động trở lại tại nước này.
Giám đốc điều hành nhà máy Armin Fieber cho biết nhà máy có công suất khoảng 270 megawatt và đã hoạt động lại từ ngày 31/7.
Đức là nước công nghiệp phát triển duy nhất loại bỏ dần than đá và năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, do Nga siết chặt nguồn cung khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 (Dòng chảy phương Bắc 1), vốn đóng vai trò quan trọng chiến lược cho an ninh năng lượng của Đức xuống mức 20%, nên Chính phủ Đức đang cân nhắc việc ngừng loại bỏ năng lượng hạt nhân và chuẩn bị về mặt pháp lý để đưa các nhà máy điện than trở lại thị trường.
Bộ Kinh tế và Hành động Khí hậu Đức (BMWK) cho biết một sắc lệnh tiết kiệm khí đốt đang được soạn thảo nhằm ngăn chặn nguy cơ "sản xuất điện từ khí đốt tự nhiên nhiều tới mức không cần thiết". Bộ trưởng Robert Habeck cho biết Đức đang làm mọi thứ có thể để đảm bảo không xảy ra tình trạng thiếu khí đốt, đồng thời khẳng định nước này cần tiết kiệm năng lượng và tìm các nguồn khác thay thế.
Trong khi đó, để chuẩn bị cho mùa Đông sắp tới, các Bộ trưởng Năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) hôm 2/8 đã nhất trí về mục tiêu tự nguyện cắt giảm 15% so với mức tiêu thụ trung bình của mỗi nước trong 5 năm qua, cho đến cuối tháng 3/2023.
EU huy động thêm 20 tỷ euro cho kế hoạch giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga Theo một thỏa thuận chính trị đạt được ngày 14/12, Liên minh châu Âu (EU) sẽ huy động thêm 20 tỷ euro (khoảng 21 tỷ USD) từ thị trường carbon để giúp tài trợ cho kế hoạch sớm chấm dứt sự phụ thuộc của khối này vào nhiên liệu hóa thạch của Nga. Nhân viên kỹ thuật làm việc tại trạm bơm khí...