Ép người lao động đi làm dịp 30/4 – 1/5 bị phạt tới 50 triệu đồng
Nếu doanh nghiệp ép người lao động đi làm mà không được sự đồng ý của họ là vi phạm pháp luật và bị xử phạt theo quy định.
Dịp nghỉ lễ dài 30/4 – 1/5 sẽ bắt đầu từ ngày thứ Sáu, người lao động cũng sẽ được nghỉ bù vào ngày thứ Hai do 1 ngày lễ trùng vào cuối tuần. Do đó, trong dịp lễ sắp tới, nhiều người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày liên tiếp, từ ngày 30/4 đến hết 3/5.
Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương vào ngày lễ, tết, trong đó có ngày 30/4 và 1/5. Trường hợp doanh nghiệp bố trí người lao động đi làm vào những ngày này thì phải tính trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động. Người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm ít nhất bằng 300%, chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Theo Điều 55 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ thì tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương quy định tại Khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động được tính như sau:
Tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 300% x Số giờ làm thêm.
Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động. Sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được tính mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường.
Nghỉ lễ là một trong những quyền lợi chính đáng của người lao động được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Nếu doanh nghiệp ép người lao động đi làm mà không được sự đồng ý của họ là vi phạm pháp luật và bị xử phạt theo quy định.
Video đang HOT
Cụ thể, phạt tới 1 triệu đồng nếu vi phạm với 1 đến 10 người lao động; Phạt tới 3 triệu đồng nếu vi phạm với 11 đến 50 người lao động; Phạt tới 7 triệu đồng nếu vi phạm với 51 đến 100 người lao động; Phạt tới 10 triệu đồng nếu vi phạm với 101 đến 300 người lao động; Phạt tới 15 triệu đồng nếu vi phạm với 301 người lao động trở lên; Phạt tới 50 triệu đồng nếu buộc người lao động làm thêm giờ vượt quá 12 giờ/ngày.
Bên cạnh đó, theo Điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, doanh nghiệp buộc người lao động làm thêm giờ vượt quá 12 giờ/ngày trong những ngày lễ còn bị đình chỉ hoạt động từ 1-3 tháng.
Đi làm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ 30-4, 1-5, người lao động được tính lương thế nào?
Giỗ Tổ Hùng Vương là một trong những ngày nghỉ lễ được quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019.
Ngày 10/3 âm lịch năm 2021 rơi vào ngày thứ 4 (tức ngày 21-4-2021 dương lịch), do đó, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chỉ được nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 1 ngày duy nhất (hưởng nguyên lương) mà không được nghỉ bù, hoán đổi ngày nghỉ hay nghỉ kèm ngày nghỉ cuối tuần.
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đi làm vào ngày lễ thì được trả lương theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
- Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau: Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
- Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
- Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, Tết.
Đối với người lao động có chế độ nghỉ 1 ngày/tuần (vào Chủ nhật), dịp lễ này chỉ được nghỉ 3 ngày liên tục, từ ngày 30-4-2021 đến hết ngày 2-5-2021.
Theo khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ sau:
- Ngày Chiến thắng 30-4 nghỉ 1 ngày.
- Ngày Quốc tế Lao động 1-5 nghỉ 1 ngày.
Tuy nhiên, ngày Chiến thắng (30-4) và ngày Quốc tế Lao động (1-5) của năm 2021 rơi vào thứ sáu và thứ bảy nên căn cứ vào khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động năm 2019, nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, Tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Đồng nghĩa với đó, người lao động làm việc theo chế độ nghỉ thứ bảy, chủ nhật sẽ được nghỉ bù vào thứ hai của tuần tiếp theo. Như vậy, trong dịp lễ này, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày liên tục từ ngày 30-4-2021 đến hết ngày 3-5-2021.
Đối với người lao động có chế độ nghỉ 1 ngày/tuần (vào Chủ nhật), dịp lễ này chỉ được nghỉ 3 ngày liên tục, từ ngày 30-4-2021 đến hết ngày 2-5-2021.
Tiền lương làm thêm giờ ngày 30-4 và 1-5
Khi được nghỉ lễ dài ngày, chế độ lương - thưởng luôn là vấn đề được người lao động đặc biệt quan tâm. Trong dịp 30/4 và 1/5 năm 2021 này, người lao động được hưởng lương - thưởng như sau:
- Không đi làm ngày lễ: Theo khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, ngày 30/4 và 1/5, người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương. Do đó, nếu nghỉ 2 ngày này, người lao động được hưởng 100% lương của ngày làm việc bình thường.
- Đi làm ngày lễ (ban ngày): Người lao động đi làm vào ngày 30/4 và 1/5 được tính là làm thêm giờ.
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động làm việc vào ngày nghỉ lễ thì được hưởng ít nhất bằng 300% lương chưa kể tiền lương ngày lễ đối với người lao động hưởng lương ngày.
Người lao động làm việc vào ban đêm của ngày 30-4 và 1-5 được hưởng tối thiểu 490% lương của ngày làm việc bình thường (nếu tính cả lương của ngày nghỉ).
Do đó, nếu tính cả lương được trả cho ngày nghỉ lễ, người lao động đi làm vào những ngày này sẽ được hưởng ít nhất 400% lương của ngày làm việc bình thường.
Đi làm vào ban đêm của ngày lễ: Theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động làm thêm giờ vào ban đêm sẽ được hưởng thêm lương làm việc vào ban đêm và lương làm thêm giờ của công việc bình thường, đồng thời được hưởng thêm 20% tiền lương của công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc đó.
Và như vậy, người lao động làm việc vào ban đêm của ngày 30-4 và 1-5 được hưởng tối thiểu 490% lương của ngày làm việc bình thường (nếu tính cả lương của ngày nghỉ).
Thị trường lao động phục hồi tích cực, mở ra nhiều cơ hội việc làm Theo ghi nhận của các Trung tâm giới thiệu việc làm tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các công ty tư vấn nguồn nhân lực quốc tế tại Việt Nam, thị trường lao động trong quý I/2021 có dấu hiệu phục hồi tích cực, đã mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, nhất là những nguồn lao...