Eni tìm đến Indonesia khi dịch chuyển khỏi khí đốt Nga
Tập đoàn năng lượng Eni của Ý đang lên kế hoạch cho những động thái tích cực hơn ở Indonesia sau loạt thương vụ mua lại gần đây tại đây khi công ty này tìm cách giảm lượng khí đốt của Nga trong danh mục đầu tư của mình, Nikkei Asia đưa tin.
Ảnh minh họa
Ông Roberto Daniele, giám đốc Eni Muara Bakau, một công ty địa phương của Eni, phát biểu tại một hội nghị dầu khí ở Bali hôm thứ Năm rằng công ty có một kế hoạch rất tích cực cho việc thăm dò trong bốn năm tới.
Ông nói thêm: “Đối với Eni, Indonesia ngày nay [nằm trong] ba quốc gia hàng đầu về thăm dò và tôi có thể nói… nằm trong năm quốc gia hàng đầu [về mọi mặt], với sự tập trung ngày càng tăng”.
Eni vào tháng 7 đã công bố mua lại cổ phần từ ông lớn dầu mỏ Mỹ Chevron trong dự án Deepwater của Indonesia, một dự án khí đốt ngoài khơi lớn ở lưu vực Kutai ngoài khơi tỉnh Đông Kalimantan trên đảo Borneo.
Video đang HOT
Thỏa thuận đó theo sau thông báo của Eni vào tháng 6 rằng họ đang hợp tác với Var Energy của Na Uy để mua lại Neptune Energy với giá 4,9 tỷ USD. Việc mua lại bao gồm tài sản khí đốt của Neptune ở Indonesia, nơi công ty này đã chia sẻ giấy phép với công ty có trụ sở tại Ý.
Vào tháng 5, Eni đã ký hợp đồng với công ty dầu khí nhà nước Indonesia Pertamina để trở thành nhà điều hành chung của lô Peri Mahakam, trong đó Eni tập trung vào thăm dò.
Tài sản của Neptune và Peri Mahakam cũng nằm ngoài khơi Đông Kalimantan, nơi tập chung hầu hết các dự án của Eni ở Indonesia.
Ông Ciro Antonio Pagano, chủ tịch Eni khu vực Châu Á Thái Bình Dương, hôm thứ Tư cũng phát biểu trên cùng một diễn đàn rằng Indonesia là một trong số các quốc gia mà Eni đang tập trung nỗ lực đa dạng hóa khi cố gắng giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Hầu hết các quốc gia khác mà Eni mới tập trung vào đều ở Châu Phi – bao gồm Algeria, Ai Cập và Cộng hòa Dân chủ Congo – nơi công ty đã có “sự hiện diện lịch sử”.
Ông Pagano cho biết: “Chúng ta phải chuyển từ sự phụ thuộc 40% vào khí đốt của Nga trước năm 2021 sang một kỷ nguyên mới, nơi chúng ta chỉ cần thay thế” nó bằng khí đốt từ nơi khác.
Ông nói thêm rằng trong những năm tới Eni sẽ tiếp tục tập trung vào khí đốt như một “cầu nối” trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo. Indonesia có “lợi thế địa lý” trong danh mục đầu tư của Eni vì nước này nằm giữa những người mua khí đốt hóa lỏng (LNG) truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan và những người mua mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ, cũng như có nhu cầu nội địa mạnh mẽ.
'Bước nhảy lượng tử' trong tham vọng khí hậu
"Tôi rất vui mừng nếu một số nước trong Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đến dự hội nghị và tuyên bố 'bước nhảy lượng tử' trong những nỗ lực giảm khí thải".
Đây là phát biểu của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đưa ra trước thềm Hội nghị tham vọng khí hậu 2023 được tổ chức trong khuôn khổ tuần lễ cấp cao Khóa 78 Đại hội đồng LHQ. Khái niệm "bước nhảy lượng tử"- chỉ sự thay đổi đột ngột và nhanh chóng, không qua trung gian - phần nào thể hiện mong muốn của LHQ về những thay đổi cấp thiết mà mỗi quốc gia cần thực hiện trong lộ trình triển khai Hiệp định về biến đổi khí hậu Paris 2015 vốn đang bị đánh giá là chậm hơn rất nhiều so với yêu cầu.
Hội nghị tham vọng khí hậu được LHQ tổ chức trong bối cảnh ngày càng nhiều tín hiệu cho thấy 2023 sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử. Đây cũng là năm kỷ lục về số thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại hàng tỷ USD, trong đó có 8 trận lũ lụt nghiêm trọng. Dù chính phủ các nước đã đưa ra những cam kết giảm phát thải, loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch nhưng trên thực tế, khí thải gây hiệu ứng nhà kính vẫn tăng, các công ty dầu mỏ và khí đốt vẫn sinh lời tốt, tốc độ chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang nhiên liệu tái tạo còn quá chậm. Quỹ Tổn thất và Thiệt hại nhằm cung cấp hỗ trợ tài chính cho các nước dễ bị tác động nhất và đã chịu ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu vẫn chưa đi vào hoạt động. Nhóm các nước giàu vẫn chưa thực hiện đầy đủ cam kết huy động 100 tỷ USD mỗi năm cho các khoản tài chính khí hậu hỗ trợ các nước đang phát triển từ năm 2020.
Vì vậy, ông Guterres kỳ vọng hội nghị lần này giúp đảo ngược "những bước trượt dài" trong việc thực hiện các mục tiêu khí hậu và khuyến khích các chính phủ thực hiện những biện pháp mới, nghiêm túc trong giảm phát thải và chuyển đổi sang năng lượng xanh. Bên cạnh đó, LHQ mong muốn các nước giàu tăng cường hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển vốn phải đương đầu với vô vàn khó khăn trong thiết kế và triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy năng lượng sạch và thích ứng với những điều kiện thời tiết cực đoan, nước biển dâng do Trái Đất nóng lên. Theo ông Selwin Hart, cố vấn đặc biệt về khí hậu của Tổng thư ký Guterres, trong bối cảnh gia tăng tâm lý hoài nghi về khả năng thế giới đạt được các mục tiêu khí hậu, LHQ thực sự mong muốn hội nghị khí hậu này truyền cảm hứng cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Lãnh đạo hơn 30 nước được mời phát biểu tại hội nghị, theo tiêu chí mà ông Guterres đã nêu rằng chỉ có những chính phủ và doanh nghiệp mang đến những bản kế hoạch ý nghĩa mới được tham dự hội nghị năm 2023, để không có "những người thất hứa, những nhân vật'tẩy xanh', những trường hợp đổ lỗi và những bản kế hoạch cũ được bọc lại". Chuyên gia Catherine Abreu, giám đốc tổ chức Destination Zero, đánh giá việc LHQ không mời đại diện một số nước lớn phát biểu tham luận cho thấy những nước không hiện thực hóa cam kết đi đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu đưa ra trong các hội nghị trước sẽ phải nhường chỗ cho những nước khác có cơ hội lên tiếng.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đại diện cho Việt Nam đã đưa ra những đề xuất bám sát tinh thần "bước nhảy lượng tử" nhà lãnh đạo LHQ đề cập. Theo đó, Thủ tướng đề xuất xác lập tầm nhìn mới, tư duy mới, quyết tâm mới, hành động quyết liệt cho phát triển xanh, phát thải ròng bằng "0"; đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng xanh công bằng và công lý; trong đó lấy người dân làm trung tâm, chủ thể và không để ai bị bỏ lại phía sau; kêu gọi các quốc gia phát triển, các tổ chức quốc tế tích cực hỗ trợ các nước đang phát triển, các nước kém phát triển về công nghệ xanh, tài chính xanh, quản lý xanh và đào tạo nguồn nhân lực xanh; xây dựng ngành công nghiệp năng lượng tái tạo và các hệ thống truyền tải điện thông minh...
Hội nghị lần này cũng là một trong những sự kiện cấp cao cuối cùng về khí hậu của năm 2023, diễn ra chỉ 10 tuần trước Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP28) tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Cố vấn Hart gọi đây là "thời khắc chính trị quan trọng" trước thềm COP28 với nỗ lực tìm ra "những người đi trước, đón đầu" hành động trong số các chính phủ và doanh nghiệp.
Tổng thư ký Guterres tin rằng tương lai thế giới là tốt đẹp hay u ám tùy thuộc vào các nhà lãnh đạo. Bức tranh chống biến đổi khí hậu chung dù còn tồn tại điểm tối nhưng vẫn có những điểm sáng.
Brazil đã nâng mục tiêu giảm khí thải, cam kết đến năm 2030 sẽ giảm 50-53% khí thải so với mức độ năm 2005. Thái Lan đã thành lập một bộ riêng chuyên về biến đổi khí hậu và nâng mục tiêu cắt giảm khí thải từ 20% lên 40% so với mức dự báo phát thải thông thường vào năm 2030. Việt Nam là một trong 30 nước nộp bản Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), là một trong 3 quốc gia đang phát triển đầu tiên tham gia quan hệ đối tác về chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) và đang cùng các đối tác quốc tế xây dựng Kế hoạch huy động nguồn lực để công bố tại COP28 với mong muốn đưa mô hình quan hệ đối tác này trở thành hình mẫu, góp phần thúc đẩy xu hướng chuyển đổi năng lượng công bằng trên toàn cầu.
Như lời Tổng thư ký LHQ, "sức nóng khủng khiếp" và "các đám cháy lịch sử" của năm 2023 tiếp tục là điềm báo của một "kỷ nguyên nung nóng toàn cầu" với những hậu quả to lớn. Cộng đồng quốc tế cần những hành động khẩn trương, quyết liệt, mạnh mẽ và có trách nhiệm hơn nữa, những "bước nhảy lượng tử" thực sự trong tham vọng khí hậu để tránh thảm họa trong dài hạn.
Pháp, Đức bất đồng về vai trò năng lượng hạt nhân tại EU Bất đồng giữa Pháp và Đức về vai trò của năng lượng hạt nhân trong chương trình nghị sự xanh của Liên minh châu Âu (EU) đang làm gia tăng căng thẳng trong khối. Toàn cảnh nhà máy điện hạt nhân Gundremmingen ở Gundremmingen, miền Nam Đức. Ảnh: AFP/TTXVN Theo đài Sputnik, cuộc đối đầu căng thẳng giữa Pháp và Đức đã bộc...